Câu ước
Động từ “wish” được dùng để diễn tả một điều ước, một mong ước trái với thực tế.
1/- Câu ước ở hiện tại (Present wish)
S + wish + (that) + S + V (simple past) Note: động từ tobe chúng ta dùng “were” cho tất cả các ngôi
Ex: I wish I knew how to fly an airplane.
I wish I had a lot of friends at school.
He wish he were a pilot.
2/- Câu ước ở quá khứ (Past wish)
S + wish + (that) + S + past perfect + PP could have + PP Ex: I wish I had gone to the theater with you last night.
I wish that we could have been at your house last night.
3/- Câu ước ở tương lai (future wish)
S + wish + (that) + S + could/would + V Were + V_ing Ex: We wish that you could come to the party tonight
I wish you would stop saying that.
She wishes that she were coming with us.
ADVERB CLAUSES (1): RESULT Mệnh đề phụ trạng ngữ chỉ kết quả
1/- Mệnh đề trạng ngữ dùng với “SO”: vì vậy, do đó Ex: Hoa worked hard, so she passed her exam.
It was hot, so I turned on the air conditioner.
2/- Mệnh đề trạng ngữ dùng với “so/such...that”: ...đến nỗi mà...
a/- So + adj/adv + that
Ex: Jim is so intelligent that he always understands what I say.
They sing so beautifully that everyone wants to listen them.
b/- Such + noun + that
Ex: She is such a good student that all the teachers like her.
They are such beautiful pictures that I want to buy them all.
3/- Mệnh đề trạng ngữ dùng với “so much/many/few/little + noun + that”
Ex: I have so much money that I don’t know what to do with it.
There is so little water that I can’t take a tablet
b/- So many/few + plural countable noun + that: nhiều/ít...đến nỗi mà...
Ex: There are so many students that I can’t count them all
She has so few relatives that she doesn’t have anyone to ask for help.
CONDITIONAL SENTENCES (1): Type 1 Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện là câu gồm có 2 phần: Một phần nêu lên điều kện của hành động (gọi mệnh đề phụ - if clause) và một phần nêu lên kết quả của hành động (gọi là mệnh chính – main clause)
1. Cách dùng (Use): Câu điều kiện loại 1 được dùng để diễn tả một hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
2. Hình thức (Form)
IF CLAUSE MAIN CLAUSE
- Present tenses (tobe, simple, perfect, continuous)
- Simple Future - Imperative forms
- Modal verbs (in present) Chú thích:
- Ở mệnh đề If-clause động từ dùng ở thì hiện tại (tobe, hiện tại đơn, hoàn thành, tiếp diễn)
- Động từ ở mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn, câu mệnh lệnh, các động từ khiếm khuyết ở hiện tại (can, must, have to, need, should)
Ex: If it rains tomorrow, we will stay at home.
If the baby is sleeping, don’t make noise.
If he has enough money, he can buy that house.
REPORTED SPEECH (4): Wh-questions Lời nói gián tiếp với câu hỏi có từ hỏi
1/- Cách chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp đối với câu hỏi có từ hỏi:
- Viết lại mệnh đề chính (mệnh đề nằm ngoài dấu ngoặc kép)
- Thay đổi các đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, đại từ tân ngữ, tính từ sở hữu cho phù hợp.
- Thay đổi các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn cho phù hợp.
- Thêm từ hỏi (wh-word) ngay sau mệnh đề chính. Lúc này từ hỏi trở thành liên từ chứ không phải là từ hỏi.
- Bỏ dấu hỏi ở mệnh đề phụ và đổi trật tự từ của câu hỏi sang trật tự từ của câu kể
- Nếu động từ ở mệnh đề chính ở thì quá khứ, thì khi chuyển sang lời nói gián tiếp động từ ở mệnh đề phụ (mệnh đề nằm trong dấu ngoặc kép) phải thay đổi.
2/- Bảng thay đổi các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn và thì (tenses) của động từ
(xem phần Reported Speech 2 ở lớp 8)
Ex: - “Who has been using my computer?” my father said.
My father asked who had been using his computer.
– She asked “Where are you going for your summer holiday?
She asked where I was going for my summer holiday.
TAG QUESTIONS Câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi là phần hỏi được thêm vào phần cuối của một câu. Chúng ta dùng câu hỏi đuôi để muốn biết câu trả lời chắc chắn hoặc mong chờ một câu trả lời đồng ý.
I/- Đối với động từ thường (ordinary verbs)
1. Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.
S + V(s/es/ed/2)….., don’t/doesn’t/didn’t + S?
Ex: - You like coffee, don’t you?
He reads newspapers every evening, doesn’t he?
They watched TV last night, didn’t they?
2. Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định
S + don’t/ doesn’t/didn’t + V….., do/does/did + S?
Ex: - You don’t like coffee, do you?
