CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ PLC S7-300 VÀ WINCC
2.2. Giới thiệu về Simatic S7-300
2.2.10. Các module của chức năng soạn thảo
Tag Management giúp quản lý các biến trong quá trình hoạt động của WinCC. Nó giúp xác định cấu hình để hệ thống tự động (AS) có thể giao tiếp với WinCC thông qua bộ điều khiển giao tiếp. Việc chọn bộ điều khiển (Driver) phụ thuộc vào loại PLC sử dụng. Các nhóm Tag và Tags dùng trong Projects của WinCC thì được định nghĩa trong Tag Management.
Tags được dùng trong WinCC biểu thị các giá trị thực, ví dụ như mực nước của 1 hồ nước, hoặc các giá trị bên trong được tính toán hay mô phỏng bên trong WinCC.
Các tag của quá trình (“tag ngoài”, “tag công suất”) là các vị trí bộ nhớ bên trong PLC hay một thiết bị tương tự. Vì thế, ví dụ như mực nước của hồ nước
sẽ được đo bởi các cảm biến mức và được lưu vào PLC. Thông qua một kết nối, các kênh truyền sẽ truyền giá trị của mực nước vào trong WinCC.
Các tag nội(internal tag) là các vị trí của bộ nhớ trong WinCC, có các chức năng như là một PLC. Chúng có thể được tính tóan và sửa đổi trong WinCC.
Các nhóm tag được dùng để sắp xếp các tag theo các cấu trúc nào đó. Tất cả các tag có thể được sắp xếp thành các nhóm tag để tăng tính rõ ràng.
Hình 2.4 Các nhóm Tag và Tags trong Tag Management của WinCC 2.2.10.2. Graphics Designer
Khi ta mở cửa sổ Graphics Designer xẽ xuất hiên giao diện sau:
Hình 2.5 Cửa sổ Graphics Designer
Để tối ưu hóa màn hình desktop của bạn, bạn nên sắp xếp các thanh menu và các menu palette như hình trên Để thay đổi kích thước của Object và Style - palettes, bạn phải kéo thả chúng vào cửa sổ của file bằng phím trái của chuột. Di chuyển con trỏ qua lại khung của palette cho đến khi nó thay đổi thành dạng mũi tên kép, sau đó kéo khung của palette theo kích thước mong muốn.
* Color Palette :
Gán màu cho đối tượng được lựa chọn. Ngoài16 màu tiêu chuẩn, bạn có thể dùng các màu mà bạn tự xác định.
* Object Palette :
Chứa các đối tượng tiêu chuẩn (Standard Object) (ví dụ như Polygon, Ellipse, Rectangle, etcl); đối tượng thông minh (Smart Object) (ví dụ như OLE control, OLE Elememt, I/O Fields, etc.), và đối tượng của Windows (Window
Objects) (ví dụ như Button, Check Box, etc.)
*Style Palette :
Các sự thay đổi về hình dạng của đối tượng được lựa chọn . Phụ thuộc vào loại đối tượng mà bạn có thể thay đổi dạng hay chiều rộng của đường thẳng. hay đường biên, kiểu của đầu cuối của đường thẳng, hay dạng mẫu tô.
* Alignment Palette :
Cho phép bạn thay đổi vị trí tuyệt đối của một hay nhiều đối tượng, thay đổi vị trí tương đối của các đối tượng, hay tiêu chuẩn hóa độ cao, độ rộng của nhiều đối tượng.
* Zoom Palette :
Thiết lập các tỷ lệ phóng to thu nhỏ (theo phần trăm) cho cửa sổ hiện hành. Tỷ lệ tiêu chuẩn là 8, 4, 1, 1/2, 1/4.
* Menu bar :
Chứa tất cả các lệnh gọi menu cho cửa sổ Graphics Designer. Các lệnh mà lúc đó không thể thực hiện được sẽ được biểu diễn bằng màu xám.
* Tool bar :
Chứa các nút để thực hiện nhanh các lệnh thông thường.
* Font Palette :
Cho phép bạn thay đổi kiểu font, kích cỡ, màu sắc trong đối tượng chữ (text object), cũng như là màu của đường thẳng của các đối tượng tiêu chuẩn.
* Layer Palette :
Dùng để chọn lớp (layer) nào ( từ 0 đến 15 ) sẽ được nhìn thấy. Mặc định là lớp 0.
2.2.10.3. Tag Logging
Cho phép lấy dữ liệu từ các quá trình thực thi, chuẩn bị để hiển thị và lưu trữ các dữ liệu. Dữ liệu cung cấp các tiêu chuẩn về công nghệ và kỹ thuật quan trọng liên quan đến trạng thái hoạt đông của toàn hệ thống. Diễn tả quá trình hiển thị các giá trị của quá trình ở chế độ runtime.
Mở Tag Logging: Trong cửa sổ bên trái của WinCC Explorer, kích phải chuột lên “Tag Logging” và chọn “Open”.
Để cấu hình cho Tag-Logging, làm theo các bước sau:
1. Mở Tag-Logging Editor.
2. Cấu hình một bộ định thời.
3. Tạo một vùng lưu trữ với Archive Wizard.
4. Tạo một trend window trong phần Graphics Designer 5. Tạo một cửa sổ bảng trong phần Graphics Designer.
6. Đặt tham số khởi đầu.
7. Kích hoạt Project.
Hình 2.6 Cửa sổ Tag-Logging Editor
Alarm Logging
Alarm Logging đảm trách về các thông báo nhận được và lưu trữ. Nó chứa các chức năng để nhận các thông báo từ các quá trình để chuẩn bị, hiển thị, hồi đáp và lưu trữ chúng .Với đặc tính này , Alarm Logging giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân lỗi. Cửa sổ Alarm Logging bao gồm các mục: khối thông báo (Message blocks) chứa các thông tin hệ thống và các tham số khác, được hiển thị theo hình
thức của các cột. Nếu các cột chứa các tên đồng nhất, các giá trị và các khối giống nhau thì chúng được gọi là các khối thông báo. Lớp thông báo ( Message classes) WinCC cung cấp 16 lớp thông báo với 16 kiểu thông báo, Có thể đặt cấu hình cho các lớp thông báo.
Để cấu hình việc ghi các cảnh báo, làm theo các bước sau:
1. Mở Alarm Logging Editor 2. Khởi động System Wizard 3. Cấu hình kí tự thông báo
4. Dùng các dạng lớp thông báo, đặt màu sắc của thông báo 5. Cấu hình việc giám sát các giá trị giới hạn
6. Chèn một cửa sổ thông báo vào hình 7. Đặt tham số khởi động
8. Kích hoạt Project