CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ DỮ LIỆU CHUẨN BỊ
1. Yêu cầu về dữ liệu tính toán
1.3. Dữ liệu phục vụ các bài toán phân tích
Các sơ đồ vận hành và các số liệu được thu thập trong 3 tháng gần nhất.
Phần mềm PSS/ADEPT 5.0 thực hiện các bài toán phân tích:
Load Flow Culculation: Tính toán phân bố công suất khi ở trạng thái ổn định
Fault: Thực hiện việc tính toán ngắn mạch, Fault all: Tính toán ngắn mạch tại tất cả các nút trong lưới điện
Motor Starting Culculation: Tính toán bài toán khởi động động cơ CAPO Analysis: Tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu
TOPO Analysis: Tính toán điểm dừng tối ưu DRA Analysis: Tính toán độ tin cậy lưới điện
Harmonics Culculation: Phân tích, tính toán sóng hài Coordination: Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ
1.3.1. Load Flow Culculation: Tính toán phân bố công suất khi ở trạng thái ổn định,
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ lưới điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Các số liệu quản lý kỹ thuật đường dây, kỹ thuật trên địa bàn quản lý như:
Tiết diện, khoảng cách chiều dài, thông số dây dẫn, máy biến áp, thiết bị bảo vệ đóng cắt, tụ bù, máy điều áp,…
- Các giá trị vận hành của phát tuyến, phụ tải của tuyến dây như: Dòng, áp,công suất P, Q, hệ số công suất,…
- Thông số kinh doanh: Điện năng tiêu thụ của từng phụ tải, số khách hàng của 1 trạm hạ thế.
- Các giá trị điện năng tiêu thụ của các phát tuyến trung thế, các phụ tải trong phát tuyến.
- Các giá trị điện trở, điện kháng thứ tự thuận, nghịch, zero tại thanh cái trung thế.
1.3.2. Motor Starting Culculation: Tính toán bài toán khởi động động cơ
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán bài toán khởi động động cơ trong lưới điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Thông số kỹ thuật thiết bị.
- Thông số vận hành.
1.3.3. CAPO Analysis: Tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu trên lưới điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Các bộ tụ bù cố định hiện hữu.
- Các bộ tụ bù ứng động hiện hữu.
1.3.4. TOPO Analysis: Tính toán điểm dừng tối ưu
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ lưới điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Thông số vận hành các phát truyến trung thế trên địa bàn.
- Các vị trí đặt thiết bị đóng cắt.
1.3.5. Harmonics Culculation: Phân tích, tính toán sóng hài
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ lưới điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Các giá trị đo sóng hài THD.
1.3.6. Coordination: Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ lưới điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Các giá trị chỉnh định của relay, recloser, trên lưới.
- Các giá trị đặt của cầu chì (FCO, LBFCO).
1.3.7. DRA Analysis: Tính toán độ tin cậy lưới điện
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán độ tin cậy lưới điện, ta cần chuẩn bị các thông số thống kê vận hành của từng tuyến dây trung thế như sau:
- Cường độ sự cố.
- Cố lượng khách hàng tại nút thứ i.
- Thời gian cắt điện hàng năm.
- Số lượng khách hàng bị mất điện.
- Số lượng khách hàng bị ảnh hưởng mất điện.
Một số khái niệm trong bài toán tính toán độ tin cậy lưới điện 1.3.7.1. Sự cố hỏng hóc:
Sự cố hỏng hóc là trạng thái của một phần tử hệ thống mà nó không hoạt động như mong muốn. Kết quả là phải cắt phần tử đó ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên không phải mọi hỏng hóc đều đưa đến cắt điện .
1.3.7.2. Cắt thi ế t bị :
Mô tả trạng thái của thiết bị khi nó không được hoạt động vì một số các lý do liên quan đến thiết bị đó.
• Cắt cưỡng bức : Là hậu quả do các điều kiện khẩn cấp liên quan đến thiết bị cần phải cắt tức thời, hoặc tự đông như thiết bị bảo vệ rơle, hoặc thao tác đóng cắt,hoặc do tác động sai của thiết bị bảo vệ hay người vận hành thao tác sai.
• Cắt theo lịch : Thiết bị đưa ra khỏi vận hành theo thời gian định trước, thong thường khi có bảo trì, sửa chữa hoặc xây dựng.
• Cắt cưỡng bức ngắn hạn: Do các sự cố thoáng qua gây ra, các thiết bị có thể được
• Cắt cưỡng bức do vận hành : Do các sự cố không thể tự giải trừ được cần phải sửa chữa thiết bị trước khi đưa vào vận hành. Ví dụ: khi xảy ra phóng điện làm chọc thủng cách điện , vì vậy cần sửa chữa hay thay thế trước khi đưa vào vận hành.
1.3.7.3. Ngừng cung cấp điện :
Mất điện một hay nhiều khách hàng. Nguyên nhân là do một hay nhiều thiết bị cắt khỏi vận hành.
• Mất điện định kỳ : Mất điện gây ra do cắt theo lịch.
• Mất điện cưỡng bức: Gây ra do cắt cưỡng bức.
• Thời gian mất điện : Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cắt điện khách hàng cho đến khi phục hồi lại cho khách hàng đó.
Mất điện thoáng qua: Mất điện có thời gian nhỏ, thiết bị được đưa vào vận hành trở lại, do bộ phận giám sát điều khiển tự động hay bằng tay bởi người vận hành có thể thao tác tức thời.
Mất điện duy trì : Là các trường hợp còn lại không thuộc loại mất điện thoáng qua.