Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy tiết ôn tập, tổng kết kiến thức

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG bản đồ tư DUY TRONG dạy học LỊCH sử 12 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG số 1 SA PA (Trang 23 - 28)

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

3.4. Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy tiết ôn tập, tổng kết kiến thức

* Những điểm cần chú ý về mặt phương pháp khi tiến hành bài ôn tập, tổng kết

Bài ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh. Vì vậy cần có sự xác định mục tiêu rõ ràng cho bài ôn tập về kiến thức, k năng cần hệ thống, khái quát và mức độ phát triển kiến thức cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

Khi chuẩn bị bài ôn tập cần sắp xếp các kiến thức cần khái quát, hệ thống cho một chương hay một phần theo hệ thống có logic chặt chẽ, theo tiến trình phát triển của kiến thức, cùng các k năng cần rèn luyện.

Phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong giờ ôn tập là đàm thoại tìm t i, sử dụng bài tập Lịch sử. Việc khái quát hóa kiến thức, phát triển tư tưởng, năng lực nhận thức của học sinh đựơc điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng quát nhất. Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần kiến thức, mối liên hệ giữa các kiến thức, vận dụng kiến thức, đào sâu phát triển kiến thức. Các câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày suy luận, thể hiện được khả năng tư duy khái quát của mình.

Sự trình bày các bài tổng kết: Tùy theo nội dung cần tổng kết và sự phát triển của kiến thức, bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề của nội dung mang kiến thức cần ôn tập. Đồng thời bài tổng kết cũng có thể trình bày ở dạng các bảng tổng kết, các sơ đồ thể hiện mối liên hệ các kiến thức giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ và hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao. Khi xây dựng các bảng tổng kết cần rõ ràng các sơ đồ dễ nhìn, đảm bảo tính khoa học và thẩm m .

Giáo viên học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết:

Ngoài việc chuẩn bị nội dung, kiến thức, câu hỏi cho bài ôn tập, hệ thống kiến thức đã đựơc trình bày trong sách giáo khoa, giáo viên cần chuẩn bị thêm một số kiến

thức để mở rộng, đào sâu kiến thức... Các kiến thức, bài tập được lựa chọn cần đảm bảo trên cơ sở kiến thức phổ thông học sinh có thể hiểu vận dụng được, có tính chất mở rộng, giải quyết được một phần thắc mắc học sinh đặt ra khi đọc các sách tham khảo khác.

* Sử dụng Bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy là một công cụ khá mạnh trong những tiết bài tập, ôn tập.

Thông thường tôi tiến trình theo sơ đồ: 1. Sơ đồ hóa kiến thức  2. Nội dung cần ôn tập  3. Ôn tập tổng kết.

Bước 1. Thông thường giáo viên thường giao cho học sinh về nhà hoàn thiện (Cách làm này cũng được áp dụng dạy kiến thức mới khi học sinh đã thành thạo với Bản đồ tư duy) Trước khi vào nội dung 2 tôi dành thời gian kiểm tra sự chuẩn bị cũng như kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh bằng cách gọi một vài học sinh lên bảng trình bày những nội dung kiến thức mà mình đã thể hiện trong Bản đồ tư duy. Các em thoải mái trình bày theo những ý tưởng đã sắp xếp, học sinh khác và giáo viên chỉ làm thêm nhiệm vụ là bổ sung những nội dung còn thiếu trong những phần đã học trong Bản đồ tư duy.

Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo những chủ đề đã có trong Bản đồ tư duy.

Bước 3. Giáo viên cho học sinh hoàn thiện Bản đồ tư duy của mình như phần củng cố bài học.

Chú ý phân phối thời gian hợp lý: Thời gian 1 tiết học 45 phút, nên vấn đề cần quan tâm để đạt hiệu quả là việc phân phối thời gian hợp lý. Do đó, Giáo viên dùng thời gian của những bài học ngắn khoảng 5 - 9 phút để thực hiện.

Khoảng 2 - 4 phút: Các em bổ sung ‎‎‎ y tưởng riêng của mình và trao đổi với các bạn cùng nhóm.

Khoảng 2 - 3 phút tiếp theo: Đại diện nhóm lên trình bày sơ đồ của nhóm mình.

Thời gian còn lại, giáo viên cùng các học sinh góp ‎ y, đánh giá, trình chiếu sơ đồ mà giáo viên đã vẽ sẵn bằng phần mềm và cả bản vẽ Bản đồ tư duy trên giấy để các em đối chiếu, so sánh, chỉnh sửa lại cho hợp lí.

Qua Bản đồ tư duy hệ thống kiến thức, giáo viên chốt lại những kiến thức cần nhớ, đặc biệt là các từ khóa và để học sinh hiểu và nắm vững kiến thức nhờ hình ảnh trên sơ đồ. Có thể nói, đây là một phương pháp giúp người học lưu kiến thức trong trí nhớ được sâu và dài hơn so với các phương pháp khác.

Khi dạy bài 11- Lịch sử 12- Tổng kết Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945- 2000. Giáo viên cho học sinh lập Bản đồ tư duy theo 2 phần:

Phần I/ Những nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới Hiện đại từ sau 1945

Phần II/ Xu thế phát triển của Thế giới sau Chiến tranh lạnh

II. Xu thế phát triển của thế giới

sau chiến tranh lạnh

2. Quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. Mang tính hai mặt: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

1. Sau “Chiến tranh lạnh”, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

3. Hòa bình và ổn định là chủ đạo, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột.

4. Những năm sau

“Chiến tranh lạnh”, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa ra ngày càng mạnh mẽ.

Xu thế chung: Hòa bình ổn định, hợp tác phát triển

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG bản đồ tư DUY TRONG dạy học LỊCH sử 12 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG số 1 SA PA (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)