Sự thay đổi hình dạng, kích thước của bóng tối

Một phần của tài liệu Tập Huấn Phương Pháp “Bàn Tay Nặn Bột” (Trang 30 - 38)

- HS lại tiếp tục thảo luận, đề xuất thí nghiệm để tìm hiểu sự thay đổi hình dạng, kích thước của bóng tối.

- Nếu HS chỉ đưa ra được thí nghiệm dùng vật nhỏ thì bóng có kích thước nhỏ và dùng vật lớn sẽ có bóng kích thước lớn.GV sẽ gợi ý

thêm: Cũng với thí nghiệm dùng đèn pin chiếu vào cốc nước, quyển sách, tấm bìa nếu thay đổi khoảng cách giữa các vật với chiếc đèn pin thì kích thước của bóng tối sẽ thế nào? Hay chiếu ánh đèn vào một chiếc bút dựng thẳng trên mặt bìa. Di chuyển đèn pin ở các vị trí khác nhau như bên trái, phải , phía trên để thấy bóng bút bi thay đổi ở các vị trí chiếu sáng khác nhau.

- HS dự đoán kết quả thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở thực hành . Sau đó thống nhất ghi vào phiếu nhóm để báo cáo.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

- Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu,

các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.

- GV yêu cầu một vài HS cho ý kiến kết luận sau khi thực nghiệm. Sau đó, GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học ( đối với HS khối 4,5).

- Sau khi các em đã hình thành được toàn bộ kiến thức của bài học, GV có thể cho các em đối chiếu kiến thức mà các em vừa tìm được qua tìm tòi – nghiên cứu với kiến thức trong SGK.

- GV một lần nữa cho HS khắc sâu kiến thức bằng cách cho các em đối chiếu lại kết luận mà các em vừa tìm được với các ý kiến ban đầu ( quan niệm ban đầu) trước khi học kiến thức. Như vậy, từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình thực nghiệm, tìm tòi – nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải do giáo viên nhận một cách áp đặt.

- Chính học sinh tự phát hiện những sai lệch trong nhận và tự sửa chữa , thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức.

Bài : Các tính chất của nước – Khoa học lớp 4.

- GV yêu cầu 1 số học sinh nêu lại các tính chất của nước

mà các em đã tìm ra sau quá trình quan sát và làm thí nghiệm kiểm chứng các dự đoán ban đầu về tính chất của nước.

- Yêu cầu các em đối chiếu kết luận các tính chất của mà các em vừa tìm được so với dự đoán ban đầu, ghi bổ sung những tính chất còn thiếu và gạch chân những tính chất mà ban đầu các em đã dự đoán chưa chính xác vào trong vở thực hành. Sau đó đối chiếu kiến thức đó với Sách giáo khoa để kiểm tra các kiến thức các em vừa khám phá có đúng không?

Bài : Rễ cây – TNXH lớp 3

- GV gọi HS nêu lại các loại rễ cây mà các em vừa tìm hiểu. Với mỗi loại rễ cây các em kể tên một số loài cây.

- GV yêu cầu HS đối chiếu phần bài học của các em với kiến thức trong SGK và nhận xét.

- GV cho HS vận dụng những kiến thức vừa tìm hiểu vẽ lại rễ cây mà mình đã vẽ ban đầu. Sau đó dán bảng nhóm và bày trước lớp. HS nhận xét sự thay đổi bài vẽ của các bạn và của chính mình trước và sau khi khám phá, tìm tòi .

- Cuối giờ học, GV yêu cầu HS đem các bài vẽ về gắn vào vở thực hành.

Bài : Bóng tối– Khoa học lớp 4

- GV gọi HS nêu lại bài học các em vừa rút ra sau khi làm các thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS đối chiếu phần bài học của các em với kiến thức trong SGK và nhận xét.

- GV cho HS đối chiếu bài học với những suy nghĩ ban đầu của các em về bóng tối mà các em đã ghi trong vở thực hành và bổ sung những nội dung còn chưa đầy đủ.

Vai trò của người giáo viên:

GV là người hướng dẫn:

- Đề ra những tình huống, những thử thách.

- Định hướng các hoạt động.

- Thu hẹp những cái có thể.

GV là người trung gian:

- Là nhà trung gian giữa thế giới khoa học và học sinh.

- Là người đàm phán với học sinh những thay đổi nhận thức liên quan với những câu hỏi được xử lí, với các thiết bị thực nghiệm thích đáng, với mô hình giải thích hợp lí.

- Đảm bảo sự đoán trước và giải quyết các xung đột nhận thức.

- Hành động bên cạnh với mỗi học sinh cũng như với mỗi nhóm học sinh và cả lớp.

Vai trò của học sinh

- HS quan sát một hiện tượng của thế giới thực tại và gần gũi với các em về đề tài mà từ đó các em sẽ hình thành các nghi vấn.

- HS tìm tòi, suy nghĩ và đề ra những bước đi cụ thể của thực nghiệm, hoặc chỉnh lý lại những thất bại nhờ tra cứu tư liệu.

- HS trao đổi và lập luận trong quá trình hoạt động, các em chia sẻ với nhau những ý tưởng của mình, cọ sát những quan điểm của nhau và hình thành

những kết luận tạm thời hoặc cuối cùng bằng cách ghi chép, phát biểu hoặc trình bày thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Tập Huấn Phương Pháp “Bàn Tay Nặn Bột” (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(38 trang)