Tính pháp lý và mô hình ký số trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Chữ ký số trong quản lý điều hành văn bản nội bộ cơ quan tỉnh yên bái (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHỮ KÝ SỐ

2.4. Tính pháp lý và mô hình ký số trong và ngoài nước

2.4.1. Tính pháp lý của chữ ký số:

Theo khoản 1, Điều 21 Luật Giao dịch điện tử thì “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.”

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được quy định tại Điều 22 và Điều 24, Luật Giao dịch điện tử và quy định chi tiết tại Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Thông tư số 05/2010/TT-BNV, ngày 01/7/2010 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị thì chữ ký số của các cơ quan Nhà nước do Ban cơ yếu Chính phủ cấp và Chủ tịch UBND tỉnh là người quản lý.

Như vậy, có thể hiểu chữ ký số được thừa nhận có giá trị pháp lý với hai điều kiện cụ thể đó là:

Thứ nhất: Pháp luật quy định chữ ký số được giao dịch trong lĩnh vực hoặc công việc đó.

Thứ hai: Được tạo bởi cơ quan có thẩm quyền.

2.4.2. Tình hình sử dụng chữ ký số ở nước ngoài:

Tại các nước có nền công nghệ phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Trung Quốc…tiện ích chữ ký số đã được sử dụng vào hầu hết các giao dịch điện tử, các giải pháp chính phủ điện tử và Thương mại điện tử.

Quan sát thị trường chữ ký số ở nước ngoài, đặc biệt ở các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, việc ứng dụng dịch vụ đăng ký chữ ký số đang được phát triển mạnh mẽ trong các dịch vụ hành chính công. Trong đó, các nước châu Âu rất tích cực trong triển khai áp dụng chữ ký số trong Chính phủ điện tử. Một

số nước như Estonia, việc sử dụng chứng minh thư điện tử đã bắt đầu được cấp cho người dân năm 2002, năm 2005, tiến hành bầu cử điện tử. Tại Ý, việc triển khai chứng minh điện tử cho người dân cũng được thực hiện từ 2009. Các nước có nền công nghệ thông tin phát triển ở châu Á cũng đã bắt đầu triển khai áp dụng chữ ký số vào Chính Phủ Điện tử. Thậm chí Hàn Quốc vượt lên đứng đầu thế giới trong Chính phủ điện tử.

2.4.3. Tình hình sử dụng chữ ký số ở trong nước:

Ở Việt Nam những năm gần đây, công nghệ thông tin có bước phát triển rất mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền đã được quan tâm thực hiện và thu được nhiều kết quả.

Việt Nam định hướng xây dựng Chính phủ điện tử đã được Đảng và Chính phủ quyết tâm thực hiện qua các mục tiêu thể hiện rõ trong Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa 8; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 về việc “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Thông tư 05/2010/TT-BNV ngày 01/7/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn “về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị”. Nhà nước ta đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý nhà nước. Hệ thống các phần mềm chạy trên máy cá nhân, trên mạng rất phong phú trong đó có các phần mềm ứng dụng Chứng thực chữ kỹ số và có 5 đơn vị đã được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng gồm:

- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT);

- Tập đoàn Viễn thông Quân đội(Viettel);

- Trung tâm An ninh mạng ĐH Bách khoa Hà Nội( Bkis);

- Công ty cổ phần Công nghệ thẻ NacenComm SCT;

- Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT(FPT IS).

Hệ thống chứng thực chuyên dùng của các cơ quan nhà nước do Ban Cơ

yếu Chính phủ quản lý được thành lập năm 2007 chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Hệ thống đã được thiết lập và đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng chứng thư số, chữ ký số của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

Hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng sử dụng chứng thư số theo chuẩn x509 phiên bản 3. Chứng thư số được lưu trong thiết bị phần cứng USB Token đạt tiêu chuẩn an toàn FIPS 140-2 Level 3. Khóa bí mật của chứng thư số ký được sinh trong thiết bị USB Token và chỉ được lưu trữ duy nhất tại thiết bị.

Khóa bí mật của chứng thư số không có khả năng phục hồi khi mất thiết bị. Khóa bí mật của chứng thư số mã được sinh tập trung tại máy chủ của Trung tâm CA.

Triển khai chứng thư số và chữ ký số cho các cơ quan nhà nước có thể tiến hành theo 02 mô hình: mô hình tập trung và mô hình phân tán. Với mô hình tập trung, hệ thống ứng dụng và phần mềm có sử dụng chứng thư số sẽ tham chiếu đến các dịch vụ chứng thực chữ ký số trên hệ thống mạng được thiết lập và duy trì bởi Ban Cơ yếu Chính phủ. Đối với mô hình phân tán, hệ thống ứng dụng và phần mềm có sử dụng chứng thư số sẽ tham chiếu đến các dịch vụ chứng thực chữ ký số được cài đặt trên hệ thống mạng của cơ quan sử dụng chứng thư số.

Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ là đơn vị hỗ trợ, tư vấn triển khai dịch vụ; cấp phát chứng thư số, phần mềm ứng dụng; hướng dẫn sử dụng và tư vấn hỗ trợ sau khi triển khai.

2.4.4. Tính pháp lý trong việc thực hiện ký số trên phần mềm quản lý, điều hành văn bản nội bộ tỉnh Yên Bái.

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2010/TT-BNV, ngày 01/7/2010 của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Yên Bái đã quyết định ủy quyền cho sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc đề nghị Ban cơ yếu chính phủ cấp chữ ký số cho cán bộ và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Từ quy định này, bắt buộc các cơ quan, đơn vị phải lập dang sách cán bộ, đơn vị cần có chữ ký số gửi sở Thông tin và Truyền thông đăng ký với Ban cơ

yếu chính phủ để được cấp chữ ký số.

Việc bảo quản, thay đổi cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Chữ ký số trong quản lý điều hành văn bản nội bộ cơ quan tỉnh yên bái (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)