Phân tích nghệ thuật ngôn từ của các bài thơ trong Tiếng Việt lớp 5

Một phần của tài liệu SKKN sáng kiến kinh nghiệm chuyên đề phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học (Trang 39 - 56)

PHẦN II NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ TRONG CÁC BÀI THƠ TRỮ

III. Phân tích nghệ thuật ngôn từ của các bài thơ trong Tiếng Việt lớp 5

Sắc màu em yêu

Em yêu màu đỏ : Như máu trong tim, Lá cờ Tổ quốc

Khăn quàng đội viên.

Em yêu màu vàng : Lúa đồng chín rộ, Hoac cúc mùa thu, Nắng vàng rực rỡ.

Em yêu màu trắng : Trang giấy tuổi thơ, Đóa hoa hồng bạch, Mái tóc của bà.

Em yêu màu đen : Hòn than óng ánh, Đôi mắt bé ngoan,

Em yêu màu xanh : Đồng bằng, rừng núi, Biển đầy cá tôm, Bầu trời cao vợi.

Em yêu màu tím : Hoa cà, hoa sim, Chiếc khăn của chị, Nét mực chữ em.

Em yêu màu nâu : Áo mẹ sờn bạc, Đất đai cần cù, Gỗ rừng bát ngát.

Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan.

Em yêu tất cả

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

Màn đêm yên tĩnh. Sắc màu Việt Nam.

PHẠM ĐÌNH ÂN

● Xét về phương diện cú pháp, tác giả sử dụng các từ ngữ biểu trưng đã làm cho bài thơ gây ấn tượng, làm cho người đọc hình dung rõ nét về đặc điểm riêng của từng màu, và sự liên tưởng màu sắc với những sự vật, hiện tượng trong đời thường, qua đó hiểu được nội dung của bài (Đáp án câu 4):

+ màu đỏ : máu trong tim, lá cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên.

+ màu vàng : lúa đồng chín rộ, hoa cúc, nắng trời.

+ màu trắng : trang giấy, đóa hoa hồng bạch, mái tóc của bà.

+ màu đen : hòn than, đôi mắt, màn đêm.

+ màu xanh : đồng bằng, rừng núi, biển, bầu trời.

+ màu tím : hoa cà, hoa sim, chiếc khăn, nét mực.

+ màu nâu : áo mẹ sờn bạc, đất đai, gỗ rừng.

Câu hỏi :

1. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?

2. Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?

3. Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó?

4. Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?

Đáp án :

1. Bạn yêu tất cả các sắc màu.

3. Vì các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người bạn yêu quý.

4. Bạn nhỏ yêu mọi màu sắc trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước.

● Tính hình tượng của ngôn từ trong bài thể hiện chủ yếu ở cách tái hiện đời sống của lời văn.

● Bài thơ còn thành công đặc sắc ở lập luận cấu tứ : tác giả tìm ra cách nói sáng tạo, mới mẻ để viết về Tổ quốc, nhân dân. Ông đã ngắm nhìn, soi xét, mong muốn từ góc độ của sắc màu để cho bài thơ từ từ hiện lên một Tổ quốc gần gũi thân yêu cùng với em bé với những người thân trong gia đình của em là bà, mẹ và chị.

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

● Ngoài ra, đặc điểm thơ trữ tình (nghệ thuật trùng điệp) cũng được bộc lộ trong bài thơ qua điệp từ “em yêu” để nhấn mạnh thêm, khẳng định thêm tình cảm của em nhỏ đối với quê hương, đất nước.

Hành trình của bầy ong

Với đôi cánh đẫm nắng trời Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

Không gian là nẻo đường xa Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Tìm nơi bờ biển sóng tràn

Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.

Tìm nơi quần đảo khơi xa

Có loài hoa nở như là không tên … Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.

Nối rừng hoang với biển xa Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.

(Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm).

Chất trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời.

Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

NGUYỄN ĐỨC MẬU

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

● Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh : đôi cánh đẫm nắng trời / không gian là nẻo đường xa (thể hiện sự vô cùng của không gian) ; bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa (vô tận của thời gian).

● Biện pháp đảo : bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban ; nhân hóa : hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa ;

so sánh : có loài hoa nở như là không tên (để miêu tả vẻ đẹp của những nơi ong đến).

● Ẩn dụ : không chỉ dừng lại ở chuyện những con ong chăm chỉ, có ích mà qua đó giáo dục học sinh chăm chỉ học tập để mang lại những mùa hoa cho cuộc sống.

Câu hỏi :

1. Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

2. Nơi bầy ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?

3. Qua câu chuyện về công việc của bầy ong, em có liên hệ gì với bản thân mình?

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

(Trích) Trên sông Đà

Một đên trăng chơi vơi

Tôi đã nghe tiếng ba-lai-lai-ca Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.

Lúc ấy

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

Ngày mai

Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.

QUANG HUY

● Chi tiết trong bài thơ mang tính gợi tả, gợi cảm : cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ / những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ (gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch) ; tiếng đàn ngân nga / dòng trăng lấp loáng (gợi lên hình ảnh đêm trăng sinh động).

● Sử dụng biện pháp nhân hóa : công trường say ngủ; tháp khoan ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ; biển nằm bỡ ngỡ (nói lên sức mạnh kỳ diệu của con người “dời non lấp biển”, tác giả gán cho biển tâm trạng như con người – ngạc nhiên vì sự xuất hiện kỳ lạ của mình giữa vùng đất cao); sông Đà chia ánh sáng.

Câu hỏi :

1. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà?

2. Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của cách sử dụng đó?

Đất nước

(Trích)

Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa.

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Nước chúng ta,

Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về.

