CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Một phần của tài liệu Giao Trình Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy (Trang 211 - 218)

I . THỜI GIAN BIỂU THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC CN CHẾ TẠO MÁY

Để thực hiện đồ án môn học có chất lượng nên phân bố thời gian một cách hợp lý theo khối lượng của từng phần công việc trong đồ án. Hàng tuần các cán bộ hướng dẫn phải có trách nhiệm kiểm tra khối lượng công việc theo thời gian kế hoạch đề ra. Nếu thấy thời gian chậm trễ phải có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở. Trường hợp thấy sinh viên quá chậm trễ trong công việc sau khi nhắc nhở nhiều lần (khoảng 3 lần phụ đạo liên tiếp) có thể báo với bộ môn, khoa, không cho phép sinh viên tiếp tục thực hiện đồ án. Coi như sinh viên đã vi phạm kế hoạch thực hiện đồ án (giống như việc bên B đã không thực hiện đúng kế hoạch đã ghi trong hợp đồng thiết kế và bên A cắt đứt hợp đồng với bên B). Cần phải ghi nhớ rằng chỉ có thể thực hiên đúng theo kế hoạch đã đề ra thì đồ án mới đạt chất lượng tốt.

Bảng 1.1 Kế hoạch thực hiện đồ án môn học

Tuần Nội dung công việc phải làm Ghi chú

1

Nhận nhiệm vụ thiết kế.

Xác định dạng sản xuất.

Chọn phương án kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết (thiết kế bản vẽ chi tiết đúng theo yêu cầu kỹ thuật).

Phân tích chi tiết gia công, chọn phương pháp thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết cơ khí.

03/10/2011

2

Chọn dạng phôi và phương pháp chế tạo phôi.

Xác định lượng dư tổng cộng cho các bề mặt gia công, dung sai kích thước phôi, góc nghiêng thoát khuôn, bán kính góc lượn, độ nhám bề mặt phôi.

Hình thành bản vẽ phôi.

3

Chọn tiến trình gia công (chọn phương pháp gia công, chọn chuẩn, chọn trình tự gia công các bề mặt, xác định các sai số gia công).

213 nguyên công, chọn máy đồ gá, dụng cụ cắt, dụng cụ đo và dung dịch

trơn nguội.

4

Tính lượng dư trung gian theo phương pháp phân tích (cho một bề mặt trong và một bề mặt ngoài của chi tiết)

Tra lượng dư trung gian cho các bề mặt còn lại.

Tính kích thước trung gia cho từng bước công nghệ.

5

Xác định chế độ cắt (chiều sâu cắt, số lần cắt, lượng ăn dao, tốc độ cắt, số vòng quay, công suất cắt, chọn lại máy theo công suất. Bằng phương pháp phân tích cho một bề mặt trong và một bề mặt ngoài của chi tiết) Dùng phương pháp tra bảng chế độ cắt (trong sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1,2,3) cho các bề mặt còn lại.

Xác định thời gian cơ bản và thời gian nguyên công.

6

Tính toán thiết kế đồ gá (xác định nhiệm vụ kỹ thuật, sơ đồ nguyên lý, tính sai số đồ gá, tính lực kẹp tính bền cho một số chi tiết...).

Vẽ bản vẽ đồ gá.

7 Vẽ các bản vẽ sơ đồ nguyên công.

8

Hòan chỉnh bản vẽ phôi.

Hòan chỉnh bản vẽ đồ gá

Viết hoàn chỉnh và đóng thuyết minh ĐAMH CNCTM.

9 Chuẩn bị bảo vệ, lấy chữ ký và nhận xét của giảng viên hướng dẫn.

Bảo vệ đồ án dự định ngày 10/12/2011

03/12/2011

II . BẢO VỆ ĐỒ ÁN MÔN HỌC CN CHẾ TẠO MÁY

Việc đánh giá ĐAMH được thực hiện qua hình thức bảo vệ đồ án.

Mục đích của vệc bảo vệ đồ án là đánh giá khả năng của sinh viên trong việc áp dụng kiến thức đã học, nghiên cứu vào việc thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể.

