Kht luận chung về thực nghiệm và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận án phát huy vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc ít người tây nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 152 - 155)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kht luận chung về thực nghiệm và bài học kinh nghiệm

3.6.1.1. Ưu điểm

- Tiến trình TNg thực hiện đúng kế hoạch nghiên cứu, có tính quá trình, phù hợp với kế hoạch của trường được chọn làm TNg. Nội dung TNg đúng với nội dung của chương trình, SGK Ngữ văn hiện hành, đáp ứng tốt mục tiêu của bài học, môn học. Quy cách tổ chức TNg phù hợp với đặc điểm trường PT DTNT, đảm bảo tính tự nhiên, khách quan.

- TNg được tiến hành qua 2 giai đoạn nên có nhiều ưu điểm và những thuận lợi nhất định. Giai đoạn TNg thăm dò đã được thực hiện ở phạm vi nhỏ, địa bàn TNg thuận lợi với điều kiện của người nghiên cứu; dễ trao đổi thông tin giữa người nghiên cứu và GV dạy TNg khi có vấn đề phát sinh và đặc biệt là có quá trình theo dõi để phát hiện những ưu điểm và nhược điểm của từng biện pháp đề xuất từ đó mà có những điều chỉnh kịp thời.

Khi triển khai TNg thăm dò các biện pháp mà người nghiên cứu xây dựng trong GA đã được học hỏi, rút kinh nghiệm từ những giờ dạy của GV dạy TNg trong quá trình theo dõi; giờ dạy thực TNg thăm dò ở một lớp nên đã có sự tham gia dự giờ của nhiều GV, từ đây có nhiều ý kiến góp ý cho người nghiên cứu rút kinh nghiệm. Đề kiểm tra cũng như khâu chấm và phân tích kết quả cũng được sự quan tâm của nhiều GV dạy văn ở trường thực nghiệm; bài kiểm tra của HS làm đã có độ tin cậy cao vì GV đã thông báo điểm số của bài kiểm tra được sử dụng để tính kết quả học tập của HS.

146

TNg đại trà có nhiều thuận lợi nhờ đã qua giai đoạn TNg thăm dò. Thứ nhất các quy trình thực hiện đã được tập dượt nên không có vướng mắc; nhiều câu hỏi phỏng vấn GV và HS đã được điều chỉnh khi hỏi để thu kết quả phục vụ cho việc nghiên cứu; các biện pháp triển khai đã được chọn lọc, khắc phục những nhược điểm như đã nêu; việc kiểm tra đánh giá được rút kinh nghiệm từ kết quả của giai đoạn TNg thăm dò…

- Việc thu thập, xử lí và đánh giá kết quả bám sát tiêu chí đã đưa ra, thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng.

- Kết quả cả về định tính, định lượng cho thấy tính khả thi và hiệu quả thực sự của những biện pháp dạy học phát huy vai trò BĐHS trong giờ học TPVC mà luận án đã đề xuất.

3.6.1.2. Hạn chế

- TNg thăm dò chỉ được triển khai ở một tỉnh.

- Chưa phỏng vấn được nhiều ý kiến của GV và HS sau giờ học TNg.

3.6.2. Ý nghĩa phương pháp và bài học kinh nghiệm 3.6.2.1. Ý nghĩa phương pháp

Để những biện pháp dạy học phát huy vai trò BĐHS trong giờ học TPVC mà luận án đã đề xuất có ý nghĩa và hiệu quả cao hơn, cần phải thống nhất những vấn đề sau:

- Đảm bảo các định hướng như tích hợp, phát huy vai trò chủ thể của HS, đảm bảo phù hợp quy trình và mục tiêu dạy học, đảm bảo tính sư phạm, nghệ thuật và khoa học.

- Phải xác định những biện pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS, đảm bảo sự tương thích giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học.

3.6.2.2. Bài học kinh nghiệm

- Để việc dạy học ở lớp diễn ra thuận lợi và hiệu quả, cả GV và HS cần thực hiện các khâu chuẩn bị kĩ càng. Đặc biệt GV cần hướng dẫn hoạt động tự học ở nhà của HS cụ thể cũng như thường xuyên giữ liên lạc để HS chủ động trao đổi, đảm bảo sự tương tác đa chiều tích cực không chỉ trong mà cả trước và sau giờ học.

- Phải xác định và thực hiện vai trò chủ động của HS trong quá trình TNg.

- Trước khi lên lớp cần kiểm tra lại tất cả các khâu để tránh những trục trặc về mặt kĩ thuật.

- Nhà trường cần quan tâm trang bị cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu sử dụng của GV và HS.

- Các cấp quản lí cần có sự động viên thích đáng, nhất là phải có kế hoạch và đề ra các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học của GV.

- Đặc biệt phải nhấn mạnh rằng, tất cả các đề xuất dạy học đổi mới nói chung và dạy học phát huy vai trò BĐHS nói riêng muốn mang lại hiệu quả cao cần một

147

sự đổi mới toàn diện, triệt để, đồng bộ từ quan niệm, định hướng đến thực hiện, từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp; từ chương trình, SGK đến cơ sở vật chất kĩ thuật và sự tích cực, chủ động, sáng tạo của cả GV và HS…

Tiểu kết chương 3

Chương thực nghiệm sư phạm đã cụ thể hóa, hiện thực hóa cũng như phân tích, đánh giá quá trình thực nghiệm các định hướng, biện pháp mà luận án đề xuất.

Quá trình thực nghiệm diễn ra tự nhiên, khách quan và được phân tích dựa trên nhiều cứ liệu thu được từ dự giờ, phỏng vấn và đánh giá bài kiểm tra. Kết quả thực nghiệm trên cả phương diện định tính, định lượng mặc dù mang tính tương đối nhưng đủ tin cậy và ý nghĩa để khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các định hướng, biện pháp đã đề xuất; tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu. Điều này khẳng định kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị trong thực tiễn dạy học TPVC cho HS DTIN ở Tây Nguyên hiện nay.

Qua quá trình thực nghiệm, người nghiên cứu đã nhận thấy những điểm đã làm được và chưa làm được, những điều kiện thiết yếu để những biện pháp dạy học phát huy vai trò BĐHS DTIN-Tây Nguyên đã đề xuất đạt hiệu quả và có tính khả thi cao hơn. Đây chính là bài học kinh nghiệm rất có ý nghĩa trong quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn cũng như quá trình nghiên cứu tiếp theo của tác giả luận án.

Một phần của tài liệu Luận án phát huy vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc ít người tây nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)