1.2. Ký sinh trùng ở động vật
1.2.3. Ký sinh trùng ở con người
Giun đũa thường ký sinhở ruột non của người, ăn nhũ trấp.
* Triệu chứng lâm sàng Ởphổi:
- Ấu trùng giun đũa gây viêm tổ chức phổi: Bệnh nhân ho, khó thở, sốt nhẹ, bạch cầu ưa axit tăng, có hình ảnh thâm nhiễm phổi không đồng đều trên X quang. Tất cả các triệu chứng tự mất dần sau 6–7 ngày và trở lại bình thường sau 2– 3 tuần, thường kèm theo những triệu chứng dị ứng như nổi mẫn ngứa và cơn hen phếquản.
Ởruột non
- Chiếm thức ăn của vật chủcó thể gây suy dinh dưỡng nhất làở trẻem
- Gây những tác hại về mặt cơ học: tắc ruột, lồng ruột, thủng rột, xoắn ruột, viêm ruột thừa do giun chui vào ruột thừa gây tắc nghẽn.
- Gây tác hại thần kinh: Co giật, sợ hãi về đêm,nói mê, trí tuệ kém phát triển, đôi lúc có triệu chứng viêm màng não giả.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, ăn mất ngon, đau vùng thượng vị và quanh rốn,
đũa), giun đũa lên dạ dày rồi lên thực quản gây nôn ra giun, giun ra lỗmũi hoặc đi ngược vào khí quản gây tắc đường thở.
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm Chẩn đoán bằng phương pháp:
- Xét nghiệm phân trực tiếp.
- Phương pháp Kato.
- Phương pháp xét nghiệm phân phong phú Willis.
- Phương pháp chẩn đoán miễn dịch.
- Siêu âm, X quang để chẩn đoán trong những trường hợp như tắc ruột do giun đũa, giun chui ống tụy, giun chuiống mật,…
b. Giun móc Ancylostoma duodenale
Giun móc ký sinh ở tá tràng người (nơi tập trung nhiều mạch máu), hút máu để sống.
* Triệu chứng lâm sàng
- Gây thiếu máu nhược sắc. Thiếu máu nặng có thể gây tử vong đặc biệt là trẻ em và phụnữ có thai.
- Độc tốcủa giun móc gây ngăn cản hoạt động của trung tâm tạo máu, trường hợp nặng có thể gây suy tủy, gây viêm loét hành tá tràng, đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun. Đau không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn, ăn không ngon miệng, khó tiêu.
- Chất chống đông máu còn gây tình trạng hủy hoại và thoái hóa các chất protid, lipid và glucid, có thể đưa đến tình trạng phù suy dinh dưỡng.
- Ấu trùng qua da gây ngứa, viêm loét và nhiễm trùng. Ấu trùng qua phổi có thể gây hội chứng Loeffler nhưng hiếm gặp.
- Bệnh nhân bị nhiễm giun móc nặng thường có vẻ mặt khờ khạo, trí tuệ kém phát triển, đặc biệtởbệnh nhân là trẻem.
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm
- Xét nghiệm phân hay dịch tá tràng, xét nghiệm trực tiếp, xét nghiệm phân phong phú Willis, xét nghiệm phương pháp Kato, chẩn đoán bằng phương pháp miễn dịch, nuôi cấy phân tìmấu trùng
c. Giun kim Enterobius vermicularis
Giun kim trưởng thành sống chủ yếu ở manh tràng. Ăn các chất dinh dưỡng trong lòng ruột (không đáng kể)
* Triệu chứng lâm sàng
- Do giun sống kí sinh ở ruột gây tình trạng viêm ruột kéo dài, ruột bị thương tổn dẫn đến tình trạng: ăn kém ngon, bụng đầy hơi, đau bụng thường ở góc hồi manh tràng, ỉa chảy.
- Khi giun kim ký sinh vào ruột thừa có thể đem theo cả vi khuẩn gây viêm ruột thừa.
- Rối loạn thần kinh: Bệnh nhân ngủ không ngon, nghiến răng, đau đầu, sự chú ý và khả năng làm việc giảm, ở trẻ em ban đêm hay đái dầm, biểu hiện nặng nhất về thần kinh là các cơn động kinh.Ở 6% bệnh nhân bị giun kim có cơn động kinh.
- Nhiễm trùng thứphátở hậu môn (do gãi).
- Biểu hiện triệu chứng ở cơ quan sinh dục, đặc biệtở các em gái: viêm âm hộ, âm đạo do giun kim lạc chỗ.
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm
Thông thường không nhìn thấy trứng giun kimởtrong phân. Muốn phát hiện trứng cần sử dụng các phương pháp xét nghiệm đặc biệt như:
- Phương pháp Scotch (dùng giấy cellophane dính trứng ở hậu môn để xét nghiệm hoặc dùng que thủy tinh đầu nhọn, chùi quanh hậu môn thu hồi trứng làm xét nghiệm)
- Phương pháp giấy bóng kính dính để xét nghiệm tìm trứng giun kim (được sử dụngởViệt Nam).
-Phương pháp miễn dịch
d. Trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis
Trùng roi âm đạo sống trên mặt niêm mạc của cơ quan sinh dục và tiết niệu của phụnữ và nam giới.
- Phụnữ: Âm đạo, cổtử cung, vòi tử cung,ống dẫn trứng.
-Đàn ông: Tuyến tiền liệt, túi tinh, niệu đạo.
- Tiết niệu: Bàng quang, niệu quản, bể thận.
Ăn vi trùng, tinh bột, hồng cầu và chất hữu cơ
* Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng khí hư, cảm giác đau, nóng, khó chịu, ngứa âm hộ.
