3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Na Dương 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn thị trấn Na Dương
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm:UBND thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn - Thời gian tiến hành:30/11/2015 – 16/04/2016
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thị trấn Na Dương
3.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn Na Dương 3.3.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp thị trấn Na Dương
3.3.2.2. Các loại hình sử dụng đất chính trên toàn thị trấn
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Na Dương
3.3.3.1. Định hướng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
3.3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Na Dương qua các báo cáo của UBND thị trấn.
Thu thập số liệu về đặc điểm đất đai, địa hình, phân loại đất, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn.
Thu thập các số kiệu về tình sử dụng đất.
21
-Thông tin, số liệu được thu thập từ các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của thị trấn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, tạp chí, Internet...
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương để thu thập số liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): trực tiếp tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, kinh nghiệm trong sản xuất. Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dung đất nông nghiệp, nhằm đảm bảo tính thực tế và khách quan.
- Phương pháp điều tra hộ:
Chọn hộ điều tra: Tiến hành điều tra 40 hộ gia đình tại các khu, thôn: Na Dương Bản, Nà Phải, Sơn Hà, Na Dương Phố 1, Khu 3, Na Dương phố 2
Nội dung điều tra
Những thông tin về tình hình cơ bản của hộ như: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, loại hình hộ, dân tộc, số khẩu, số lao động, tình hình trang bị tư liệu sản xuất, các loại hình sử dụng đất
Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ như các yếu tố sản xuất, vốn, kỹ thuật, lao động. Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.
Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu , thuận lợi, khó khăn của hộ. Sự giúp đỡ của các chính sách của Đảng và nhà nước về nông hộ.
Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp hộ thông qua phiếu điều tra đã được lập sẵn.
3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm(T): T= p1.q1+p2.q2+…+pn.qn
22
Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.
- Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là mộtnăm).
- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Thu nhập hỗn hợp: TNHH được tính theo công thức (GTSX – CPTG)đây là Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất.
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (TNHH/số công lao động).
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn: (TNHH/CPTG) đây là đánh giá được hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt được lợi nhuận cao nhất.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
3.4.3.2. Hiệu quả xã hội
- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động.
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
3.4.3.3. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ (%)
- Mức độ xói mòn, rửa trôi - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.
23
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp và đánh giá các loại hình sử dụng đất ruộng (LUT).
Số liệu được tổng hợp,tính toán, kiểm tra và so sánh, bằng máy tính tay.
24
PHẦN 4