Tiềm năng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nguồn nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ chứa thượng nguồn đến chế độ thủy văn thủy lực vùng hạ lưu sông mã (Trang 36 - 40)

I.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ NGUỒN NƯỚC

I.3.4. Tiềm năng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nguồn nước

I.3.4.1. Nhu cầu sử dụng nước trên sông Chu a. Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp

Hạ du sông Chu tính từ sau hồ chứa Cửa Đạt đến nhập lưu sông Mã có chiều dài hơn 60 km. Các công trình khai thác nước chủ yếu là các công trình khai thác phục vụ nước cho nông nghiệp và sinh hoạt. Bao gồm một đập dâng Bái Thượng, 19 trạm bơm và một công trình cấp nước sinh hoạt. Trong đó, công trình đập dâng Bái Thượng là công trình quan trọng nhất, chi phối thời kỳ vận hành cấp nước của hạ du.

Theo tài liệu thu thập các vùng tưới tại đây được chia thành 2 vùng:

- Vùng Nam Sông Chu: Đây là vùng hưởng lợi hệ thống Bái Thượng bao gồm các huyện Đông Sơn, Tp. Thanh Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương , Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống với diện tích tự nhiên toàn vùng 92.129,8 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 50.000 ha. Hiện nay được cấp nước chủ yếu bằng hệ thống Bái Thượng. Ngoài ra còn có một số các hồ chứa và đập dâng nhỏ cung cấp

Học viên: Vũ Kim Thắng 39 nước. Nhìn chung vùng này công trình này cung cấp nước tương đối đầy đủ cho sản xuất.

- Vùng Bắc sông Chu và Nam sông Mã: Nguồn nước tưới chủ yếu vùng này được lấy từ sông Cầu Chày, sông Mã và một phần nhỏ từ sông Chu qua hệ thống trạm bơm với diện tích đất nông nghiệp hơn 36.000 ha và đất canh tác 32.000 ha. Theo thiết kế của hồ Cửa Đạt, hồ còn có nhiệm vụ cấp nước tưới cho hơn 30.000 ha vùng này thông qua hệ thống kênh Dốc Cáy. Hiện nay, công trình tuynen Dốc Cáy đãhoàn thiện nhưng hệ thống kênh dẫn cấp nước phía sau đang được thi công, dự kiến sau năm 2015 sẽđưa vào sử dụng.

Bảng 12: Nhu cầu nước tại kênh Bái Thượng

Tháng

Theo thiết kế Yêu cầu thực tế

Lưu lượng (m3/s) Tổng lượng nước

(triệu m3) Lưu lượng (m3/s) Tổng lượng nước (triệu m3)

12 29,8 77,2 50,0 129,6

1 58,2 150,8 55,0 142,6

2 38,9 94,1 60,0 121,0

3 37,4 96,9 50,0 168,5

4 35,2 91,2 50,0 142,6

5 27,6 71,6 50,0 129,6

6 11,2 29,1 65,0 168,5

Tổng 611,0 1002,2

Nhu cầu nước các trạm bơm tưới trên sông Chu (hạ lưu đập Bái Thượng)

Hạ lưu Bái Thượng có 19 trạm bơm khai thác nước trực tiếp trên sông Chu, nằm trên địa bàn 2 huyện là Thọ Xuân và Thiệu Hóa (9 trạm thuộc huyện Thọ Xuân, 10 trạm thuộc huyện Thiệu Hóa). Phần lớn các trạm bơm đã đi vào khai thác từ những năm 70-80 nên công suất không đạt được theo thiết kế.

Các trạm bơm này phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất vào các vụ: - Vụ Đông Xuân : Từ 1/12 đến 15/5

- Vụ Hè Thu: Từ 16/6 đến 15/9

Do có kênh Bái Thượng cung cấp nước phần lớn cho diện tích đất nông nghiệp cho các xã nằm bên bờ phải sông Chu nên nhiệm vụ bơm tưới của các trạm bơm bờ phải sông Chu là không nhiều. Qua quá trình điều tra khảo sát, hiện nay các trạm bơm đều lấy đủ nước, không xảy ra tình trạng thiếu hụt.Lưu lượng khai thác lớn nhất từ 10- 14 m3/s.

Học viên: Vũ Kim Thắng 40 b. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt

Dọc sông Chu hiện nay có một công trình khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt là công ty cấp nước Thanh Hóa, đặt tai xã Thiệu Khánh- Thành phố Thanh Hóa. Nhà máy có 4 máy bơm với công suất khai thác là 2.000 m3/h. Phần lớn nhà máy hoạt động hết công suất, khai thác nước 24/24h mới đủ nước cung cấp cho các hộ sử dụng. Trong thời gian bắt đầu vận hành tới nay, nhà máy gần như không gặp khó khăn trong việc lấy nước từ sông Chu.