He doesn’t read newspapers every evening, does he?
They didn’t watched TV last night, did they?
II/- Đối với động từ đặc biệt (special): là các động từ khi chuyển sang câu phủ định ta thêm NOT vào sau động từ, khi chuyển sang nghi vấn đưa chính động từ này lên trước chủ ngữ.
1. Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.
S + special verb….., special verb + not + S?
Ex: - You are a student, aren’t you?
She has just bought a new bicycle, hasn’t she?
2. Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định
S + special verb + not….., special verb + S?
Ex: - You aren’t a student, are you?
She hasn’t bought a new bicycle, has she?
III/- Đối với động từ khiếm khuyết (modal verbs) 1. Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.
S + modal verb…………., modal verb + not + S?
Ex: - He can speak English, can’t he?
Lan will go to Hue next week, won’t she?
2. Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định
S + modal verb + not…………., modal verb + S?
Ex: - He can’t speak English, can he?
Lan won’t go to Hue next week, will she?
IV/- Một số chú ý đối với câu hỏi đuôi 1. Câu hỏi đuôi của “I am” là “aren’t I”
Ex: I am a student, aren’t I
2. Câu hỏi đuôi của “Let’s” là “shall we”
Ex: Let’s go for a picnic, shall we?
3. Chủ ngữ là “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” câu hỏi đuôi là
“they”
Ex: Somebody wanted a drink, didn’t they?
Nobody phoned, did they?
4. Chủ ngữ là “nothing” thì câu hỏi đuôi dùng “it”
Ex: Nothing can happen, can’t it?
5. Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định
Ex: - He seldom drinks wine, does he?
ADVERB CLAUSES (2): REASON Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Mệnh đề phụ trang ngữ chỉ nguyên nhân dùng để trả lời câu hỏi “Why”, và thường được giới thiệu bởi “because, as, since, now that, seeing that, for”
1/- As, seeing that, since: thường nằm ở đầu câu
Ex: As he was such a fool I refused to listen to him Seeing that we are all here we might as well begin.
2/- Nếu guyên do là một ý rất quan trọng, ta đặt “because” ở giữa câu.
Ex: I went there because I was told 3/- “For” không được đặt ở đàu câu.
Ex: We listened eagerly, for he brought news of our families.
4/- Khi nguyên do là một điều hiển nhiên hoặc đã biết rồi, ta thường dùng
“As”
Ex: As you are here you can give me some help.
5/- Khi trả lời câu hỏi, ta dùng “Because”, không dùng “As”
Ex: Why did you go? - I went because Tom told me to go.
CONNECTIVES Từ nối
1/- Từ nối “AND” được dùng để nối hai thành phần cùng loại của câu. (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ..)
Ex: He has a house and a dog.
She sang and danced happily.
They are pretty and intelligent.
2/- Từ nối “BUT” dùng để giới thiệu một từ, một cụm từ hay một mệnh đề tương phản lại từ, cụm từ hay mệnh đề đã được nói trước trong câu.
Ex: By the end of the day he was tired but happy.
She was poor but she was honnest.
3/- Từ nối “HOWEVER” dùng để giới thiệu một câu tương phản với những gì đã nói trước đó, “however” có thể đứng đầu câu hoặc tách ra giữa hai câu bằng hai dấu chấm phẩy. Ex: Na is very tired. However, she has to finish her
homework before she goes to bed.
4/- Từ nối “OR”
+ Dùng để nêu lên một khả năng khác của các thành phần cùng loại trong câu.
Ex: Is it a boy or a girl?
Do you go to school in the morning or afternoon.
+ Dùng trong câu phủ định khi đề cập đến hai hay nhiều thứ khác nhau.
Ex: He can’t read or write.
There are people without homes, jobs or family.
5/- Từ nối “SO”
+ Dùng để chỉ lí do
Ex: I felt sleepy so I went to bed.
+ Dùng để chỉ kết quả
Ex: It’s raining, so I can’t go to the beach.
+ Dùng để chỉ mục đích.
Ex: I will give you a map so you won’t get lost.
6/- Từ nối “THEREFORE” dùng để giới thiệu kết quả hợp logic của một cái gì đó đã được đề cập đến trước đó.
Ex: Hoa failed her math test. Therefore, she has to do the test again.
PHRASAL VERBS Ngữ động từ
Ngữ động từ là những động từ có giới từ đi theo sau hay còn gọi là động từ 2 chữ. Sau đây là một số ngữ động từ được sử dụng trong tiếng Anh 9
1/- TURN ON : bật (điện, đèn, quạt…)
Ex: Would you mind if I turned the TV on?
2/- TURN OFF: tắt (điện, đèn, quạt…)
Ex: Please turn off the light before going to bed.
3/- LOOK FOR: tìm kiếm
Ex: What are you looking for? - I am looking for my watch.
