3.1.1. Quan niệm về khả năng
Khả năng là những yếu tố, những điều kiện về vật chất và tinh thần của cá nhân đảm bảo cho một hoạt động có thể đạt kết quả.
3.1.2. Khả năng quản lý
Khả năng là những yếu tố, những điều kiện về vật chất và tinh thần của người quản lý đảm bảo cho hoạt động quản lý có thể đạt kết quả
+ Những phẩm chất tư tưởng chính trị đạo đức: Bản lĩnh chính trị, lý tưởng cộng sản, lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính quyết đoán, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình,…
+ Hệ thống tri thức khoa học, kinh nghiệm, kỹ năng về chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp và quản lý
+ Tư duy khoa học và tư duy quản lý
+ Các điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tài chính + Độ tuổi
+ Được bầu, bổ nhiệm vào chức vụ nhất định + Sức khỏe
3.2. Năng lực quản lý
3.2.1. Quan niệm về năng lực
Năng lực là những yếu tố đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của một hoạt động đảm bảo cho hoạt động đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả.
3.2.2. Năng lực quản lý
Năng lực quản lý là những yếu tố đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của hoạt động quản lý đảm bảo cho hoạt động quản lý đạt kết quả.
3.3. Một số kỹ năng lao động cần thiết đối với người quản lý 3.3.1. Quan niệm về kỹ năng
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế
3.3.2. Một số kỹ năng lao động cần thiết đối với người quản lý
Quản lý là một nghề chuyên biệt. Để hành nghề quản lý, cán bộ quản lý cần có 3 nhóm kỹ năng: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ và kỹ năng kỹ thuật
3.3.2.1. Kỹ năng nhận thức
Là khả năng thấy được “vấn đề cốt yếu”, yếu tố chính trong những sự kiện, hoàn cảnh đang diễn ra, khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, dự báo; khả năng nhận thức được những mối quan hệ trong tổ chức, giữa tổ chức với bên ngoài
3.3.2.2. Kỹ năng quan hệ
Là khả năng có thể làm việc được với mọi người; là năng lực hợp tác, là khả năng tham gia vào công việc tập thể; là khả năng đoàn kết, quy tụ sức mạnh trí tuệ của mọi người; là khả năng tạo ra môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu, an toàn, kích thích sáng tạo.
3.3.2.3. Kỹ năng kỹ thuật
Là khả năng thực hiện một quy trình công nghệ nào đó
Mức độ quan trọng của những kỹ năng này có thay đổi với các cấp bậc khác nhau trong hệ thống tổ chức. Ví dụ kỹ năng kỹ thuật có vai trò quan trọng nhất với tổ trưởng chuyên môn ở một trường đại học. Kỹ năng nhận thức không quan trọng nhất đối với lãnh đạo cấp cơ sở. Kỹ năng quan hệ quan trọng nhất đối với cán bộ mọi cấp
Các KN Các cấp
Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng quan hệ Kỹ năng kỹ thuật
Người quản lý cấp cao Người quản lý trung gian Người quản lý cấp thấp
Nhóm kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng:
* Kỹ năng phát hiện vấn đề: Nhạy bén trong việc phát hiện các vấn đề của lý luận và thực tiễn. Luôn luôn bám sát tình hình thực tiễn cụ thể để phát hiện vấn đề mới
* Kỹ năng tư duy: Người cán bộ quản lý giáo dục là người giỏi tư duy: tư duy khoa học, tư duy quản lý, tư duy quản lý giáo dục. Bác dạy chúng ta: Hãy nhìn cho rộng, suy cho kỹ”, “hay nghiên cứu xem xét”, “xem xét hoàn cảnh kỹ càng”.
Nhóm kỹ năng kỹ thuật bao gồm
* Kỹ năng lãnh đạo: đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý.
Người quản lý giỏi thường không sa vào công tác sự vụ mà luôn có tư duy sáng tạo để định hướng cho tổ chức
* Kỹ năng lập kế hoạch: nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của tổ chức sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của tổ chức. Kế hoạch là quyết định quan trọng.
Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
* Kỹ năng quản lý chuyên môn nghề nghiệp: Nắm vững hoạt động chuyên môn nghề nghiệp cần quản lý; xây dựng kế hoạch chỉ đạo; lựa chọn những người giỏi nhất làm cán bộ quản lý, chuyên gia, tư vấn, trợ lý; thu hút chuyên viên giỏi;
coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân sự; đảm bảo khách quan, chính xác trong kiểm tra đánh giá.
* Kỹ năng giải quyết vấn đề: Qúa trình giải quyết vấn đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khéo léo và hiệu quả.
* Kỹ năng ra quyết định: quá trình ra quyết định gồm các bước sau: xác định vấn đề cần ra quyết định (đánh giá đúng thực trạng; nghiên cứu lý luận và tình hình thời sự để chỉ ra vấn đề cần tập trung giải quyết); đưa ra các giải đáp (suy nghĩ sáng tạo; kêu gọi mọi người tham gia sáng tạo giải pháp) chấp nhận rủi ro, mạo hiểm; chọn giải pháp tối ưu (xem xét, suy nghĩ kỹ càng; nhìn xa trông rộng;
quyết đoán); thực hiện quyết định (làm rõ; thiết lập cấu trúc thực hiện; trao đổi thông tin; xác định tiến trình; đưa ra ví dụ chuẩn; chấp nhận rủi ro, tin tưởng).
Đánh giá quyết định. Đề ra quyết định, người quản lí sử dụng phối hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp (phương pháp độc đoán; phương pháp phát biểu cuối cùng; phương pháp nhóm tinh hoa; phương pháp cố vấn; phương pháp luật đa số;
phương pháp nhất trí)