I.3.4.2. Nhu cầu sử dụng nước trên sông Mã a. Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp

Hiện nay, dọc sông Mã có 58 trạm bơm đang khai thác nước trên dòng chính, Các công trình này nằm hoàn toàn phía hạ lưu nhà máy thủy điện Bá Thước 1, tập trung vào các huyện: Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định và Hoằng Hóa. Trong đó có 2 trạm bơm đóng vai trò quan trong nhất là trạm bơm Kiển tưới cho vùng Nam Sông Mã- Bắc sông Chu và trạm bơm Hoằng Khánh tưới cho toàn bộ huyện Hoằng Hóa.

- Trạm bơm Kiển: Trạm thuộc xã Yên Phong, huyện Yên Định, là công trình đầu mối cấp nước cho hệ thống thủy nông Nam Sông Mã do công ty KTCTTL Nam sông Mã quản lý. Công trình dược xây dựng năm 1960 với công suất máy 5x7.100 m3/h, lấy nước từ sông Mã, tưới và tạo nguồn cho 11.300 ha, thực tế những năm gần đây chỉ tưới được cho khoảng 6.000 ha. Trong những năm gần đây, huyện đã phải đắp đập đá ngăn nước trên sông Mã vào mùa kiệt để tạo đầu nước cho trạm bơm hoạt động. Trạm cung cấp nước tưới cho vùng Nam sông Mã thông qua 3 kênh: Kênh Nam, Kênh Bắc và kênh Tây. Việc lấy nước tưới cho 3 kênh này thường gối lên nhau, trạm sẽ cấp nước lần lượt cho từng kênh.

- Trạm bơm Hoằng Khánh: trạm thuộc xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa, là công trình đầu mối quan trọng của công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã. Cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích huyện Hoằng Hóa. Trạm được xây dựng năm 1964 và đưa vào sử dụng năm 1967 với quy mô 7 máy x 8.000 m3/h, thiết kế tưới và tạo nguồn hơn 18.000 ha cho 2 huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc, thực tế hiện nay tưới được hơn 7.700 ha.

Do tình hình xâm nhập mặn vào sâu trong sông nên các trạm bơm trên sông Mã nằm dướinhập lưu sông Chu hoạt động không hiệu quả, có một số trạm vận hành cấp nước được rất ít thời gian trong mùa như trạm bơm Nguyệt Viên, trạm bơm Hoằng Long. Lưu lượng khai thác lớn nhất của các trạm bơm trên dòng chính sông Mã đạt 63 m3/s.

Học viên: Vũ Kim Thắng 41 Dựa vào tài liệu có được về hiện trạng vận hành các trạm bơm lớn và thời gian mùa vụ tại các huyện, ta có thể chia nhu cầu dùng nước của các trạm bơm trên sông Mã theo thời đoạn 10 ngày như sau:

Bảng 13: Nhu cầu nước tưới cho các trạm bơm trên sông Mã theo thời đoạn

Ngày tháng

Lượng nước yêu

triệu mcầu 3

Q yêu cầu m3/s

Ngày tháng

Lượng nước yêu

triệu mcầu 3

Q yêu cầu m3/s

1/12-10/12 30,8 35,6 21/3-31/3 40,7 47,1

11/12-20/12 14,0 16,2 1/4-10/4 46,3 53,6

21/12-31/12 41,5 48,0 11/4-20/4 29,4 34,0

1/1-10/1 32,0 37,0 21/4-30/4 53,7 62,1

11/1-20/1 26,6 30,8 1/5-10/5 33,0 38,2

21/1-31/1 35,8 41,4 11/5-20/5 35,3 40,9

1/2-10/2 42,9 49,6 21/5-31/5 42,1 48,8

11/2-20/2 23,5 27,2 1/6-10/6 46,9 54,3

21/2-28/2 30,2 35,0 11/6-20/6 33,1 38,3

1/3-10/3 38,1 44,1 21/6-30/6 54,0 62,5

Hình 3: Biểu đồ phân phối nhu cầu dùng nước các trạm bơm trên sông Mã theo thời đoạn

b. Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp- sinh hoạt

Các hộ dân sống dọc sông Mã chủ yếu lấy nguồn nước giếng đào, giếng khoan cho sinh hoạt nên công trình cấp nước sạch lấy nước trên sông Mã chỉ có một công ty

Học viên: Vũ Kim Thắng 42 cấp nước Cẩm Thủy. Công ty được đặt tại thị trấn Cẩm Thủy huyện Cẩm Thủy, khai thác nước 22h trong ngày với 2 máy bơm công suất 30 m3/s. Nguồn nước trên sông Mã khá đảm bảo nên việc lấy nước luôn thuận lợi.

Trên dòng chính sông Mã, phía hạ lưu đập thủy điện Trung Sơn hiện nay có một số công ty khai thác nước nhưng với lưu lượng nhỏ, không đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ chứa thượng nguồn đến chế độ thủy văn thủy lực vùng hạ lưu sông mã (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)