4/- LOOK AFTER: chăm sóc, trông nom, chịu trách nhiệm về chuyện gì.
Ex: Hanh can’t go to the movies with us tonight. She will have to look after her little sister.
5/- GO ON: tiếp tục
Ex: If we go on wasting water, there will be a shortage of fresh water in a few decades.
• Bảng một số ngữ động từ khác
Phrasal verbs Meaning Examples
call back gọi lại
call off hủy bỏ
call on ghé thăm
catch up (with) bắt kịp
check in/into đăng kí vào khách sạn
check out rời khách sạn come across tình cờ gặp
do over làm lại
fill out điền vào (đơn) get along (with) hòa hợp, hài lòng
get back quay về
get in/into vào (xe)
get off ra khỏi (xe, tàu...) get over phục hồi
get through kết thúc
get up thức dậy
give back trả lại
give up từ bỏ
go over xem lại, ktra cẩn thận
grow up lớn lên
have on mặc, mang
keep out không vào
look after chăm sóc, trông nom look into điều tra
look out (for) cẩn thận
look over xem lại, ktra cẩn thận
look up tra cứu
name after/for đặt tên theo ai pass away chết
pick out chọn
pick up đón
put away cất đi
put back trả lại chỗ cũ
put off hoãn lại
put on mặc quần áo
put up with chịu đựng run into/across tình cờ gặp run out (of) cạn kiệt, hết take after giống nhau take off xuống (xe) think over nghĩ cẩn thận try on thử (quần áo, giày
dép)
turn down giảm (volume) turn up tăng (volume) SUGGEST (making suggestion)
Đưa ra lời đề nghị với động từ “Suggest”
1/- Suggest + V_ing
Ex: He suggested going to the cinema tonight.
They suggested helping poor people in the city.
2/- Suggest + (that) + S + should + V
Ex: She suggests (that) we should help the poor people in the city.
I suggest (that) you should work harder on your promotion.
ADJECTIVE CLAUSES
Mệnh đề phụ tính ngữ
I/- Mệnh đề phụ tính ngữ: là mệnh đề có chức năng như một tính từ: bổ nghĩa cho một danh từ, chủ từ. Mệnh đề phụ tính ngữ thường được bắt đầu với các đại từ quan hệ (relative pronouns) như: who, which, that, where, when, why….
Mệnh đề phụ tính ngữ đứng càng gần danh từ mà nó bổ nghĩa càng tốt.
II/- Cách sử dụng một số đại từ quan hệ
1. Đại từ quan hệ Who: được dùng để thay thế cho một danh từ chỉ người. Đại từ này thường làm chủ ngữ cho mệnh đề tính ngữ.
Ex: - The student has answered the question. He is our monitor The student who has answered the question is our monitor.
(mệnh đề trên bổ nghĩa cho danh từ chỉ người “student”)
2. Đại từ quan hệ Whom: cũng được dùng để thay thế cho một danh từ chỉ người. Đại từ này thường làm tân ngữ cho mệnh đề tính ngữ.
Ex: - This is the girl. I love her.
This is the girl whom I love. (mệnh đề này bổ nghĩa cho danh từ chỉ người là “girl”)
3. Đại từ quan hệ Which: được dùng để thay thế cho một danh từ chỉ đồ vật, con vật. Nó có thể làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho mệnh đề tính ngữ.
Ex: - I dislike reading the books. These books have unhappy endings.
I dislike reading the books which have unhappy endings.
4. Đại từ quan hệ That: được dùng để thay thế cho cả danh từ chỉ người, đồ vật hoặc con vật. Không được dùng trong mệnh đề phụ tính ngữ không hạn định. (xem phần MĐP tính ngữ không hạn định).
Ex: The student who/that has answered the question is our monitor I dislike reading the books which/that have unhappy endings.
5. Đại từ quan hệ Whose: được dùng để thay thế cho các tính từ sở hữu: my, our, their, his, her, và its.
Ex: - The people complained to the police. Their cars were damaged.
The people whose cars were damaged complained to the police.
6. Đại từ quan hệ Where: được dùng để thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn.
Where = in/at/from which
Ex: - We stayed in a hotel. The hotel was very expensive.
The hotel where we stayed in was very expensive.
= The hotel in which we stayed was very expensive.
7. Đại từ quan hệ When: được dùng để chỉ thời gian. When = on/at which Ex: - I’m still afraid of the day. On that day the cruel man attacked me.
I’m still afraid of the day when/on which the cruel man attacked me.
Chú ý: Trong các mệnh đề phụ tính ngữ có đại từ quan hệ làm tân ngữ, chúng ta có thể bỏ đại từ quan hệ đi mà không làm thay đổi nghĩa của câu.
