Dạy học bài tập toán theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học bài tập toán học của dạng toán về tuổi ở trường tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP TOÁN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.5. Dạy học bài tập toán theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

Phương pháp tiếp cận nội dung: Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức qua đó hình thành kĩ năng.

+ Mục tiêu giảng dạy: Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Trong giảng dạy bài tập ở đây là cung cấp lời giải bài toán, chứng minh toán học bài toán.

+ Mục tiêu học tập: Học để đối phó với thi cử; sau khi thi xong những điều đã học thường bị quên, ít dùng đến. Trong bài tập học sinh tập trung ghi nhớ bài toán và lời giải của nó.

+ Nội dung giảng dạy: Được quy định chi tiết trong chương trình, từ giáo trình và người dạy, chương trình được xác định là chuẩn, không được phép xê dịch. Trong giảng dạy bài tập ở đây các bài tập đƣợc quy định chi tiết trong chương trình và ít quan tâm các bài toán có liên quan.

+ Phương pháp giảng dạy: Giáo viên là người truyền thụ kiến thức còn học sinh tiếp thu thụ động. Trong giảng dạy bài tập thì giáo viên nêu câu hỏi theo lời giải bài toán.

Với cách dạy học truyền thống theo hướng tiếp cận nội dung giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán thông qua hệ thống câu hỏi theo lời

giải bài toán bằng cách đàm thoại với học sinh kết hợp với đó là giáo viên đƣa ra lời giải sẵn.

Phương pháp tiếp cận năng lực: Học là quá trình kiến tạo, học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát triển, tự hình thành hiểu biết, năng lực.

+ Mục tiêu giảng dạy: Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác...). Trong giảng dạy bài tập toán cho học sinh đƣợc trải nghiệm các hoạt động tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, ... trong quá trình tìm lời giải bài toán và tìm chứng minh toán học.

+ Mục tiêu học tập: Học để đáp ứng yêu cầu công việc; những điều đã học cần thiết bổ ích cho cuộc sống và công việc sau này.

+ Nội dung giảng dạy: Đƣợc lựa chọn nhằm đạt chuẩn đầu ra, từ tình huống thực tế, những vấn đề cần thiết cho học sinh.

+ Phương pháp giảng dạy: Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hỗ trợ học sinh tự lực và lĩnh hội tri thức. Dạy học tương tác giữa thầy và trò.

Ví dụ: “Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 15 mét và chiều dài hơn chiều rộng 5 mét. Biết sản lƣợng lúa thu hoạch vụ mùa năm 2010 là 0,5 kg/m2. Hỏi tổng sản lƣợng vụ mùa thu hoạch trên toàn thửa ruộng?”

Phương pháp dạy học tiếp cận nội dụng:

- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tính gì?

- Có thể tính chiều dài của thửa ruộng nhƣ thế nào?

- Có thể tính diện tích của thửa ruộng nhƣ thế nào?

- Có thể tính sản lƣợng lúa thu đƣợc của trên thửa ruộng nhƣ thế nào?

- Nêu lời giải bài toán?

+ Chiều dài của thửa ruộng là:

15 + 5 = 20 (m) + Diện tích của thửa ruộng là:

15  20 = 300 (m2)

+ Sản lƣợng lúa thu đƣợc trên thửa ruộng là:

0,5  300 = 150 (kg)

Đáp số: 150 kg.

Phương pháp dạy học tiếp cận năng lực:

- Phân tích tìm lời giải:

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tính gì?

+ Để tính sản lƣợng lúa thu đƣợc của cả thửa ruộng khi biết sản lƣợng lúa thu hoạch là 0,5 kg/m2 ta cần phải tính đại lƣợng nào?

(Trả lời: Tính diện tích thửa ruộng)

+ Để tính diện tích thửa ruộng cần biết những đại lƣợng nào? Ở đây cho biết đại lƣợng nào, phải tính đại lƣợng nào?

(Trả lời: Tính chiều dài thửa ruộng)

+ Em có thể tính đƣợc chiều dài của thửa ruộng? Hãy trình bày lời giải bài toán.

- Trình bày lời giải:

+ Chiều dài của thửa ruộng là:

15 + 5 = 20 (m) + Diện tích của thửa ruộng là:

15  20 = 300 (m2) + Sản lƣợng lúa thu đƣợc trên thửa ruộng là:

0,5  300 = 150 (kg)

Đáp số: 150 kg.

Kết luận

Phương pháp dạy học bài tập toán học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là: Dạy cho học sinh cách suy nghĩ tìm ra lời giải bài toán và nghiên cứu sâu lời giải của nó, không chỉ chú trọng vào việc dạy cho sinh lời giải bài toán.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Dạy học bài tập toán học của dạng toán về tuổi ở trường tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)