Theo Trần Việt Phương thì: “Toàn cầu hóa kinh tế là những mối quan hệ kinh tế vượt qua biên giới quốc gia vươn tới quy mô toàn thế giới đạt trình độ và chất lượng mới”.
Theo nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ toàn quốc IX thì: “ Toàn cầu hoá là sự tự do hoá thương mại, thị trường. Toàn cầu hoá đó là tiến trình toàn cầu toàn cầu hoá về kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội được đẩy nhanh bởi công nghệ tin học và viễn thông”.
Như vậy, toàn cầu hoá trước hết nó phải là một mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội nhưng những mối quan hệ này phải vượt ra khỏi biên giới một quốc gia, nghĩa là nó phải có sư thông thương về một trong các lĩnh vực trên với các nước khác. Nếu nó chỉ đơn thuần ở một quốc gia thì đây không thể gọi là toàn cầu hoá được. Trước kia, thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nền kinh tế nước ta gần như đóng cửa hoàn toàn hầu như không giao lưu buôn bán với một nước nào (ngoài một số nước XHCN). Do vậy ngoại thương nước ta phát triển ở một mức độ cực kỳ thấp và đây chính là nguyên nhân khiến nền kinh tế nước ta trì trệ, chậm phát triển. Nhưng với quá trình phát triển của thế giới yêu cầu về giao lưu buôn bán, trao đổi trên thế giới đã phá bỏ cơ chế cũ và thay vào đó là cơ chế quản lý theo kiểu cơ chế thị trường. Thực tế từ năm 1986 đến nay nước ta đang ngày một đổi mới và phát triển, tuy với tốc độ phát triển chưa cao xong cũng đã đáp ứng phần nào yêu cầu của quá trình hội kinh tế trong khu vực và trên thế giới hiện nay.
Tính tất yếu của quá trình toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá đã và đang là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của thế giới.
Với quá trình phân công lao động quốc tế càng ngày đi vào chiều sâu và sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Quá trình này được thể hiện rất rõ trong sự gia tăng rất nhanh của trao đổi quốc tế về thương mại, dịch vụ tài chính. Cùng với sự hình thành các khu thương mại tự do và các khối liên kết trên thế giới như các tổ chức WTO, OECD, APEC, WB (ngân hàng thế giới), IMF (quỹ tiền tệ quốc tế).Thế giới đang sống trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ.
Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những quan hệ kinh tế gắn bó, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, nó giúp các quốc gia trên thế giới hiểu biết nhau, bổ xung và hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, toàn cầu hoá có tính chất hai mặt, nó vừa mang tính hợp tác, vừa mang tính cạnh tranh giữa các quốc gia không chỉ giữa các nước phát triển với nhau mà cả giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Vì thế, toàn cầu hóa tạo ra cho các quỗc gia những cơ hội và thách thức trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động, giải quyết tình trạng thất nghiệp đang ngày một tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển
Đối với Việt Nam, nhận thức được xu hướng tất yếu của toàn cầu hoá nên đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để có thể tạo ra nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trực tiếp. Khi đó cầu về lao động sẽ tăng lên, đây chính
là yếu tố có thể tạo ra nhiều việc làm cho người lao động kể cả những lao động không có chuyên môn.
Trong thời gian qua, chúng ta đã tiến hành hội nhập ở nhiều mức độ và nhiều lộ trình khác nhau. Ở mức độ đơn phương, năm 1998 Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và thương mại một cách động lập không phụ thuộc vào các cam kết quốc tế như cải cách tỷ giá hối đoái, cắt giảm thuế xuất khẩu và nhập khẩu, bãi bỏ độc quyền ngoại thương của nhà Nước, trao quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cho các địa phương và các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân.
Cụ thể:
• Ngày 25/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN).
• Ngày 15/6/1996 ta gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC) và tháng 11/ 1998 đã trở thành viên chính thức của tổ chức này.
• Tháng 3/1996, ta đã gia với tư cách thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM).
• Năm 1995, Việt Nam chính thức đề nghị gia nhập WTO, và hiện nay đang thực hiện nhiều biện pháp để mau chóng trở thành thành viên của WTO.
• Ngày 15/12/1995,Việt Nam chính thức tham gia tổ chức AFTA (khu mậu dịch tự do ASEAN) bằng việc ký Nghị định thư tham gia hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định CEPT quy định các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hoá có xuất xứ ASEAN theo lộ trình trong vòng 15 năm với mức thuế xuất cuối cùng là 0-5%. Việt Nam bắt đầu thực hiện CEPT từ ngày 1/11996 và hoàn thành 1/12006.
Nhật thấy được tính tất yếu và vai trò quan trọng của toàn cầu hoá như vậy nước ta đã chủ động tích cực khi tham gia và hội nhập, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá sẽ tạo cơ hội cho các nhà kinh tế, nhà khoa học Việt Nam tiếp thu tiến bộ khoa học của thế giới, tiếp cận tác phong lao động công nghiệp từ đó chúng ta có thể nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực khi tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, rút ngắn khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào thì số lượng lao động chất lượng cao này sẽ đáp ứng phần nào yêu cầu của họ và tất nhiên sẽ tạo thêm một số công ăn việc làm cho người lao động
Ngoài ra hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì thị trường lao động sẽ được mở rộng thông qua việc xuất khẩu lao động sang các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...làm cho thị trường lao động của nước ta sôi động hẳn lên. Bởi xuất khẩu lao động vừa tạo ra
công ăn việc làm cho người lao động vừa góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của xã hội. Tính đến năm 2001 đã có 310.000 lao động và chuyên gia Việt Nam sang làm việc làm việc tại 40 và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm nghề khác nhau. Năm 2002 đã đưa 46.120 người đi làm việc tại nước ngoài, tăng 24,46% so với năm trước và tăng 21,37%
so với kế hoạch, trong đó có 13.200 lao động sang Đài Loan, 20.000 lao động sang Hà Quốc. Xuất khẩu lao động ra thị trường đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống đào tạo việc làm, nâng c0ao chất lượng nguồn nhân lực.