Để được phép bảo vệ, sinh viên phải hòan thành đồ án đúng thời gian quy định, đản bảo đỳng khối lượng và chất lượng, tham gia hơn ắ số buổi phụ đạo của giảng viờn hướng dẫn, được giảng viên hướng dẫn ký thông qua cả phần thuyết minh và bản vẽ.

Việc chấm đồ án thường do 1÷3 giảng viên có kinh nghiệm thực hiện đối với mỗi nhóm từ 1÷ 4 sinh viên. Giảng viên chấm không phải là giảng viên hướng dẫn đồ án của sinh viên.

Khi bảo vệ sinh viên phải bình tĩnh, tự tin và khiêm tốn, trình bày một cách mạch lạc vấn đề đã giải quyết trong đồ án. Thứ tự trình bày các vấn đề đại loại giống như bố cục trong thuyết minh với việc sử dụng các bản vẽ.

Để trình bày một cách lưu loát nhanh chóng sinh viên nên chuẩn bị trước ở nhà những vấn đề quan trọng cần trình bày. Nên nói vắn tắt các kết quả lựa chọn và tính toán khi thiết kế.

Không liệt kê các con số vì chúng đã được ghi trên bản vẽ mà chỉ nên trình bày phương án công nghệ đã lựa chọng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Nên chuẩn bị các phương án kiểm tra độ chính xác vị trí tương quan của chi tiết để khi được hỏi trình bày cho tốt.

Thời gian sinh viên trình bày đồ án 10 phút.

Thời gian hỏi của giảng viên chấm và trả lời của sinh viên khoảng 10 – 15 phút.

Các câu hỏi có thể liên quan tòan bộ đến toàn bộ các vấn đề được giải quyết trong đồ án.

Sinh viên phải sẵn sàng trả lời một cách chính xác, giải thích một cách rõ ràng mạch lạc về các quyết định của mình trong đồ án.

Thí dụ các câu hỏi như sau:

- Phương pháp chế tạo phôi và vật liệu mà anh (chị) đã chọn là gì? Tại sao? Phân tích các ưu, nhược điểm so với các phương pháp chế tạo phôi khác.

- Điều kiện kỹ thuật nào của chi tiết là quan trọng nhất? Kiểm tra các điều kiện đó như thế nào?

- Chuẩn thô đã chọn là mặt nào? tại sao lại chọn nó?

- Chuẩn tinh thống nhất được chọn là mặt nào? tại sao lại chọn nó?

- Trình tự gia công các bề mặt đã chọn là gì? Có dám chắc rằng đó là phương án tốt nhất hay không.

- Phương án gia công đã chọn là gì? Tại sao lại chọn nó mà không chọn phương pháp khác? Độ chính xác gia công và độ nhám bề mặt đạt được của phương pháp này có đảm bảo theo phương án gia công đã chọn và bằng bao nhiêu?

- Máy công nghệ được chọn là gì? Tại sao lại chọn nó? Chọn máy khác có hơn hay không? Máy có đảm bảo chất lượng và năng suất gia công?

- Đồ gá được chọn là gì? Tại sao lại chọn nó? Phân tích định vị và kẹp chặt (khống chế bao nhiêu bậc tự do)? Sai số của đồ gá? Sai số chuẩn bằng bao nhiêu? Đồ gá có đáp ứng được năng suất yêu cầu và độ chính xác gia công?

- Lựa chọn đồ gá và phương pháp gia công có khả năng tự động đat kích thước gia công hay không?

- Dụng cụ cắt đã chọn là gì? Các thống số hình học quan trọng? Vật liệu của phần cắt là gì? Tại sao phải chọn nó?

- Các thông số của chế độ cắt đã xác định có hợp lý không? Chứng minh các vấn đề đã

215 - Kích thước của các bước trung gian xác định có đúng không? Chứng minh các vấn đề

đã xác định?