III/- Các trường hợp rút gọn của mệnh đề phụ tính ngữ
1. Rút gọn thành cụm hiện tại phân từ (Present participle phrase) - Nếu mệnh đề phụ tính ngữ có đại từ quan hệ làm chủ ngữ.
- Mệnh đề tính ngữ đó mang nghĩa chủ động (active) - Chúng ta có thể rút gọn thành cụm hiện tại phân từ.
Ex: - The student who has answered the question is our monitor The student answering the question is our monitor.
2. Rút gọn thành cụm quá khứ phân từ (Past participle phrase) - Nếu mệnh đề phụ tính ngữ có đại từ quan hệ làm chủ ngữ.
- Mệnh đề tính ngữ đó mang nghĩa bị động (passive) - Chúng ta có thể rút gọn thành cụm quá khứ phân từ.
Ex: - The hat which is put in my schoolbag is a birthday present.
The hat put in my schoolbag is a birthday present.
– The car which was made in China is very cheap.
The car made in China is very cheap.
IV/- Mệnh đề phụ tính ngữ hạn định và không hạn định Mệnh đề phụ tính ngữ hạn định
(Defining Adjective clause)
Mệnh đề phụ tính ngữ không hạn định
(Non-defining Adjective clause) -. Rất cần thiết cho nghĩa của câu, chúng
ta không được bỏ đi.
-. Không bao giờ bị ngăn cách bởi các dấu phẩy
-. Được bắt đầu bằng bất kì đại từ quan hệ nào.
-. Không cần thiết lắm cho nghĩa của câu, chúng ta có thể bỏ đi mà không làm thay đổi nghĩa.
-. Luôn luôn bị ngăn cách bởi các dấu phẩy.
-. Không bao giờ được bắt đầu bằng đại
từ quan hệ THAT.
Ex: She has a sister who works for a foreign company. (she, maybe, has many sister)
She has a sister, who works for a foreign company. (she has only one sister) - Her brother who has come back from abroad is an experienced engineer.
(She has at least two brother)
Her brother, who has come back from abroad, is an experienced engineer.
(She has only one brother)
ADVERB CLAUSES (3): CONCESSION Mệnh đề phụ trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ
Mệnh đề phụ trang ngữ chỉ sự nhượng bộ thường được bắt đầu bằng: Though, although, eventhough, even if, despite, in spite of, however, whatever.
1/- Although, though, eventhough, even if Although
Though Even though Even if
+ a clause
Ex: Although/Though it rained heavily, they went out with their family.
Even if you don’t like me, I will be here with you.
Even if it takes 10 years, I still wait for her.
Note: Sau mệnh đề chỉ sự nhượng bộ chỉ dùng dấu phẩy (,) không dùng “but”
2/- Despite, In spite of Despite
Inspite of + noun phrase (cụm danh từ) V_ing
Ex: Despite his poverty/ In spite of his poverty, he succeeded in his life.
Despite the bad weather, they continued climbing the mountains.
3/- However = No matter how: cho dù thế nào đi nữa.
However + adj/ adv + S + V…
Ex: However cold the water is, I will swim.
However quickly he ran, he couldn’t catch the bus.
No matter how terrible life is, I always feel optimistic.
4/- Whatever = Whatsoever = No matter what: dù gì đi nữa Ex: Whatever happens, I will love you forever.
Whatever books he reads, he will never learn anything.
MODALS: MAY & MIGHT
Động từ khiếm khuyết “May” và “Might”
1/- MAY a/ Dùng để điễn đạt một khả năng nào đó có thể xảy ra.
Ex: He may like going to the village fair.
She may understand your situation and help you.
There may be a lot of precious stones on Mars.
b/ Dùng để xin phép
Ex: May I come in?
You may come in if you wish.
c/ Dùng trong lời chúc
Ex: May you have merry Christmas. (Chúc bạn Giáng sinh vui vẻ)
May you be healthy and happy. (Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc) 2/- MIGHT
a/ Được dùng như là hình thức quá khứ của “May” khi tường thuật lại lới nói của ai. Ex: He said he might come tomorrow. (Anh ấy bảo ngày mai anh ấy có thế đến)
They said they might be here for the festival. (Họ bảo họ có thể đến tham dự lễ hội)
b/ Dùng để diễn đạt một khả năng có thể có được
Ex: He might get there in time, but I am not sure.
(Có thể anh ấy đến đó đúng giờ, nhưng tôi cũng không chắc lắm) CONDITIONAL SENTENCES (2): Type 2
Câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại hai cũng gồm có 2 phần: Một phần nêu lên điều kện của hành động (gọi mệnh đề phụ - if clause) và một phần nêu lên kết quả của hành động (gọi là mệnh chính – main clause)
1. Cách dùng (Use): Câu điều kiện loại 2 được dùng để diễn tả một hành động không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
2. Hình thức (Form)
IF CLAUSE MAIN CLAUSE