KHÁI TOÁN KINH TẾ GIÁ THÀNH TRẠM

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu đô thị phía tây TP nha trang tỉnh khánh hòa đến năm 2025 (Trang 107 - 112)

CHƯƠNG IV THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHƯƠNG 5 KHÁI TOÁN KINH TẾ GIÁ THÀNH TRẠM

Sau khi tính toán mạng lưới thoát nước ta tiến hành chọn phương án để thiết kế kỹ thuật trạm xử lý nước thải. Để có phương án thoát nước và xử lý nước thải tối ưu ta phải

dựa vào yêu cầu vệ sinh và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng phương án.

Cơ sở tính toán dựa vào một số tài liệu:

- Định mức dự toán xây dựng cơ bản số 24/2005/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Bộ xây dựng;

- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt ban hành kèm theo Quyết định số 33/2005/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Đơn giá xây dựng cơ bản Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 2970/2006/QĐ-UB ngày 28/12/2006 của ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Giá vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế (Ban hành kèm theo thông báo số:

762 LS/TC-XD ngày 01 tháng 04 năm 2010 của Liên Sở Tài chính - Xây dựng )

Trong phạm vi đồ án này. ta chỉ tính khái toán kinh tế ở mức tương đối. với các số liệu tính theo giá trị trung bình.

5.1. KHÁI TOÁN KINH TẾ PHƯƠNG ÁN I 5.1.1. Giá thành xây dựng và thiết bị

Giá thành xây dựng và thiết bị được tổng kết trong bảng 5.1 Ghi chú : GXD = Đơn giá × Khối lượng

Giá thiết bị = GXD × 0,25

Bảng 5.1. Giá thành xây dựng trạm xử lý phương án I T

T Tên công trình ĐV T

Khối lượng

Đơn giá (triệu VNĐ/ĐV

T

GXD(triệ u VNĐ)

Giá thiết bị(triệ

u VNĐ)

Thành tiền(triệ u VNĐ)

1 Ngăn tiếp nhận m3 11,5 3,2 36,9 9,2 46,1

2 Song chắn rác cái 2,0 10,0 20,0 5,0 25,0

3 Bể lắng cát ngang m3 73,9 3,2 236,5 59,1 295,7

4 Sân phơi cát m3 1600,0 0,5 800,0 200,0 1000,0

5 Bể điều hòa m3 9245,0 3,2 29584,0 7396,0 36980,0

6 Bể lắng ngang I m3 4205,5 3,2 13457,7 3364,4 16822,1

7 Aeroten m3 5472,0 3,2 17510,4 4377,6 21888,0

8 Bể lắng ngang II m3 5875,2 3,2 18800,6 4700,2 23500,8

9 Bể nén bùn m3 418,8 3,2 1340,3 335,1 1675,3

10 Bể mêtan m3 3882,1 3,2 12422,6 3105,7 15528,3

11 Sân phơi bùn m3 4118,4 0,5 2059,2 514,8 2574,0

12 Các công trình phụ

trợ m3 5716,0 2,0 11432,0 2858,0 14290,0

Tổng cộng 134625,2

5.1.2. Giá thành quản lý 5.1.2.1. Chi phí điện năng

- Chi phí điện cho các hoạt động sản xuất (ở bể lắng ngang đợt I. bể Aeroten...) E1 = 700 (triệu đồng)

- Điện thắp sáng: E2 = 2%× E1 = 14 (triệu đồng) 5.1.2.2. Chi phí quản lý + lương công nhân - Công nhân vận hành trạm xử lý : 35 (người).

- Lương công nhân : 2 (triệu đồng /người/tháng).

- Chi phí tiền lương : L = 35 × 2 × 12 = 840 (triệu đồng).

5.1.2.3. Chi phí sửa chữa

Ksc= 3% × GXD = 3% × 134625,2 = 4038,76 (triệu đồng) 5.1.2.4. Chi phí khấu hao cơ bản công trình

Kkh= 10% × GXD= 10% × 134625,2 = 13462,52 (triệu đồng) 5.1.2.5. Tổng chi phí xử lý hằng năm

GXL= E1 + E2 + L + Kkh + KSC

GXL = 700 + 14 + 840 + 13462,52 + 4038,76 = 19055,28 (triệu đồng)