- Công dụng và nguyên lý làm việc của đồ gá ra sao? Kết cấu của đồ gá có hợp lý hay không? Sai số đồ gá bằng bao nhiêu? Đảm bảo sai số như thế nào? Lắp ráp đồ gá như thế nào? Phương pháp đảm bảo độ chính xác yêu cầu đối với đồ gá? Lắp ráp, điều chỉnh đồ gá như thế nào?

...

Nói chung sinh viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả mọi vấn đề để khẳng định mình chứng minh rằng QTCN mà mình đã thiết kế là hợp lý, là có tính thực tế. Nắm vững lý thuyết về công nghệ chế tạo máy và áp dụng một cách nhuần nhuyễn vào việc thiết kế QTCN gia công các chi tiết khác nhau trong ngành công nghệ chế tạo máy là mục đích cuối cùng của việc đào tạo sinh viên ngành cơ khí. Do đó đòi hỏi ở mỗi sinh viên phải có những nỗ lực rất lớn để hoàn thành đồ án này.

III . CHO ĐIỂM KHI BẢO VỆ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Việc cho điểm khi bảo vệ đồ án môn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Khối lượng và chất lượng đồ án môn học.

- Kỹ năng trình bày.

- Chất lượng các câu trả lời khi được hỏi.

- Quan điểm công nghệ của người chấm.

Ba yếu tố trên quyết định. Yếu tố thứ tư chỉ ảnh hưởng rất nhỏ và chỉ có trong trường hợp những vấn đề công nghệ còn đang tranh cãi. Điều quan trọng nhất là sinh viên phải tự tin cách thuyết phục chứng minh giải pháp công nghệ của mình là đúng (theo những điều đã học, nghiên cứu tài liệu và theo quan điểm của mình). Sinh viên không được nói rằng giải pháp đã chọn là do ý người hướng dẫn. Người hướng dẫn chỉ gợi ý các phương án, còn việc quyết định thực hiện hay không phải là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thiết kế chính là các sinh viên. Việc lấy người hướng dẫn ra (đỡ đòn) chứng tỏ sự kém cỏi của sinh viên trong việc thiết kế, gây thêm rắc rối, có thể dẫn đến trượt khi bảo vệ.

Việc cho điểm khi ĐAMH là rất khó. Một đồ án có thể đạt nếu căn cứ vào bản vẽ và thuyết minh không phát hiện ra sai sót nhưng vẫn bị rớt nếu người bảo vệ không chứng minh được tính đúng đắn của các quyết định trong thuyết minh hay trên bản vẽ. Ngược lại một đồ án có thể có những thiếu sót khi lựa chọn phương án và khi tính toán, khi thực hiện các bản vẽ (những thiếu sót không nghiêm trọng) vẫn có thể chấm là đạt nếu sinh viên biết nhận ra những thiếu sót của mình và có biện pháp khắc phục, biết nắm vững cơ sở lý thuyết và các lý giải các vấn đề một

cách trôi chảy và thuyết phục. Nhưng dù sao thì cũng nên có một phương pháp đánh giá sao cho thật khách quan không phụ thuộc vào ý chí của người chấm.

Chúng tôi đề nghị phương pháp sau:

PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM KHI CHẤM ĐỒ ÁN MÔN HỌC CNCTM

Khi chấm đồ án môn học công việc phần lớn là liên quan đến các bản vẽ mà sinh viên đã thực hiện. Tòan bộ kết quả lao động của sinh viên đều đã thể hiện trên bản vẽ. Khi có nghi ngờ về kết quả tính toán mới cần xem thuyết minh, hoặc khi cần kiểm tra xem phương pháp tính của sinh viên có đúng không, xem sinh viên có thực sự hiểu biết và nhớ những gì sinh viên đã làm.

Kết quả tính toán có khớp với những gì ghi trên bản vẽ hay không. Có nhiều sinh viên không hiểu những điều do chính tay mình viết.

Do đó chúng tôi đề nghị nên chấm theo từng phần của bản vẽ. Cách làm như sau:

Mỗi bản vẽ chấm theo thang: 10 ÷20 điểm.

