Bảo dưỡng và sửa chữa bầu hâm và bầu sinh hàn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THIẾT bị TRAO đổi NHIỆT (Trang 30 - 34)

Chương 3 BẦU HÂM VÀ BẦU LÀM MÁT

3.5. Bảo dưỡng và sửa chữa bầu hâm và bầu sinh hàn

3.5.1 Làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt

a. Các phương pháp xác định bề dày lớp cáu cặn:

 Phương pháp trực tiếp: Tiến hành tháo cụm ống ra khỏi thân bầu, kiểm tra bằng mắt để xác định bề dày lớp cáu bùn, nếu là cáu cứng thì dùng thước đo đường kính để xác định bề dày lớp cáu.

 Phương pháp gián tiếp: Thông qua nhiệt độ vào và ra ta xác định được độ chênh nhiệt độ ∆t của môi chất cần hâm (đối với bầu hâm) và môi chất cần làm mát (đối với bầu làm mát), độ quá lạnh ∆tk (đối với bầu ngưng).

Nếu ∆tk giảm, chứng tỏ bề dày của lớp cáu cặn tăng lên.

b. Các phương pháp làm sạch bề mặt TĐN:

 Phương pháp cơ khí: Dùng chổi, bàn chải hay dao cạo chuyên dụng để cạo cáu

 Phương pháp hóa chất:

+ Phương pháp tẩy rửa bằng kiềm:

Xả hết môi chất phía ngoài ống ra ngoài, tháo các bích nối ở cửa ra, vào, tháo các nhiệt kế, áp kế, ống thủy… lắp ở trên thiết bị TĐN.

Dùng các bích phụ bằng kim loại không bị kiềm ăn mòn để bịt kín các cửa ra vào của môi chất. Dùng các nút gỗ hay nút đồng để nút các lỗ lắp nhiệt kế, ống thủy…

Tiến hành nạp đầy vào bầu dung dịch xút 5% và tiến hành hâm nóng đến 600C, ngâm trong thời gian ít nhất là 15 phút. Sau đó xả hết dung dịch xút ra ngoài, tiến hành xúc rửa bề mặt ống bằng nước ngọt nóng cho thật sạch. Cuối cùng dùng không khí nóng để sấy khô.

+ Phương pháp tẩy rửa bằng axit:

Công việc chuẩn bị như tẩy rửa bằng kiềm.

Sau đó dùng dung dịch axit HCl 2 ÷ 5%, có thể pha thêm chất chống ăn mòn: axit C6H12N4 7g/lít và keo da trâu 10g/lít, rồi nạp đầy vào không gian chất nhận nhiệt là nước, dầu (đối với bầu hâm), không gian chất nhả nhiệt là nước, dầu (đối với bầu làm mát), rồi hâm nóng đến nhiệt độ 40 ÷ 600C, ngâm trong thời gian ít nhất là 15 phút. Sau đó xả hết dung dịch axit + cáu bẩn ra ngoài, rồi dùng kiềm NaOH và NaCO3 2

÷ 3% để trung hòa hết axit còn lại trong thời gian từ 15 ÷ 20 phút, rồi dùng nước ngọt rửa sạch. Cuối cùng sấy khô bằng không khí nóng.

3.5.2 Qui trình bảo dưỡng và sửa chữa:

a. Qui trình tháo lắp:

Loại song song cùng chiều

Các bước chuẩn bị:

Trước khi tháo lắp phải quan sát thực tế, nghiên cứu bản vẽ và chuẩn bị dụng cụ để tiến hành công việc một cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả tốt.

Các dụng cụ khi tiến hành tháo lắp để bảo dưỡng sửa chữa bao gồm:

 Các dụng cụ chuyên dùng.

 Các dụng cụ thông thường.

 Các thiết bị thông rửa bằng cơ khí.

 Các thiết bị nâng hạ.

 Các thiết bị đo đạc, kiểm tra.

Các bước tháo lắp:

 Đóng các van chặn trên các đường môi chất vào, ra khỏi thiết bị. Sau đó xả hết môi chất ra khỏi thiết bị.

 Tháo các van, các đoạn đường ống dẫn môi chất tới thiết bị.

 Mở các êcu hãm trên nắp của thiết bị (chú ý: khi mở cũng như khi xiết phải từ từ và đối xứng nhau).

 Treo các thiết bị nâng hạ (palăng…) lên móc treo để nâng hạ các chi tiết nặng khi cần thiết.

 Để tách nắp ra khỏi thân bầu, ta sử dụng bulông công, phải nhớ vặn đều lực vào các bulông công.

 Nếu là các thiết bị TĐN dạng tấm, thì ta chỉ mở các bulông ép (trước khi mở nên nhớ là phải đo khoảng cách giữa tấm ép và tấm đế, và xem trên mác thiết bị của nhà sản xuất sẽ ghi khoảng cách max và min giữa hai tấm), sau đó dùng palăng kéo tấm ép trượt trên thanh đỡ rồi tách các tấm TĐN ra và dùng bàn chải nhựa cứng kết hợp với việc dùng vòi nước có áp lực 2÷ 3 kG/ cm2 để xịt rửa vệ sinh.

Một số chú ý khi tháo lắp:

 Các đoạn đường ống tháo ra phải được nút kín để tránh rơi vãi môi chất ra khu vực làm việc và ngăn không cho vật lạ rơi vào.

 Khi tháo các chi tiết ra để kiểm tra phải ghi lại các số liệu để tránh nhầm lẫn.

 Các chi tiết có liên quan với nhau, khi tháo phải đánh dấu để xác định vị trí lắp ráp và tránh nhầm lẫn.

 Đối với bầu hâm khi tháo lắp phải chú ý lớp bọc cách nhiệt, không để biến dạng hoặc rách hỏng.