NGUYỄN ĐÌNH THI

●Tác giả chọn cấu tứ theo hai trục không gian và thời gian để nói về đất nước tươi đẹp và truyền thống của ông cha (bốn câu thơ khổ thơ thứ hai viết về mùa thu Hà Nội năm xưa – năm những người con của Thủ đô từ biệt Hà Nội – Thăng Long – Đông Đô lên chiến khu đi kháng chiến).

● Về phương diện từ vựng, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa – làm cho trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người – để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

● Sử dụng biện pháp lặp từ ngữ : trời xanh đây ; núi rừng đây ; của chúng ta : có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta.

● Liệt kê những hình ảnh miêu tả : những cánh đồng thơm mát; những ngả đường bát ngát; những dòng sông đỏ nặng phù sa như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do bao la.

Câu hỏi :

1. Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất nước trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?

2. Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối?

Bầm ơi

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

TỐ HỮU

Sử dụng từ địa phương : Bầm (tình cảm thân thương, yêu mến, nhớ thương của người con đối với mẹ của mình).

Sử dụng hình ảnh so sánh để thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng:

+ Tình cảm của mẹ đối với con : mạ non bầm cấy mấy đon / ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

+ Tình cảm của con đối với mẹ : mưa phùn ướt áo từ thân /mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.

Cũng cách nói so sánh để làm yên lòng mẹ của anh chiến sỹ : con đi trăm núi ngàn khe / chưa bằng trăm nỗi tái tê lòng bầm – Con đi đánh giặc mười năm / chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Câu hỏi :

1. Để thể hiện tình cảm thân thương của mình dành cho mẹ, người chiến sỹ đã gọi mẹ mình bằng từ nào?

2. Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng?

3. Anh chiến sỹ đã dùng cách nói như thế nào để làm yêu lòng mẹ?

Cửa sông

(Trích)

Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao cõi đợi chờ.

Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

Nơi những con sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu.

Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng … nhớ một vùng núi non.

QUANG HUY

● Dùng biện pháp độc đáo chơi chữ : tác giả dựa vào cái tên “cửa sông” – Là cửa nhưng không then khóa ; Cũng không khép lại bao giờ (cách nói rất đặc biệt : cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường, không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông – là nơi sông chảy ra biển, cảm thấy cửa sông rất thân quen).

● Sử dụng hình ảnh nhân hóa : Dù giáp mặt cùng biển rộng / Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần rơi xuống / Bỗng… nhớ một vùng nước non : giúp tác giả nói được “tấm lòng của sông không quên cội nguồn”.

Nghệ thuật sắp xếp trong bài thơ đặc sắc : sự đan xen giữa những câu thơ, khổ thơ tả cảnh cửa sông – nơi ra đi, nơi tiễn đưa, cũng là nơi trở về (khổ 2 : cửa sông là nơi nước ngọt ùa ra biển sau cuộc hành trình xa xôi. Khổ 3 : cửa sông là nơi tìm về với đất bằng con sóng nhớ bạc đầu. Khổ 4 tiếp tục phát triển ý này : cửa sông là nơi cá đối vào đẻ trứng, nơi tôm rảo đến búng càng. Khổ 5 lại quay về với nội dung của khổ 2 nhưng được nâng lên ở bậc cao hơn – cửa sông là nơi tiễn đưa những người ra khơi).

Câu hỏi :

1. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

2. Để nói về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?

3. Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?

Bài ca về trái đất

Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen… dù da khác màu Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc Màu hoa nào, cũng quý cũng thơm!

Màu hoa nào, cũng quý cũng thơm!

Khói hình nấm là tai họa đấy Bom H, bom A không phải bạn ta Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất Tiếng cười ran cho trái đất không già Hành tinh này là của chúng ta!

Hành tinh này là của chúng ta!

ĐỊNH HẢI

Hạt gạo làng ta

Hạt gạo làng ta Những năm khẩu sung

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…

Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…

Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà

Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông…

Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gầu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất.

Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…

TRẦN ĐĂNG KHOA

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay :

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

Tạm biệt!

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường

Làn gió nào về mang mùi hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành Đều qua những ngày xây dở.

Ngôi nhà như trẻ thơ Lớn lên với trời xanh…

ĐỒNG XUÂN LAN

Tiếng vọng

Con chim sẻ nhỏ chết rồi

Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.

Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.

Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú Không còn nghe tiếng cánh chim về,

Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.

Trnh Th Thu Hương, Cao hc K18, khoa GDTH

Nó chết trước của nhà tôi lạnh ngắt Một con mèo hàng xóm lại tha đi để lại trong tổ những quả trứng

Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.

Đêm đêm tôi vừa chợp mắt

Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

NGUYỄN QUANG THIỀU

Trước cổng trời

(Trích) Giữa hai bên vách đá

Mở ra một khoảng trời Có gió thoảng mây trôi Cổng trời trên mặt đất

Nhìn ra xa ngút ngàn Bao sắc màu cỏ hoa Con thác réo ngân nga Đàn dê soi đáy suối Giữa ngút ngàn cây trái Dọc vùng rừng nguyên sơ Không biết thực hay mơ Ráng chiều như hơi khói…

Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung Và tiếng nhạc ngựa rung Suốt triền rừng hoang dã Người Tàu từ khắp ngả Đi gặt lúa, trồng rau

Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm

Vạt áo choàng thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều Và gió thổi, suối reo

Ấm giữa rừng sương giá.

NGUYỄN ĐÌNH ẢNH

Những cánh buồm

(Trích)

Một phần của tài liệu SKKN sáng kiến kinh nghiệm chuyên đề phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học (Trang 39 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)