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm
- Xét nghiệm khí hư: làm phiến phết âm đạo bằng cách dùng que tăm quấn bông lấy dịch âm đạoởtúi cùng làm tiêu bản soi dưới kính hiển vi.
- Ở đàn ông phải lấy dịch tiết vào sáng sớm trước khi đi tiểu, sau khi đã xoa bóp tiền liệt tuyến.
- Nếu cần có thể cấy dịch âm đạo.
- Xét nghiệm nước tiểu: quay ly tâm xét nghiệm cặn lắng.
f. Sán lá phổi Paragonimus westermani
Yếu tố dịch tễ: Bệnh nhân có tiền sử ăn tôm cua chưa nấu chin hoặc nằm trong vùng dịch tễ có lưu hành bệnh sán lá phổi cũng là yếu tốgợi ý.
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm
- Xét nghiệm tìm trứng và tinh thể Chartcot leyden trong đàm. Ngoài ra còn có thể thấy trứng trong phân khi bệnh nhân nuốt đờm (nhất là trẻ em).
- Phảnứng cố định bổthể: kháng nguyên lấy từP.westermani.
- Thử nghiệm nội bì (IDR)
- Các xét nghiệm hỗtrợ: Máu (bạch cầu toan tính tăng cao), X quang phổi có hạch trung thất to, tổn thương phổi dạng nốt hay mảng mờ to nhỏ khác nhau vì vậy dễ nhầm với hình ảnh lao hạch.
g. Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium sp
Ký sinh trùng sốt rét cần 2 ký chủ: Người và muỗi Anopheles
Plasmodium falciparum
* Triệu chứng lâm sàng
Những dấu hiệu lâm sàng chủyếu trong bệnh sốt rét:
- Sốt.
- Rét, sốt, đổmồhôi, nhức đầu.
- Thiếu máu.
Cơn sơ nhiễm: thường không có dấu hiệu đầy đủcủa cơn sốt rét điển hình như tính chu kỳvà có dấu hiệu điển hình của sốt rét cơn, thường chỉ có đau cơ, buồn nôn, đau đầu, nôn, tiêu chảy.
Nếu không được điều trị thì sẽ bước sang thời kỳ sốt rét cơn điển hình với đặc điểm là sốt có chu kỳ, các dấu hiệu toàn thần xảy ra có tính quy luật bắt đầu bằng:
- Rét run bần bật, răng va vào nhau, phải đắp them chăn chiếu, môi tím tái, chân tay lạnh, huyết áp cao khuynh hướng tụt thấp. Cơn rét run kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ 30 phút. Tiếp theo là:
- Sốt, nhiệt độ tăng lên 39 – 40oC, khát nước, đau đầu, da khô nóng, môi khô, có thể nôn mửa, bệnh nhân bỏhết chăn chiếu ra. Cơn sốt kéo dài 2 –6 giờ, tiếp theo là:
- Đổmồhôi, mồ hôi ra như tắm, kéo dài 1 – 2 giờ, nhiệt độ giảm dần, trở về bình thường, có thểxuống dưới mức bình thường 1 độ.
Bệnh nhân cảm thấy dễchịu, buồn ngủvà ngủrất ngon.
Cơn sốt khi đã có chu kỳthì sốt cách ngày hoặc cách 2 ngày tùy loại Plasmodium P.vivax, P.ovale: 48 giờ, sốt cách nhật nhẹ
P.malariae: 72 giờ, sốt cách 2 ngày P.falciparum: sốt cách nhật ác tính.
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm
Bằng các phương pháp: Tìm ký sinh trùng trong máu ngoại vi; Dùng kỹthật QBC (Quantitative Buffy Coat); Xét nghiệm phát hiện kháng thể trong bệnh nhân sốt rét;
Phương pháp phát hiện kháng nguyên; Dựa vào công thức máu.
* Chẩn đoán lâm sàng
- Một số thể như đẹn, viêm quanh móng - móng, viêm da, viêm âm đạo dễ nhận biết nhưng vẫn cần sự xác minh cận lâm sàng.
- Các thể bệnh nội tạng khó chẩn đoán vềlâm sàng.
- Viêm thực quản: gặpở trẻ bị đẹn nặng hoặc người lớn suy kiệt, dùng kháng sinh corticoide lâu ngày; thường có viêm phổi kèm theo. Trẻ bệnh bỏ ăn, nghẹn họng, ói mửa, khó thở. Người lớn khó nuốt, đau sau xương ức.
- Viêm ruột: hay xảy raở trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc trẻ đang dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai. Bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn,...
- Viêm hậu môn và quanh hậu môn: Thường là biến chứng của việc lạm dụng kháng sinh hoặc corticoide, bệnh nhân bị ngứa hậu môn, phần da non quanh hậu môn bị viêm đỏ, gần đó có thểcó các tổn thương nhỏhoặc vết trầy xước do gãi.
* Chẩn đoán bằng xét nghiệm
Bằng phương pháp: Xét nghiệm bệnh phẩm; Quan sát trực tiếp; Nuôi cấy bệnh phẩm
i. Cái ghẻ Sarcoptes scabiei
Cái ghẻ có khả năng ký sinh trên nhiều loài ký chủ khác nhau: Người, gia súc có vú, thú vật hoang dã.
Triệu chứng bệnh ghẻ
- Ngứa thường về đêm, đầu cổ, lưng không bị nhiễm. Ngứa nhiều, gãi làm nhiễm trùng. Có nhiều đường hầm hơi gồ ởkẽtay chân, cổtay chân trẻ sơ sinh