 Các chi tiết, bulông khi tháo rời phải được bảo quản tránh biến dạng hoặc thất lạc

 Khi tháo rời các bề mặt phân cách giữa hai môi chất, chú ý tránh làm hỏng gioăng làm kín, đặc biệt là với các thiết bị TĐN dạng tấm.

3.5.3 Kiểm tra dò tìm hư hỏng:

a. Phương pháp quan sát bằng mắt:

Sau khi tháo và làm sạch bề mặt, nhìn kỹ bề mặt các chi tiết để xác định các hư hỏng, khuyết tật.

Cũng có thể dùng các phương pháp hiện đại như phương pháp siêu âm, từ tính để xác định các vết nứt, thủng nhỏ mà mắt thường khó phát hiện.

b. Phương pháp thủy lực Các bước thực hiện như sau:

 Xả hết môi chất ra khỏi thiết bị.

 Tháo các van, nhiệt kế, áp kế…, dùng các bích và nút để bịt kín và chỉ để lại một cửa để nạp nước.

 Đổ đầy nước vào trong thiết bị, lắp vào cửa nạp một đường ống nối với bơm tạo áp suất.

 Dùng bơm có khả năng tạo được áp suất cao, tốc độ nhỏ, lưu lượng có thể điều chỉnh được và có lắp đồng hồ áp suất để chỉ báo áp suất thử (thường dùng bơm tay kiểu piston)

 Khởi động bơm, nâng dần áp suất đến áp suất thử, giữ áp suất thử khoảng 10 ÷ 15 phút để kiểm tra phát hiện hư hỏng, nếu áp suất thử không giảm, ta có thể kết luận: thiết bị đảm bảo độ bền và độ kín.

 Giảm áp suất và xả nước thử ra ngoài, vệ sinh sạch và sấy khô.

 Cuối cùng, nạp công chất làm việc vào thiết bị.

Áp suất thử thủy lực của một số thiết bị trao đổi nhiệt

Thiết bị Áp suất

làm việc (kG/cm2)

Áp suất thử độ bền

(kG/cm2)

Áp suất thử kín (kG/cm2)

Bầu ngưng,Bầu làm mát 3,0 6,0 4,0

Bầu làm mát dầu nhờn 6,0 11,0 8,0

Bầu làm mát hộp số 1,5 3,0 2,0

Bầu hâm dầu 6,0 11,0 8,0

Thiết bị chưng cất nước 0,04 – 0,08 1,25 1,25

3.5.4 Một số hư hỏng thiết bị trao đổi nhiệt

Dạng hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

Thân bầu, mặt sàng, nắp,

các tấm chắn bị ăn mòn thủng Bị ăn mòn hóa học, điện hóa, xâm thực, bào mòn

-Hư hỏng nhẹ => hàn đắp => gia công bề mặt.

-Hư hỏng nặng => thay thế mới

Ống bị ăn mòn, thủng Do ăn mòn điện hóa, hóa học

-Số lượng < 15% => nút ống -Số lượng > 15% => thay mới

Rạn nứt và biến dạng Do ứng suất nhiệt, va chạm cơ học

-Rạn nứt => hàn đắp -Biến dạng nhỏ => nắn lại -Biến dạng lớn => thay mới

Gãy dập Do va đập cơ

học, ứng suấtmỏi qua nhiều lần biến dạng

Thay mới

Hỏng các gioăng làm kín Do bị biến chất trong thời gian làm việc lâu dài với nhiệt độ và áp suất cao

Thay mới

Kẽm chống ăn mòn bị mục hoặc ăn mòn hết

Do ăn mòn điện hóa

Thay mới kẽm chống ăn mòn

Dò rỉ môi chất ra ngoài - Ép gioăng không chặt

- Gioăng bị biến dạng

- Gờ bị hỏng

- Xiết lại êcu bulông - Thay mới gioăng.

- Sửa lại gờ ép gioăng

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

7. Nêu công dụng của bầu hâm, bầu làm mát dưới tàu thủy và cách phân loại chúng.

8. Tại sao phải làm mát dầu nhờn? Đọc bản vẽ “Bầu làm mát dầu nhờn đặt nằm ngang nhiều vách ngăn” (cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm).

9. Tại sao phải hâm nhiên liệu nặng ở trên tàu? Đọc bản vẽ “Bầu hâm nhiên liệu nhiều vách ngăn”

(cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm).

10. Tại sao phải hâm nhiên liệu nặng ở trên tàu? Đọc bản vẽ “Bầu hâm nhiên liệu dạng ống lồng” (cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm).

11. Tại sao phải làm mát nước ngọt dưới tàu thủy? Đọc bản vẽ “Bầu làm mát nước ngọt nhiều vách ngăn” (cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm).

12. Tại sao phải làm mát dầu nhờn? Đọc bản vẽ “Bầu làm mát dầu nhờn đặt đứng” (cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm).

13. Đọc bản vẽ “Bầu làm mát dầu nhờn dạng tấm” (cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm so với bầu làm mát dạng ống).

14. Trình bày quy trình khai thác vận hành bầu hâm và bầu làm mát (chuẩn bị, khởi động, theo dõi quá trình hoạt động và dừng).

15. Làm thế nào để xác định mức độ bám cáu cặn trên bề mặt trao đổi nhiệt? Trình bày các phương pháp làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt ấy.

16. Trình bày quy trình tháo lắp và kiểm tra và thử thủy lực thiết bị trao đổi nhiệt.

17. Trình bày các hư hỏng thường gặp ở bầu hâm, bầu làm mát, nguyên nhân và cách xử lý.

Chương 4

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THIẾT bị TRAO đổi NHIỆT (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w