CHƯƠNG VIII: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI TOEIC
8.1 Đừng nhồi nhét quá nhiều
Khá nhiều kiến thức bạn phải vận dụng trong bài thi Toeic (cả tiếng Anh giao tiếp thông thường và tiếng Anh thương mại), nhiều khi đòi hỏi bạn phải ghi nhớ rất nhiều từ vựng, cấu trúc. Do đó, việc cố gắng học hết tất cả trong vòng 24h trước kỳ thi sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi, dẫn đến kết quả không tốt. Tốt nhất là hãy hoàn thành hết những phần bài ôn trước kỳ thi ít nhất là 2 ngày.
8.2 Tạm ngưng việc học những môn khác
Học những bài học không liên quan đến Toeic, đọc những bài quá dài, khó sẽ khiến não bộ bạn mệt mỏi và không thể tình táo để bước vào kỳ thi. Điều này cũng bao gồm việc xem phim và đọc những truyện phải tƣ duy, suy nghĩ nhiều.
Vào đêm trước khi thi, hãy cố nghe những bản nhạc nhẹ, xem những bộ phim hài đơn giản, gạt bỏ những bài học hoặc vấn đề khó khăn khác cho tới ngày thi.
8.3 Tránh lẫn lộn với ngôn ngữ khác
Nếu bạn học thêm một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Anh, hãy cố ngƣng việc nói, đọc hoặc nghe những ngôn ngữ đó trước khi đi thi. Hãy để não bộ của bạn chuyển sang chế độ tiếng Anh một cách hoàn hảo cho kỳ thi.
8.4 Ngủ đủ và ngon giấc
Để đạt đƣợc số điểm cao trong kỳ thi Toeic, bạn phải dành ra thời gian nghỉ ngơi hợp lý để không bị cơn buồn ngủ trở ngại việc làm bài thi. Nếu bạn thi vào buổi chiều, cũng đừng nên ngủ nướng, hãy thức dậy vào lúc 7 hoặc 8h sáng, vận động nhẹ nhàng để khởi đầu ngày mới thành công.
8.5 Ăn uống đầy đủ, nhưng đừng ăn quá no
Mặc dù chỉ ngồi yên làm bài, nhƣng bạn cũng sẽ tiêu hao một lƣợng lớn năng lƣợng trong suốt buổi thi bởi vì não bạn phải hoạt động căng thẳng liên tục.
Bạn sẽ cần một lƣợng lớn tinh bột và vitamin từ bánh mì, trứng, chuối... để luôn
tràn đầy năng lƣợng cho kỳ thi. Nhƣng hãy nhớ đừng ăn quá no, điều này sẽ làm bạn dễ buồn ngủ khi đang làm bài thi Toeic.
8.6 Ăn uống lành mạnh, nhưng nên tránh một số chất
Tránh dùng nhiều đường, vì nó sẽ khiến cơ thể bạn đầy năng lượng vào thời gian đầu nhƣng mau chóng mệt mỏi vào cuối buổi. Vitamins và một số thức ăn lành mạnh sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn căng thẳng trong lúc làm bài, nhƣng nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng thì bạn nên dừng lại trong 1 ngày kẻo không đủ khoẻ để tham gia kỳ thi.
8.7 Tập luyện thể dục thể thao
Nếu bạn là người khó mà ngồi yên được liên tục 3 tiếng đồng hồ, hãy tập một vài bài tập nhẹ nhàng vào buổi tối hoặc sáng trước khi thi để kích thích não bộ, tránh những trì trệ của cơ thể, giảm stress và có một thời gian nghỉ xả hơi trước khi thi. Nhưng hãy chắc chắn đừng tập luyện quá sức - lời khuyên tốt nhất là bạn chỉ nên tập khoảng 50-70% bài tập thông thường hàng ngày.
8.8 Cẩn thận với những đồ uống có chất kích thích
Một số người thường giảm căng thẳng bằng cách uống một ly rượu hoặc bia vào buổi tối trước kỳ thi để ngủ ngon hơn. Nhưng đối với nhiều trường họp, việc sử dụng chất gây kích thích sẽ khiến bạn ngủ chập chờn và mệt mỏi khi tỉnh giấc hơn so với bình thường. Bất kỳ một ly rượu bia nào cũng để lại ảnh hưởng xấu cho trí nhớ ngắn hạn (đặc biệt rất quan trọng khi bước vào kỳ thi) và cả việc khiến bạn phải thường xuyên đi vệ sinh hơn. Hãy tránh tối đa việc uống cà phê và trà, vì giống nhƣ quá nhiều chất ngọt, sẽ làm bạn mệt mỏi với những kỳ thi kéo dài như thi Toeic. Uống quá nhiều nước vào đêm trước khi thi cũng không nên.
