ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ PHI CÔNG TRÌNH PHÙ HỢP NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC CỦA HỒ CHỨA TÀ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển kinh tế xã hội đến khả năng cấp nước của hồ chứa tà keo, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC HỆ THỐNG HỒ CHỨA TÀ KEO

3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ PHI CÔNG TRÌNH PHÙ HỢP NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC CỦA HỒ CHỨA TÀ

3.5.1. Giải pháp công trình

Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiếu kinh phí duy tu sửa chữa thường xuyên nên hiện trạng hồ xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy nên giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu cấp nước đề ra và làm việc tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu cho hồ chứa như sau:

3.5.1.1. Giải pháp trước mắt

- Gia cố mái đập bằng vải địa kỹ thuật và lát tấm bê tông ở mái đập thượng lưu để giảm rò rỉ nước và tăng an toàn cho đập.

- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh dẫn để đảm bảo an toàn cấp nước trong mùa cạn tránh hiện tượng bùn cát vào cống lấy nước.

- Cần có kế hoạch kiên cố hóa kênh mương nhằm giảm thiểu lượng nước tổn thất. Hiện nay hồ Tà Keo mới được kiên cố hóa khoảng 45% tại 3 kênh chính. Hệ thống kênh nội đồng mới được kiên cố hóa khoảng 30%.

3.5.1.2. Giải pháp lâu dài

- Xây dựng các hệ thống quan trắc, hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm các thiệt hại do thiên tai gây ra cho vùng hưởng lợi.

- Bố trí các thiết bị đo nước tại các cửa lấy nước và từng bước trang bị đầy đủ, hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hồ chứa.

Bảng 3-26: So sánh lượng nước đến và nhu cầu nước khi kể đến ảnh hưởng của BĐKH và phát triển kinh tế - xã hội

Thời kỳ

Lượng nước đến

(106 m3)

Wnhu cầu (106 m3)

Thiếu hụt (106 m3) Nông nghiệp Sinh hoạt Du lịch

Hiện tại 9.52 8.87 3.06 4.18

6.59

∑ = 16.11

2020 10.32 10.05 3.25 4.45

7.43

∑ = 17.75

2050 10.52 10.34 3.47 4.73

8.02

∑ = 18.54

Từ bảng 3-26, ta thấy lượng nước đến trong thời kỳ hiện tại, 2020 và 2050 đều thiếu hụt khá nhiều so với nhu cầu dùng nước. Vì vậy, việc nâng cấp hệ thống hồ chứa không khả thi. Giải pháp lâu dài là phải tìm các nguồn nước khác để bổ sung.

- Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và du lịch trong tương lai sẽ do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đảm nhận để giảm tải cho hồ chứa.

Ngoài ra, người dân tận dụng nguồn nước ngầm bằng các hệ thống như giếng ngầm, giếng khoan, xây dựng các bể chứa nhỏ, tận dụng nguồn nước mưa để chứa và giữ nước cho mùa mưa, cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng trong mùa khô phục vụ cho đời sống và sản xuất của người dân.

- Tiến hành quy hoạch vùng để bổ sung nguồn nước từ các hồ chứa nhỏ đã có mà chưa được khai thác; xây dựng thêm hồ chứa mới nếu như lượng nước thiếu vẫn còn nhiều.

3.5.2. Giải pháp phi công trình 3.5.2.1. Giải pháp trước mắt

- Giải pháp quan trọng nhất là giải pháp cảnh báo sớm: Thường xuyên khảo sát, cảnh báo các khu vực trong vùng hưởng lợi có nguy cơ xảy ra lũ quét, để có giải pháp thích hợp bảo vệ dân cư và sản xuất.

- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ công trình đầu mối và các hạng mục trên hệ thống.

- Chuyển giao các công trình kênh mương cho người dân quản lý.

- Ưu tiên áp dụng các công nghệ tưới cục bộ tiết kiệm nước và áp dụng tốt các biện pháp giữ ẩm, giữ nước.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản: đo đạc thủy văn, khảo sát chất lượng nước, địa hình, địa chất.

- Quản lý yêu cầu dùng nước các ngành, lập và thực hiện kế hoạch phân phối nước khoa học, hợp lý trên hệ thống trong điều kiện biến đổi khí hậu nhằm giảm nhu cầu nước từ hệ thống hồ chứa.

- Cần thiết lập đầy đủ, bổ sung và hoàn thiện quy trình vận hành quản lý điều tiết hệ thống thủy lợi hồ Tà Keo như: quy trình vận hành hồ, đập dâng, hệ thống cống, kênh mương… và có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên.

- Quan trắc, kiếm tra, giám sát trạng thái, kết cấu và các thông số chủ yếu của hệ thống hồ chứa để đánh giá năng lực hoạt động của công trình, phát hiện kịp thời các hư hỏng, có kế hoạch sửa chữa phù hợp, kịp thời đảm bảo cho công trình thuộc hệ thống hồ chứa nước Tà Keo hoạt động bình thường trong điều kiện biến đổi khí hậu.

3.5.2.2. Giải pháp lâu dài

- Tập trung công tác trồng, quản lý và bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn, nâng cao độ che phủ các khu rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để giữ nước, giữ ẩm, chống xói mòn góp phần bảo vệ và cải tạo đất:

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên giống cây trồng chịu hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu, cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển kinh tế xã hội đến khả năng cấp nước của hồ chứa tà keo, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)