Biện pháp nhân hoá so sánh: 10p * Hoạt động lớp

Một phần của tài liệu giáo án lớp 5 tuan 3+4+5+6+7+8+9 CHIỀU theo mô hình vnen (Trang 27 - 32)

- Con hiểu thế nào là biện pháp nhân hoá?

- Nhân hoá là biện pháp gắn cho loài vật, sự vật những thuộc tính của con người.

- Hãy lấy một số ví dụ về câu có sử dụng biện pháp nhân hoá?

- Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi.

- Bác kim giờ thận trọng - Anh kim phút lầm lì - Bé kim giây tinh nghịch.

- Nghệ thuật nhân hoá có tác dụng gì? - Nhân hoá làm cho bài văn sinh động hấp dẫn hơn, thổi hồn cho nhân vật biến loài vật sự vật trở nên gần gũi thân mật, làm cho việc diễn đạt, hấp dẫn sinh động.

2. So sánh :

- So sánh là gì? - So sánh là biện pháp đối chiếu cái chưa biết với cái đã biết nhằm làm sáng tỏ cái đã biết.

- Hãy nêu cấu tạo của biện pháp so sánh?

- Về cấu tạo: so sánh có hai vế: Vế so sánh: (cái đã biết ) và vế được so sánh (cái chưa biết )

- Giữa hai vế này thường có các từ ngữ nào để so sánh?

- Giữa hai vế này thường có các từ ngữ để so sánh: như, giống như hơn, kém.

- Lấy ví dụ câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh?

Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.

- Sự vật nào được so sánh? - Tàu dừa được so sánh với chiếc lược trên cơ sở hình dáng của chúng giống nhau.

- Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh?

- So sánh có tác dụng làm ta hiểu biết được sự vật, hiện tượng sâu sắc, dễ nhớ dễ hiểu.

* Bài 1: 7p ( phiếu học tập) * Hoạt động nhóm - Nhóm trưởng điều hành.

- Bài yc gì? - So sánh các câu xem câu nào hay hơn vì sao ..

* So sánh xem câu nào hay hơn vì sao?

A1. Bầu trời hôm nay trong vắt không một gợn mây.

a2, Sau mấy ngày mưa rả rích hôm nay mặt trời tươi cười nhô lên cùng vui với mọi cảnh vật.

a3, Bầu trời trong xanh mấy đám mây

xốp như bông vờn quanh đỉnh núi tím ngắt.

a4, Giữa mùa đông thế mà hôm nay nắng vàng hoe như nắng đầu thu.

*B, Cỏ mọc rất nhiều, màu xanh trải ra rất rộng trên khắp các sườn đồi .

+b1, Cỏ mọc tua tủa, màu xanh non ngọt ngào thơm ngát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

*C, Cây gạo có nhiều hoa đỏ và có nhiều chim đến đậu.

+c1, Cây gạo nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót ,khi thì véo von thánh thót, lúc thì ríu ra ríu rít

- HS tìm câu hay vì sao ? - Nối tiếp nêu: Vì biết dùng nghệ thuật nhân hoá, so sánh ,từ láy trong miêu tả a2, Sau mấy ngày mưa rả rích hôm nay mặt trời tươi cười nhô lên cùng vui với mọi cảnh vật.

a4, Giữa mùa đông thế mà hôm nay nắng vàng hoe như nắng đầu thu.

+b1, Cỏ mọc tua tủa ,màu xanh non ngọt ngào thơm ngát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi .

c1,Cây gạo nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót, khi thì véo - Vì sao con cho đó là những câu

hay?

von thánh thót, lúc thì ríu ra ríu rít - Câu hay là những câu dùng từ ngữ hình ảnh có nghệ thuật, tu từ, nghệ thuật nhân hoá, nghệ thuật so sánh.

* Tương tự giáo viên ra các câu bạn chọn câu hay hơn, vì sao.

* Bài 2 Hoạt động cá nhân

- Nhóm trưởng điều hành.

- Bài yc gì? - Tìm từ ngữ thay thế cho từ sau.

- Gạch chân và thay thế từ khác hợp lệ - Cây chanh trong vườn đang nở hoa rất trắng.(đẹp)

- Đêm về khuya im gió. ( lặng )

- Sương xuống che khắp mặt sông (phủ)

* Bài 3 :7p

- Nhóm trưởng điều hành.

Hoạt động cá nhân - Những sự vật nào được chọn để tả

núi rừng Trường Sơn sau đêm mưa?

- HS nối tiếp nêu.

- Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sự dụng trong bài để miêu tả ?

- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh . - Đối tượng của bài văn tả cảnh là

những cảnh gì?

- Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em:

Một cơn mưa, một ngày nắng đẹp, một đêm trăng, một dòng sông, một cánh đồng, một góc phố, những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ,…..

- Khi tả cảnh chú ý điều gì? + Nêu được khung cảnh chung đặc biệt cần chú ý tập chung tả nét tiêu biểu của cảnh làm cho nó khác với cảnh khác, có thể lồng tả người tả vật …

+ Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? + Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài 4. Củng cố kiến thức: 3p

- Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh ? ( So sánh có tác dụng làm ta hiểu biết được sự vật, hiện tượng sâu sắc, dễ nhớ dễ hiểu.)

- Nghệ thuật nhân hóa có tác dụng gì ?( Nhân hoá làm cho bài văn sinh động hấp dẫn hơn, thổi hồn cho nhân vật biến loài vật sự vật trở nên gần gũi thân mật, làm cho việc.)

diễn đạt, hấp dẫn sinh động . .)

- Để bài văn miêu tả đạt kết quả cao em cần lưu ý điều gì ? (Câu hay là những câu dùng từ ngữ hình ảnh có nghệ thuật, tu từ, nghệ thuật nhân hoá, nghệ thuật so sánh.)

- Nhận xét giờ học.

6. Bài tập ứng dụng: 1p

- Về viết bài văn tả cảnh một buổi sáng ở nơi em ở .

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY : NS: 23/10/2016

NG: Thứ tư, ngày 26/ 10/2016.

ÔN SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂNTOÁN

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Giúp hs biết cách so sánh các số thập phân, biết cách sắp xếp các số thập phân theo thứ tự yc.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh các số thập phân, sắp xếp các số thập phân.

- Thái độ : Hs có ý thức làm bài và học bài.

II. CHUẨN BỊ:

- GV bảng nhóm.

- HS VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG.

1. Ban giải trí: 1p - Lớp hát 1 bài.

2. Kiểm tra hoạt động ứng dụng: 0 3. Giới thiệu bài: 1p

- HS ghi đầu bài.

4. Hoạt động thực hành.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

b. Hướng dẫn hs luyện tập:29p

* Bài 1: 7p(VBT- T48) *Hoạt động cá nhân - Bài yêu cầu gì? - Điền >,<,= ?

- Để điền dấu >,<,= con cần phải làm gì?

- Cần so sánh các số thập phân.

- Nêu cách so sánh các số thập phân? - Muốn so sánh hai số thập phân trước tiên ta so sánh phần nguyên của chúng như so sánh hai số tự nhiên…..

69,99 < 71,01 ; 0,4 > 0,36 95,7 > 95,68 ; 81,01 = 80,010 - Tại sao con điền được 0,4 > 0,36?

- Ta có 10

4 >

10

3 nên 0,4 > 0,36.

* Bài 2: 8p(VBT-T48) *Hoạt động cá nhân - Để viết các số theo thứ tự từ bé đến

lớn con cần phải làm gì?

- Cần phải so sánh các số thập phân.

- Các số thập phân được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:

5,673 ; 5,736 ; 5,763 ; 6,01 ; 6,1.

* Bài 3: 7p (VBT –T49) *Hoạt động cá nhân Đáp án:

- Các số thập phân được viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:

0,291; 0,219; 0,19; 0,17; 0,16.

* Bài 4: 8p(VBT-T49) *Hoạt động cá nhân - Để viết chữ số thích hợp vào chỗ

chấm con cần phải làm gì và dựa vào đâu?

- Cần phải so sánh các chữ số trong cùng một hàng của hai số thập phân và dựa vào dấu đã cho.

a. 25,07 < 2,517 b. 8,659 > 8,658 c. 95,60 = 95,60 d. 42,080 = 42,08 - Tại sao con điền được chữ số 0 vào

số 25,07 để 25,07 < 25,17?

- Vì ta có phần nguyên 25 = 25, phần thập phân có hàng phần trăm 7 = 7 Vậy để có 25,…7 < 25,17 phải điền chữ số 0 vào số 25,…7.

5. Củng cố kiến thức:3p

- Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào?( So sánh phần nguyên của 2 số thập phân như so sánh 2 số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đớ lớn hơn…)

6. Chuẩn bị bài sau: 1p

- Về nhà học bài và hoàn thiện bài, chia sẻ với người thân những kiến thức đã được ôn tập.

IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG GIÁO ÁN:

………

………

………

____________________________________

TUẦN 9

NS : 28 -10-2016

NG: Thứ hai, ngày 31 - 10 -2016 TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu giáo án lớp 5 tuan 3+4+5+6+7+8+9 CHIỀU theo mô hình vnen (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w