Lấy trung bình cộng các điểm trên và quy tròn đến số nguyên gần nhất.

Việc cho điểm khi xem xét mỗi bản vẽ được thực hiện tùy theo nội dung của bản vẽ, cách trình bày và chất lượng các thông tin ghi trên bản vẽ. Vì vậy chúng tôi đưa ra khung thang điểm để mọi người tham khảo khi chấm ĐAMH CNCTM.

1. BẢN VẼ CHI TIẾT: 10 điểm trong đó:

- Thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật: 2 điểm.

- Kết cấu của chi tiết mang tính công nghệ cao: 2 điểm.

- Các yêu cầu kỹ thuật được xác định hợp lý, đáp ứng với chức năng phục vụ và khả năng chế tạo: 3 điểm.

- Có các biện pháp kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật đã nêu ra: VD như kiểm tra độ không song song, độ không vuông góc, độ không đồng tâm, độ đồng trục... độ chính xác về kích thước, độ nhám và độ cứng các bề mặt: 3 điểm.

2. BẢN VẼ PHÔI: 10 điểm trong đó:

- Xác định đúng dang phôi và phương pháp dhế tạo phôi: 2 điểm.

- Xác định đúng lượng dư gia công tổng cộng bằng cách tra bảng hay phân tích, góc nghiêng, bán kính góc lượn: 2 điểm.

- Xác định đúng kích thước dung sai và độ nhám bề mặt phôi : 2 điểm.

- Xác định hình dạng phôi hợp lý ( thêm lượng dư để làm cho phôi có biên dạng đơn giản tốn thêm vật liệu nhưng bớt được chi phí chế tạo khuôn, giá thành phôi thấp và giá thành chi tiết thấp, hợp lý hóa tính công nghệ trong kết cấu: 2 điểm.

217 3. MỖI BẢN VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN CÔNG: 10 điểm trong đó

- Bản vẽ thực hiên đúng theo yêu cầu kỹ thuật và các quy định chung: 1 điểm.

- Chọn chuẩn công nghệ và bề mặt gia công đúng, sơ đồ gá đặt đúng: 1 điểm.

- Chọn đúng đồ gá: 2 điểm.

- Chọn đúng dụng cụ cắt: 1 điểm.

- Xác định đúng lượng dư trung gian, kích thước trung gian đúng: 1 điểm.

- Xác định chiều sâu cắt, số lần cắt, lượng chạy dao và tốc độ cắt, thời gian gia công cơ bản đúng: 2 điểm.

- Xác định dung sai kích thước gia công, độ nhám bề mặt gia công đúng: 2 điểm.

4. BẢN VẼ ĐỒ GÁ CÔNG NGHỆ: 10 điểm trong đó

- Thực hiện bản vẽ đúng yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật và các quy định chung: 1 điểm.

- Kết cấu đồ gá thể hiện đầy đủ, rõ ràng: 1 điểm.

- Sơ đồ gá đặt và nguyên lý làm việc của đồ gá trình bày rõ ràng: 1 điểm.

- Kết cấu của đồ gá hợp lý có tính công nghệ cao trong lắp ráp, chế tạo và sử dụng: 1 điểm.

- Xác định sai số đồ gá xác định đúng, lực kẹp xác định đúng: 1 điểm.

- Các yêu cầu về độ chính xác các mối ghép, độ chính xác về vị trí tương quan đúng: 1 điểm.

- Các yêu cầu về vật liệu, chất lượng bề mặt, đặc biệt là của các chi tiết định vị và kẹp chặt xác định đúng: 2 điểm.

- Xác định đúng phương pháp lắp ghép để đạt độ chính xác yêu cầu của đồ gá: 2 điểm.

5. THUYẾT MINH : 10 điểm trong đó - Viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Bố cục chặt chẽ: 1 điểm.

- Kết quả tính tóan tin cậy: 2 điểm.

- Các công thức và các số liệu tra cứu đều ghi rõ nguồn gốc theo quy định: 1 điểm.