8.9 Đến sớm trước khi thi, nhưng đừng sớm quá
Việc tìm kiếm nơi thi sẽ khiến bạn căng thẳng nếu không có sự chuẩn bị trước đó. Nhưng đến sớm và dành quá nhiều thời gian để chờ đợi ngoài đường cũng chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và lo lắng. Một cách tốt nhất để tránh những điều trên đó là đến địa điểm thi trước một ngày để nắm rõ hướng đi. Hoặc bạn có thể tận dụng Internet để tìm những quán café gần đó, đến sớm và ăn uống nghỉ ngơi tại quán café, quay trở lại nơi thi trước 20’ bắt đầu.
8.10 Giảm thiểu những lo âu không đáng có
Đặc biệt ở phần thi nghe trong bài thi Toeic, nếu bạn mải mê suy nghĩ đến những vấn đề khác, chỉ bỏ lỡ 1 giây thôi là đã đủ để bạn thiếu hụt thông tin để
chọn đáp án phù hợp. Trước ngày thi vài ngày, hãy quẳng hết những gánh lo đi và thƣ giãn đầu óc, ví dụ nhƣ trả hết tiền hoá đơn, phản hồi những email, thu dọn đồ đạc nhà cửa...
8.11 Lập danh sách những vật dụng cần mang vào phòng thi
Một nguyên nhân cũng dễ gây ra stress đó là việc bạn bỗng dƣng nhớ ra mình để quên một thứ gì đó ở nhà. Hãy lên danh sách và đánh dấu từng vật cần thiết nhƣ: Bản đồ đến phòng thi, CMND hoặc giấy tờ liên quan, bút chì, gôm tẩy, một chai nước suối.. .và hãy nhớ tắt nguồn điện thoại khi vào phòng thi. Hoặc cũng có thể là ghi lại một vài việc cần làm khi ra khỏi nhà, ví dụ nhƣ tắt nguồn điện hay cho mèo ăn chẳng hạn.
8.12 Sử dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi
Ví dụ: Bạn có thể nghe một bản nhạc tiếng Anh trên đường đến phòng thi để giúp cho bản thân làm quen với tiếng Anh một cách tối ƣu nhất.
8.13 Đừng cố đọc bất kỳ cuốn sách tiếng Anh nào nữa.
Hãy thƣ giãn đầu óc bằng cách cất hết những cuốn giáo trình Toeic, và đừng cố nhồi nhét kiến thức trong vòng 24h trước khi thi.
8.14 Làm mọi việc một cách nhẹ nhàng.
Đọc một thứ gi đó bằng tiếng Anh là một cách hữu hiệu để chuẩn bị sẵn sàng ngay từ những phút đầu tiên của kỳ thi, nhƣng cách này chỉ dành cho những ai đọc báo tiếng Anh mỗi ngày. Đối với những bạn khác, hãy cố làm mọi việc một cách nhẹ nhàng nhất có thể, vì chỉ còn 24h nên đừng để cơ thể trở nên mệt mỏi. Một tiêu đề hoặc một bài báo cũ đã đọc rồi cũng là một cách thức để chuẩn bị kĩ lƣỡng cho kỳ thi.
8.15 Trò chuyện thoải mái với mọi người.
Bạn có thể dành ra khoảng 5’ để trò chuyện bằng tiếng Anh với bạn thi cùng phòng trước khi bắt đầu làm bài thi, điều này sẽ giúp cho bạn có một sự khởi đầu tốt để hoàn thành bài thi Toeic một cách thành công nhất.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PART I ... 1
1.1 Tranh có nhiều vật ... 1
1.2 Tranh miêu tả vị trí và trạng thái của sự vật ... 2
1.3 Một số cụm từ hay xuất hiện trong phần nghe tranh một người ... 2
1.4 Một số cụm từ hay xuất hiện trong phần nghe tranh nhiều người ... 3
1.5 Một số cụm từ hay xuất hiện trong phần nghe tranh đồ vật ... 3
1.6 Một số cụm từ xuất hiện trong phần nghe tranh phong cảnh thiên nhiên ... 4
CHƯƠNG II: PART II ... 5
2.1 Phân tích cấu trúc trả lời và một số cụm từ quan trọng trong câu hỏi When ... 5
2.1.1 Cấu trúc câu trả lời ... 5
2.1.2 Một số cấu trúc về When - question ... 6
2.2 Phân tích cấu trúc trả lời và một số cụm từ quan trọng câu hỏi Where
2.2.1 Cấu trúc câu trả lời cơ bản ... 6
2.2.2 Cụm trạng từ chỉ nơi chốn ... 6
