Suy nghĩ của bản thân

Một phần của tài liệu Ôn tập ngữ văn lớp 9 (Trang 42 - 52)

II. Đáp án và thang điểm

2. Suy nghĩ của bản thân

- Nói dối là thói xấu. Trong cuộc sống cũng có khi ta phải nói dối nhưng không nên lạm dụng. Ta chỉ nên nói dối khi nó mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người.

- Nói dối xấu hay tốt hoàn toàn do mục đích của người sử dụng. Cần phải suy nghĩ cân nhắc trước khi nói hay hành động. Bất kỳ việc gì nếu hành động không suy nghĩ cũng đều mang lại hậu quả.

Câu 2(12.0 điểm) a. Yêu cầu cần đạt

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

* Yêu cầu về kiến thức

1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi

- Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống và những khám phá, phát hiện riêng của người nghệ sĩ.

- Những khám phá, phát hiện ấy chính là điều mới mẻ góp phần quan trọng tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật và mang theo thông điệp của ng- ười nghệ sĩ.

2. Làm sáng tỏ vấn đề qua truyện ngắn Làng( Kim Lân)

- Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện được điều mới mẻlời nhắn nhủ của riêng nhà văn trên cơ sở vật liệu mượn ở thực tại.

+ Vật liệu mượn ở thực tại trong tác phẩm Làng là hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp và đời sống tình cảm của nhân dân trong kháng chiến.

+ Điều mới mẻ:

. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng tháng Tám: Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nư ớc và tinh thần kháng chiến. Tình cảm ấy được nhà văn gửi gắm qua hình t ượng ông Hai.

. Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng...

+ Lời nhắn nhủ (đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): Tình yêu làng quê vốn là tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam. Nhưng chỉ ở người nông dân sau cách mạng, tình yêu làng mới hòa quyện sâu sắc với tình yêu đất nước, niềm tin yêu Lãnh tụ và tinh thần ủng hộ kháng chiến.

=> Chính những điều đó đã làm nên giá trị sâu sắc và sức sống lâu bền cho tác phẩm.

Đề bài:

Câu 1. (3,0 điểm)

Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Ôi, kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

(Bằng Việt, Bếp lửa- Ngữ văn 9, Tập một ) Câu 2. (7,0 điểm)

Cảm nhận về nét tương đồng và khác biệt của những câu thơ sau, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

- Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh ( Ngữ văn 9- Tập một)

Câu 3. (10,0 điểm) Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng người nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”

( Ngữ văn 9- Tập hai)

Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn Làng, anh (chị) hãy làm sáng tỏ “điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn Kim Lân muốn đem “góp vào đời sống”.

Câu1 :(3 điểm) Đọc đoạn văn sau:

“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít…”

( Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập một) a. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ

yếu? Biểu hiện của phép liên kết đó trong đoạn văn?

b. Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong đoạn văn?

Câu 2: ( 3 điểm) Phân tích giá trị tu từ trong hai câu thơ sau:

Hoa tàn mà lại thêm tươi Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Câu 3: ( 4 điểm) Giải thích nhan đề truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. (Hãy lí giải bằng một đoạn văn khoảng 20 dòng).

Câu 4 (10 điểm).

Có ý kiến cho rằng: Bài thơ của Thanh Hải có tên là " Mùa xuân nho nhỏ "

nhưng thể hiện một khát vọng không nhỏ.

Bằng hiểu biết của mình về bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ ", hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Câu 1. (4,0 điểm)

Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

Tôi yêu Sài gòn da diết (...). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở...

(“Sài Gòn tôi yêu”, Minh Hương, Ngữ văn 7, tập 1) Câu 2. (6,0 điểm)

Viết lời bình cho 2 dẫn chứng sau:

a. … “Mai về miền Nam thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng bác, Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

(“Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ Văn 9, tập 2) b.“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời”…

(“Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2”) Câu 3: ( 10điểm)

Phân tích đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) để làm sáng tỏ ý kiến sau: “Nguyễn Du không những dựng lên được hai chân dung

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”, mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận… toát lên từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng”.

Câu 1. (3,0 điểm)

Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”

( Truyên Kiều- Nguyễn Du) Câu 2. (4,0 điểm)

Nhan đề truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho anh(chị) những suy nghĩ gì?

Câu 3. (5,0 điểm)

Viết một văn bản ngắn( khoảng 300từ) về vấn đề “Tinh thần tự học”.

Câu 4. (8,0 điểm).

Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Câu1:( 2 điểm) Chú ý vào câu in đậm, hãy so sánh hai cách viết sau:

a. Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở châu Âu rất ưa chuộng các sản phẩm này.

b. Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng ở châu Âu rất ưa chuộng.

