HỘP MÁY VÀ BỘ NGUỒN

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo trì và cài đặt phần mềm máy tính (Trang 24 - 29)

THIẾT BỊ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH VÀ CÁCH LẮP RÁP

II. HỘP MÁY VÀ BỘ NGUỒN

Hộp máy còn được gọi là Case, thường được làm bằng kim loại và dùng để chứa hầu hết các thiết bị bên trong máy tính như: Bộ nguồn, bản mạch chính, các ổ đĩa, card mở rộng,...

Tuỳ thuộc vào bộ nguồn được gắn vào Case mà người ta thường chia Case thành 2 loại là Case AT và Case ATX.

II.1.1 Các kiểu hộp máy

Hộp máy thường có nhiều kiểu dáng khác nhau như kiểu đứng, kiểu nằm, kiểu lớn, nhỏ,…

H – 2.1 Các kiểu hộp máy

II.1.2 Các công tắc và đèn tín hiệu trên hộp máy.

- Công tắc nguồn (Power switch): Thông thường nó là công tắc lớn nhất trên Case, được dùng để khởi động máy. Đối với case AT thì công tắc nguồn được kết nối trực tiếp vào bộ nguồn, với Case ATX thì công tắc nguồn được nối vào Mainboard.

- Nút khởi động lại (Reset button): Nút khởi động lại thường nút này được thiết kế nằm bên cạnh nút công tắc nguồn và được dùng để khởi động lại máy tính.

- Đèn báo nguồn (Power led): Đèn này được kết nối vào Mainboard, khi bật công tắc máy thì đèn sẽ báo hiệu là máy đã được khởi động.

- Đèn HDD (HDD led hay IDEl led): Được kết nối vào Mainboard để báo hiệu khi ổ cứng được truy xuất.

II.2 Bộ nguồn (Power supply unit – pus)

H – 2.2 Bộ nguồn

Bộ nguồn là thiết bị có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành

Dòng điện một chiều để cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trong hệ thống máy tính. Bộ nguồn thường có công suất từ 250W đến 600W. Tùy vào tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị trong hệ thống mà ta có thể lựa chọn bộ nguồn có công suất phù hợp. Dựa vào nguyên lý

H – 2.1 Các kiểu PSU hiện nay

nguồn AT, nguồn ATX. Các nguồn ATX được chia làm hai phiên bản là ATX 1.3 và ATX 2.x.

II.2.1 Nguồn AT

Bộ nguồn AT nối với Mainboard bằng một đầu nối kép, mỗi đầu có 6 sợi dây. Bên cạnh đó nó còn có nhiều đầu nối 4 dây với 2 kích cỡ khác nhau: Cỡ lớn dùng để cấp nguồn cho HDD, CD_ROM,…, cỡ nhỏ dùng để cấp nguồn cho FDD. Loại nguồn này có dây nguồn được nối trực tiếp vào công tắc trên Case cho nên sau khi Shutdown máy thì phải tắt công tắc nguồn trên Case.

Các đầu nối và điện thế xuất ra của nguồn AT - Đầu nối cấp điện cho Mainboard

H –2.3 Đầu nối cấp điện cho Mainboard của nguồn AT

Lưu ý: Khi kết nối vào Mainboard thì cho các đầu dây màu đen ở hai đầu nối hướng vào nhau.

- Đầu nối cấp điện cho FDD và HDD

Hai loại đầu nối này cùng sử dụng chung một hiệu điện thế như nhau:

+ Dây số 1 (màu vàng) có điện thế xuất ra: +12V

H –2.4 Đầu nối cấp điện cho FDD và HDD

+ Dây số 2 (màu đen) có điện thế xuất ra: Gnd + Dây số 3 (màu đen) có điện thế xuất ra: Gnd + Dây số 4 (màu đỏ) có điện thế xuất ra: +5V II.2.2 Nguồn ATX.

Nguồn ATX phiên bản 1.3 (ATX 1.3) được dùng cho máy Pentium III và máy Pentium IV đời đầu. Về nguyên tắc hoạt động cũng như thiết kế mạch, nguồn ATX 1.3 không khác nguồn AT nhiều nhưng vì phát triển sau nên nguồn ATX có nhiều ưu điểm hơn. Loại nguồn này có công tắc điện được kết nối trực tiếp vào Mainboard, do đó Shutdown máy sẽ có Chip trên Mainboard điều khiển tắt nguồn, người dùng không phải tắt công tắc nguồn trên case như nguồn AT.

- Đầu nối cấp điện cho Mainboard: Khác với nguồn AT, loại nguồn này chỉ có một đầu kết nối duy nhất gồm 20 hoặc 24 chân. Đối với nguồn ATX 2.x đời mới có loại còn có bổ xung nguồn cắm cho chuẩn SATA. Hình vẽ sau mô tả cấu tạo của nguồn 20 chân :

H –2.5 Đầu nối nguồn cấp điện cho Mainboard

- Đầu nối cấp điện cho HDD và FD: Hai loại đầu nối này cũng giống với các đầu nối tương ứng sử dụng trên bộ nguồn AT.

H – 2.6 Đầu nối của nguồn ATX cấp điện cho CPU

Các loại đầu cắm nguồn thông dụng :

II.2.4 Cách kiểm tra hoạt động của bộ nguồn

Chuẩn bị đồng hồ vạn năng và chỉnh thông số như hình : Ban

Bảng so sánh giữa nguồn ATX 1.3 và 2.x

Cách kiểm tra nguồn ATX

Tiến hành đo các nguồn 12v, 5v, 3.3v như sau :

Khi kiểm tra bộ nguồn, người ta thường dùng các thiết bị chuyên dụng hoặc đồng hồ vạn năng để kiểm tra, nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn các thiết bị đó. Để thuận tiện cho việc kiểm tra trong những lúc không có các thiết bị chuyên dụng, ta có thể áp dụng cách kiểm tra như sau.

Sử dụng một đây dẫn điện, một đầu nối vào chân thứ 14 (dây có màu xanh lá), đầu còn lại nối vào một trong các dây: 3, 5, 7, 13, 15, 16, 17 (các dây có màu đen). Sau đó cấp điện cho bộ nguồn, nếu quạt nguồn quay chứng tỏ bộ nguồn vẫn hoạt động (xem H – 2.7):

H – 2.7 Cách kiểm tra bộ nguồn

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo trì và cài đặt phần mềm máy tính (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(202 trang)
w