2.2.3 Một số cấu trúc về Where - question thường xuyên xuất hiện trong đề
thi ... 6
2.3 Phân tích câu trả lời và một số cụm từ hay xuất hiện trong câu hỏi Who ... 7
2.3.1 Cấu trúc câu trả lời ... 7
2.3.2 Danh sách tên phòng ban cũng nhƣ vị trí trong công ty hay xuất hiện 7
2.4 Phân tích câu trả lời và một số cụm từ hay xuất hiện trong câu hỏi How ... 8
2.4.1 Cấu trúc câu trả lời ... 8
2.4.2 Những câu hỏi cần thiết hay xuất hiện trong kỳ thi Toeic ... 8
2.5 Phân tích câu trả lời và một số cụm từ hay xuất hiện trong câu hỏi Why ... 8
2.5.1 Cấu trúc câu trả lời ... 8
2.5.2 Một số cấu trúc hay xuất hiện trong kỳ thi Toeic ... 9
2.6 Phân tích câu trả lời và một số cụm từ hay xuất hiện trong câu hỏi What .. 9
2.6.1 Cấu trúc câu trả lời ... 9
2.6.2 Một số cấu trúc hay xuất hiện: ... 9
2.7 Phân tích câu trả lời và một số cụm từ hay xuất hiện trong câu hỏi Yes/ No ... 9
2.7.1 Cấu trúc trả lời ... 9
2.7.2 Một số câu hay xuất hiện trong là thi Toeic ... 10
2.8 Phân tích câu trả lời và một số cụm từ hay xuất hiện trong Tag question và câu hỏi phủ định ... 10
2.8.1 Cấu trúc câu trả lời ... 10
2.8.2 Một số câu hỏi hay xuất hiện trong kỳ thi Toeic ... 10
CHƯƠNG III: PART III ... 11
3.1 Bài hội thoại liên quan đến hội họp/ Công việc văn phòng... 11
3.1.1 Một số mẫu câu hỏi thường gặp ... 11
3.1.2 Từ vựng hay xuất hiện trong dạng bài này ... 11
3.2 Bài đối thoại liên quan đến du lịch, giải trí ... 12
3.2.1 Một số mẫu câu thường gặp ... 12
3.2.2 Từ vựng hay xuất hiện trong dạng bài này ... 13
3.3 Bài đối thoại liên quan đến mua sắm/ nhà hàng ... 13
CHƯƠNG IV: PART IV ... 16
4.1 Mẹo làm bài nghe chủ đề Public Announcements (thông báo) ... 16
4.2. Mẹo làm bài nghe chủ đề Advertisements, Radio Broadcasts, Traffic
Announcements ... 17
4.3 Mẹo làm bài nghe chủ đề News ... 18
4.4 Mẹo làm bài nghe chủ đề Recorded messages, operating instructions (Tin nhắn ghi âm, chỉ dẫn hoạt động) ... 19
4.5 Mẹo làm bài nghe chủ đề Work announcements (Thông báo trong công việc) ... 21
4.6 Mẹo làm bài nghe theo chủ đề Reports (báo cáo) ... 22
4.7 Chủ đề Work announcements (Thông báo trong công việc) ... 23
CHƯƠNG V: PART V ... 25
5.1 Mẹo về danh từ ... 25
5.2 Mẹo về tính từ ... 26
5.3 Mẹo về trạng từ ... 26
5.3.1 Cấu tạo trạng từ ... 26
5.3.2 Các cặp trạng từ hay bẫy trong bài thi Toeic ... 26
5.3.3 Mẹo chung về trạng từ ... 27
5.4 Mẹo về sự đồng thuận giữa chủ ngữ và động từ ... 27
5.4.1 Chia động từ số ít (is/ was/ has/ Vs,es) khỉ chủ ngữ là:... 27
5.4.2 Chia động từ số nhiều (are/ were/ have/ V) khi chủ ngữ là: ... 27
5.4.3 Dạng đặc biệt ... 28
5.5 Mẹo về mệnh đề quan hệ ... 28
5.6 Mẹo về rút gọn mệnh đề chung chủ ngữ ... 28
5.6.1 Dạng chủ động ... 28
5.6.2 Dạng bị động ... 28
5.7 Mẹo về câu điều kiện + dạng rút gọn câu điều kiện, có 4 dạng câu điều kiện trong bài thi Toeic ... 28
5.7.1 Câu điều kiện loại 0... 28
5.7.2 Câu điều kiên loại 1... 29
5.7.3 Câu điều kiện loại 2... 29
5.7.4 Câu điều kiện loại 3... 29
5.8 Mẹo về dạng so sánh ... 30
5.8.1 So sánh bằng ... 30
5.8.2 So sánh không bằng ... 30
5.8.3 So sánh hơn ... 30
CHƯƠNG VI: PART VI ... 32
CHƯƠNG VII: PART VII ... 33
7.1 Hướng dẫn giải part 7 phần 1 ... 33
7.2 Hướng dẫn giải part 7 phần 2 ... 35
7.2.1 Dạng bài đọc liên quan đến thƣ tín ... 35
7.2.2 Dạng bài đọc liên quan đến thông báo ... 37