Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhôm xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 55 - 59)

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM XÃ VĂN MÔN

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Qua quá trình điều tra, xem xét tình hình thực tế tại làng tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh còn thấy rất nhiều điều bất cập, tỉnh hình ô nhiễm trong làng nghề đã đến mức báo động. Toàn bộ đất đai trong vùng không thể canh tác do bị ô nhiễm và là nơi tập kết các loại chất thải sau quá trình tái chế, ruộng đất bị bỏ hoang tràn ngập xỉ nhôm. Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do các quá trình sản xuất xả thải trực tiếp các chất ô nhiễm và vấn đề bức thiết nhất hiện nay là mức độ ô nhiễm không khí quá trầm trọng, cả làng như bị bao phủ bởi lớp sương mù suốt ngày đêm, nhà nào trong vùng cũng bị ám muội đen một lớp dày vì quá trình nung nấu kim loại phải diễn ra trong khoảng thời gian trên 10h/ngày, các chỉ tiêu quy định về chất lượng không khí đều không đáp ứng được thậm chí các thông số của không khí tại khu vực làng nghề đã vượt xa quy chuẩn cho phép.

Tình hình sức khỏe của người dân trong vùng ngày càng đi xuống do thường xuyên phải tiếp xúc với hơi khí độc hại, vấn đề này không chỉ xảy ra với những hộ sản xuất hoặc với những người trực tiếp sản xuất mà còn xảy ra với những hộ dân không làm nghề này sống trong vùng nhất là với trẻ em, người già – những đối tượng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe nhất.

Để đề ra những giải pháp dưới đâytrước hết cần có các cơ sở về pháp lý, cơ sở về lý thuyết và cơ sở về thự tiễn

a, Cơ sở pháp lý

- Luật Bảo vệ môi trường - Luật Xây dựng

- Các nghị định về Bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường.

- Các thông tư, quyết định hướng dẫn về xử lý các vấn đề môi trường Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường bao gồm:

- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp;

- TC 4514:1988 về thiết kế nhà xưởng công nghiệp

- Các tiêu chuẩn, thông tư về trang bị các Phương tiện bảo vệ các nhân.

b, Cơ sở lý thuyết:

Tầm quan trọng của thông gió

Không khí là môi trường mà con người suốt đời sống và hoạt động trong đó.

Vì thế sức khỏe, tuổi thọ và cảm giác nhiệt của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trong sạch và đặc tính lý hóa của nó [8,16 ].

Trong quá trình sản xuất, không khí bên trong nhà xưởng đã bị ô nhiễm do bụi, nhiệt, hơi khí độc…, cần được thay bằng không khí sạch từ bên ngoài đưa vào.

- Hệ thống thông gió chia làm 2 loại chính:

+ Hệ thống thông gió cơ khí: Hoạt động thông qua một bộ phận xử lý khí trực tiếp, bằng các quạt gió làm tăng cường độ ấm tự nhiên và lưu thông không khí thông thoáng cho môi trường làm việc.

+ Hệ thống thông gió tự nhiên: Là quá trình trao đổi không khí với môi trường bên ngoài không xử dụng biện pháp cơ khí, (quạt máy). Các dạng hệ thống thông gió tự nhiên dành cho các không gian nhỏ nhà ở, Do vậy hệ thống thông gió tự nhiên thực hiện bằng cách mở nhiều cửa sổ trao đổi không khí, Xây dựng giếng trời, để không khí được lưu thông.

Trong phân xưởng tái chế kim loại sẽ sử dụng hệ thống thông gió cơ khí vì không gian lớn, lượng nhiệt thừa nhiều và có cả bụi và các loại hơi khí độc.

- Hệ thống thông gió cơ khí đượcchia làm 3 loại:

+ Hệ thống thông gió kiểu thổi : Hệ thống thông gió kiểu thổi nhằm mục đích thổi không khí sạch vào phòng và đưa không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp.

+ Hệ thống thông gió kiểu hút : Hệ thống thông gió kiểu hút nhằm mục đích hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp.

+ Hệ thống thông gió kiểu kết hợp: Hệ thống thông gió kiểu kết hợp là hệ thống kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp hiệu quả nhất Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì vậy có thể chủ động hút không khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất độc và cấp vào những vị trí yêu cầu gió tươi lớn nhất.

Vì quá trình nấu kim loại thải ra lượng nhiệt, bụi hơi khí độc vô cùng lớn nên công nghệ xử lý phù hợp ở đây là sử dụng hệ thống thông gió kiểu kết hợp, hút tại các vị trí lò nấu, nơi phát sinh là hàm lượng bụi, hơi khí độc cao và thổi ở các vị trí khác trong phân xưởng để tạo nên vi khí hậu an toàn cho người lao động trong phân xưởng.

Tầm quan trọng của Phương tiện bảo vệ cá nhân

Trong quá trình nấu kim loại, người lao động phải đối mặt với rất nhiều các yếu tố nguy hiểm: Nhiệt, bức xa,các vật văng bắn trong quá trình nấu kim loại, bụi và hơi khí độc. Theo quan sát người lao động không có bất kỳ phương tiện bảo vệ cá nhân nào mà chỉ dùng khẩu trang loại bình thường dùng trong giao thông, loại khẩu trang này chỉ ngăn được các hạt bụi có kích thước lớn điều này dẫn đến mất an toàn trong quá trình lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trong và sau quá trình lao động.

Để giảm tối đa sự ảnh hưởng của người lao động với các yếu tố vi khí hậu có hại và các yếu tố gây mất an toàn cần có các phương tiện bảo vệ cá nhân khi đi vào phân xưởng làm việc.

PTBVCN là các dụng cụ, trang bị mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, tổ chức, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn…chưa loại trừ được hoặc làm giảm đến mức cho phép – trang 301 tài liệu [12]

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

- Phương tiện bảo vệ đầu;

- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;

- Phương tiện bảo vệ thính giác;

- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;

- Phương tiện bảo vệ tay, chân;

- Phương tiện bảo vệ thân thể;

- Phương tiện chống ngã cao;

- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;

- Phương tiện chống chết đuối;

- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhôm xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)