Câu 2:( 3 điểm) Trong bài thơ sau, tác giả đã sử dụng thành công phép tu từ gì, hãy nêu giá trị của nó?

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé!

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

( Hồ Xuân Hương)

Câu 3 :(5 điểm) Trong văn bản “Mẹ tôi” nội dung là một bức thư người bố gửi cho con, tại sao tác giả lại đặt nhan đề là “Mẹ tôi”?

Câu 4: (10 điểm) Suy nghĩ của anh chị về nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

ĐỀ BÀI

Câu 1: (2 điểm). Phân biệt nghĩa của từ và đặt câu với các từ ngữ sau:

a. Tiêu chí – tiêu chuẩn;

b. Kiểm điểm – kiểm kê.

Câu 2: (4 điểm ). Chép lại khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó.

Câu 3: (4 điểm). Cảm hứng và mạch cảm xúc của nữ sĩ Xuân Quỳnh trong bài thơ Tiếng gà trưa.( Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 4: (10 điểm)

Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Đồng chí hãy trình bày bài làm cho đề bài sau:

Đề bài:

Câu 1. (3,0 điểm): Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng các phép liên kết nào?

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.

Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.

Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.”

( Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích giá trị của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau : "Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc Vì tiếng gà thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ."

(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) Câu 3: ( 12điểm)

Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo... Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên.

Câu 1. (3,0 điểm):

Phân tích cái hay, cái đẹp trong cách dùng từ ở bài thơ sau:

Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không?

( Vũ Quần Phương, Áo đỏ) Câu 2. (5,0 điểm)

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết : "Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa."

Kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết : "Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."

a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.

b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5- 7 câu nêu lên cảm nhận cuả đồng chí về một trong

hai câu thơ trên.

.Câu 3: ( 12điểm) :

Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Đồng chí hãy trình bày bài làm cho đề bài sau:

Đề bài:

Câu 1. (3,0 điểm):

Giáo dục tức là giải phóng(1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí(2). Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy (3).

(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2) a/ Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì?

b/ Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh(chị) về hình ảnh con đường ở cuối truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn. (Ngữ văn 9, tập một).

Câu 3: ( 12điểm)

Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

: Đề bài:

Câu 1. (3,0 điểm):

Phân tích cái hay, cái đẹp trong cách dùng từ ở bài thơ sau:

Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không?

( Vũ Quần Phương, Áo đỏ)

Câu 2: (2 điểm). Phân biệt nghĩa của từ và đặt câu với các từ ngữ sau:

c. Tiêu chí – tiêu chuẩn;

d. Kiểm điểm – kiểm kê.

Câu 3. (5,0 điểm)

Giải thích nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Câu 4: ( 10 điểm)

Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

ĐỀ BÀI Câu 1 (4,0 điểm)

Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:

Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Câu 2 (6,0 điểm)

“Ở Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh hồ này. Biển hồ thứ hai là Galilê - biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh, mát ngọt. Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Biển Chết đón nhận nguồn nước và giữ lại cho riêng mình mà không chịu chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước trong biển hồ này luôn trong sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người”.

(Phỏng theo bộ sách Quà tặng cuộc sống - NXB Trẻ, 2002)

Đồng chí hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để nêu rõ những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 3 (10 điểm)

Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.

:

ĐỀ BÀI Câu 1 : (4.0 điểm )

Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang,... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng .

( Vũ Tú Nam )

Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân Câu 2. (6.0 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ Ánh trăng bằng hình ảnh:

ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.

Theo đồng chí, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ? Điều đồng chí nhận thức được từ hai câu thơ trên?

Câu 2. (10 điểm)

Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và nhân vật Thúy Kiều - trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đồng chí cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến?

ĐỀ BÀI Câu 1(3 điểm):

Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ:

" Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường,

Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh "

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 2 (7 điểm):

ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không ? Không sao đâu vì …

(Ngữ văn 7, tập 2, trang 41) Hãy viết một bài văn ngắn để trình bày lí do vì sao chúng ta không nên sợ vấp ngã.

Câu 3 (10 điểm): Cảm nhận của đồng chí về hai khổ thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao …

ĐỀ BÀI Câu 1 (4,0 điểm)

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Trong hai câu thơ trên, từ “mặt trời” nào được dùng với nghĩa chuyển? Cho biết phương thức chuyển nghĩa đó và nêu tác dụng.

Câu 2 (6,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của đồng chí về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ sau:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí, Chính Hữu) Câu 3 (10 điểm)

Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

ĐỀ BÀI Câu 1 (4,0 điểm):

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:

- Nửa úp nửa mở - Ăn ốc nói mò

Một phần của tài liệu Ôn tập ngữ văn lớp 9 (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w