- Các phương án lựa chọn trong thuyết minh đều có lý giải một cách thuyết phục: 2 điểm.

- Nắm vững các công thức, ký hiệu và đơn vị tính: 1 điểm.

- Các hình và sơ đồ trong thuyết minh (sơ đồ gá đặt, sơ đồ tính sai số gá đặt, lực kẹp...) trình bày đúng: 2 điểm.

IV. NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG PHẠM PHẢI KHI THIẾT KẾ VÀ BẢO VỆ ĐỒ ÁN Trong quá trình làm đồ án sinh viên thường phạm phải các sai lầm sau:

1) Không làm đúng tiến độ thiết kế. Việc này rất nguy hiểm vì đến cuối giai đọan sinh viên phải đầu tư quá nhiều thời gian cho làm ĐAMH, sinh viên bỏ bê các môn học lý thuyết khác, ảnh hưởng đến chất lượng học tập nói chung.

2) Làm ẩu. Do không nắm vững lý thuyết, không biết cách thực hiện đồ án. Không theo các buổi phụ đạo thiết kế và hướng dẫn. Dẫn đến đồ án thực hiện không có chất lượng. Các phương án lựa chọn không hợp lý, việc tính toán không đủ tin cậy, thậm chí không hiểu chính việc mình làm.

3) Trình bày lý thuyết không tuân thủ theo các quy định đối với các tài liệu bằng chữ của tiêu chuẩn TCVN. Thí dụ: bố cục không chặt chẽ, hình vẽ và các công thức sai quy định, các thông số tra cứu không ghi rõ nguồn gốc....

4) Nhầm lẫn trong công việc xác định lượng dư, kích thước trung gian, chế độ cắt và thời gian gia công cơ bản.

5) Xác định không đúng sai số gá đặt khi thiết kế đồ gá. Lập sơ đồ tính lực kẹp chi tiết trên đồ gá sai nên xác định lực kẹp sai.

6) Trong quá trình định vị và kẹp chặt chi tiết không hiểu rõ những nguyên tắc khi chọn chuẩn dẫn tòan bộ nguyên công đó bị sai về (chất lượng của chi tiết và năng suất, giá thành sản phẩm trong quá trình gia công). Thí dụ thường bị sai: Chọn chuẩn định vị khống chế quá 1 lần số bậc tự do gây ra siêu định vị. Chuẩn thô chọn nhiều lần, chuẩn tinh không phải là chuẩn tinh thống nhất.

7) Bản vẽ đồ gá, bản vẽ chi tiết, bản vẽ phôi và sơ đồ nguyên công trình bày sai quy định của vẽ kỹ thuật.

8) Trên bản vẽ phôi không ghi đầy đủ các thông tin cần thiết của một bản phôi. Thí dụ không ghi các yêu cầu kỹ thuật của phôi, kích thước phôi không có dung sai, không ghi độ nhám bề mặt phôi...

9) Trên bản vẽ sơ đồ nguyên công không ghi kích thước trung gian và dung sai của bề mặt gia công hoặc có ghi nhưng sai với kết quả phân tích hoặc tra bảng.

10) Kết cấu đồ gá thực hiện quá sơ sài, nguyên lý hoạt động không được, không đảm bảo độ chính xác gia công, trong quá trình gia công không tự động đạt kích thước..

11) Không có ghi điều kiện kỹ thuật và đặc tính kỹ thuật của đồ gá.

Khi bảo vệ thường mắc những sai lầm sau:

12) Trình bày không mạch lạc, lưu loát, lúng túng và mất bình tĩnh. Đợi giảng viên giục mới nói tiếp gây ấn tượng khó chịu cho người chấm, ảnh hưởng đến kết quả bảo vệ.

13) Chưa rõ câu hỏi đã trả lời.

14) Xác định sai số bậc tự do mà chi tiết bị khống chế khi gá đặt.

15) Không biết cách kiểm tra các sai số vị trí tương quan giữa các bề mặt.

Một phần của tài liệu Giao Trình Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy (Trang 211 - 218)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)