Hệ thống tự chẩn đoán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều hòa tự động ô tô và xây dựng các bài kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BÀI KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG

3.1. Phương pháp kiểm tra,chẩn đoán hư hỏng

3.1.3. Hệ thống tự chẩn đoán

Trong hệ thống tự chẩn đoán, ECU truyền bất kỳ thông tin sự cố nào xảy ra trong đèn chỉ báo, các cảm biến và bộ chấp hành tới bảng điều khiển để hiện thị và thông báo cho kỹ thuật viên biết. Hệ thống này rất có ích cho việc chẩn đoán vì các kết quả tự chẩn đoán được lưu trong bộ nhớ ngay cả sau khi tắt khoá điện OFF.

Những kiểm tra khác nhau có thể được thực hiện thông qua các thao tác bấm nút được chỉ ra như hình vẽ.

Hình 3.2 Hệ thống tự chẩn đoán b) Kiểm tra tín hiệu đèn báo

Các tín hiệu chỉ báo như các công tắc, hiển thị đặt nhiệt độ và kích hoạt tiếng kêu bíp có thể được kiểm tra. Các chỉ báo của công tắc và hiển thị đặt nhiệt độ hiện lên 4 lần rồi tắt.

Hình 3.3: Đèn báo [1]

Ở một số xe, chỉ báo phát âm thanh cho việc kiểm tra hoạt động có thể kêu.

c) Kiểm tra cảm biến

Những sự cố trong quá khứ hoặc hiện tại của cảm biến có thể kiểm tra được.

Khi phát hiện một hoặc nhiều sự cố, thì việc ấn lên công tắc A/C sẽ hiện thị lần lượt từng sự cố một.

Hình 3.4: Kiểm tra cảm biến [1]

 Khi cảm biến bức xạ mặt trời được kiểm tra ở trong nhà, thì có thể hiển thị sự cố mạch bị đứt. Đặt cảm biến bức xạ mặt trời gần thiết bị phát sáng mạch ở trong nhà hoặc dưới ánh sáng mặt trời bên ngoài để kiểm tra cảm biến này (triểm tra cảm biến dưới ánh sáng huỳnh quang không hiệu quả).

 Ở một số xe có phát ra tiếng kêu để phát sự cố d) Kiểm tra bộ chấp hành

Một tín hiệu đầu ra theo mẫu được chuyển tới bộ chấp hành để kiểm tra sự hoạt động của nó.

Kỹ thuật viên có thể kiểm tra sự cố của bộ chấp hành bằng cách truyền tín hiệu từ ECU và kích hoạt các cánh điều khiển thổi khí, cánh điều khiển dẫn khí vào, cánh điều khiển trộn khí và máy nén v.v….

Hình 3.5: Kiểm tra bộ chấp hành [1]

e) Ví dụ quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota.

Quy trình đọc mã lỗi

 Bật công tắc máy ON.

 Nhấn đồng thời nút AUTO và F/R.

 Đèn báo nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra.

...S au khi kiểm tra xong, hệ thống sẽ xuất ra lần lượt các mã lỗi trên bảng hiển thị.

Hình 3.6: Ví dụ màn hình kiểm tra mã lỗi trên xe Toyota

Hình 3.7: Ví dụ mã lỗi hiển thị (Mã 11)

- Khi hệ thống hiển thị mã lỗi chậm, nhấn nút FRONT DEF sẽ thay đổi được bước kiểm tra tiếp theo.

- Mỗi lần nhấn nút FRONT DEF thì màn hình sẽ chuyển sang một bước.

Quy trình xóa mã lỗi :

Để xóa mã lỗi của hệ thống có 2 cách sau :

­ Trong khi hệ thống đang kiểm tra, nhấn cùng lúc 2 nút FRONT DEF và nút REAR DEF.

­ Tháo cầu chì chính trong hộp cầu chì trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn để xóa bộ nhớ của hộp.

Hình 3.8: Hộp cầu chì chính [1]

f) Một số ví dụ về mã tự chẩn đoán trên một số hãng xe tiêu biểu Bảng 3.3: Mã lỗi trên xe Toyota

Mã lỗi Hệ thống Dạng hư hỏng

00 Bình thường

11 Cảm biến nhiệt độ trong xe Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến 12 Cảm biến nhiệt độ môi trường Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến 13 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến 14 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến 21 Cảm biến bức xạ mặt trời Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến 22 Tín hiệu khóa máy nén Máy nén không đóng hoặc hở mạch

cảm biến

23 Áp suất ga Áp suất ga không bình thường.

31 Chiết áp vị trí Cool/Hot Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

32 Chiết áp vị trí Fresh/ Rec Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

33 Chiết áp vị trí Face/ Def Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

Cool/Hot đổi 42 Mô tơ điều khiển cánh gió

Fresh/Def

Tín hiệu vị trí cánh điều khiển không đổi

43 Mô tơ điều khiển cánh gió Face/

Def

Tín hiệu vị trí cánh điều khiển không đổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều hòa tự động ô tô và xây dựng các bài kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)