5.1.2.6. Giá thành xử lý 1m3 nước thải hằng năm

XL 106

Q 365

g G ×

= × = 106

32900 365

19055,28 ×

× = 1587 (đồng/m3.năm) 5.2. KHÁI TOÁN KINH TẾ PHƯƠNG ÁN II

5.2.1. Giá thành xây dựng

Bảng 5.2. Giá thành xây dựng trạm xử lý phương án II T

T Tên công trình ĐV T

Khối lượng

Đơn giá (triệu VNĐ/Đ

VT

GXD

(triệuVN Đ)

Giá thiết bị

(triệu VNĐ)

Thành tiền (triệu VNĐ)

1 Ngăn tiếp nhận m3 11,5 3,2 36,9 9,2 46,1

2 Song chắn rác cái 2,0 10,0 20,0 5,0 25,0

3 Bể lắng cát ngang m3 73,9 3,2 236,5 59,1 295,7

4 Sân phơi cát m3 1600,0 0,5 800,0 200,0 1000,0

5 Bể điều hòa m3 9245,0 3,2 29584,0 7396,0 36980,0

6 Bể lắng ly tâm I m3 3629,8 3,2 11615,5 2903,9 14519,4

7 Biofin m3 6810,4 3,2 21793,1 5448,3 27241,4

8 Bể lắng ly tâm II m3 4647,2 3,2 14871,0 3717,8 18588,8

9 Bể mêtan m3 3882,1 3,2 12422,6 3105,7 15528,3

10 Sân phơi bùn m3 3801,6 0,5 1900,8 475,2 2376,0

11 Các công trình phụ

trợ m3 5716,0 2,0 11432,0 2858,0 14290,0

Tổng cộng 130890,6

Ghi chú: GXD = Đơn giá × Khối lượng Giá thiết bị = GXD × 0,25 5.2.3. Giá thành quản lý

5.2.3.1. Chi phí điện năng

- Chi phí điện cho các hoạt động sản xuất (ở bể lắng đợt I. bể biofin...) E1 = 700 (triệu đồng)

- Điện thắp sáng:

E2 = 2% × E1 = 14 (triệu đồng)

5.2.3.2. Chi phí quản lý + lương công nhân - Công nhân vận hành trạm xử lý : 35(người).

- Lương công nhân : 2 (triệu đồng /người/tháng).

- Chi phí tiền lương : L = 35 × 2 × 12 = 840 (triệu đồng).

5.2.3.3. Chi phí sửa chữa

Ksc= 3% × GXD = 3% × 130890,6 = 3926,72 (triệu đồng).

5.2.3.4. Chi phí cấu hao cơ bản công trình

Kkh= 10% × GXD= 10% × 130890,6 = 13089,06 (triệu đồng).

5.2.3.5. Tổng chi phí xử lý hằng năm GXL= E1 + E2 + L + Kkh + Ksc

GXL = 700 + 14 + 840 + 13089,06 + 3926,72 = 18569,78 (triệu đồng) 5.2.3.6. Giá thành xử lý 1m3 nước thải hằng năm

XL 106

Q 365

g G ×

= × = 106

32900 365

18569,78

× × = 1547 (đồng/ m3.năm) 5.3. SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Để lựa chọn được phương án xử lý thích hợp. ta tiến hành so sánh cả hai phương án về mặt kinh tế và kỹ thuật. So sánh kinh tế - kỹ thuật thường được tiến hành trên cơ sở vốn đầu tư và chi phí quản lý vận hành của các phương án.

5.3.1. So sánh về mặt kinh tế

Căn cứ vào bảng chi phí xây dựng và chi phí quản lý của cả 2 phương án. ta thấy phương án I giá cao hơn phương án II.

5.3.2. So sánh về mặt quản lý vận hành

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương án chính là công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Do đó khi xem xét ưu và nhược điểm của từng phương án cũng chính xem xét ưu và nhược điểm của hai công trình xử lý sinh học này.

Về kỹ thuật thì cả hai phương án đều đảm bảo hiệu suất xử lý nước thải.

 Ở phương án I: giai đoạn xử lý sinh học sử dụng bể Aeroten.

Bể Aeroten có:

- Ưu điểm:

+Tính ổn định cao khi tải trọng thay đổi.

+Ít có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

- Nhược điểm:

Quản lý vận hành phức tạp hơn do sử dụng ngăn khôi phục bùn vì nó đòi hỏi trình độ chuyên môn của người quản lý vận hành.

 Ở phương án II: giai đoạn xử lý sinh học sử dụng bể lọc sinh học cao tải.

Bể lọc sinh học cao tải có:

- Ưu điểm:

+ Bể có cấu tạo đơn giản, quản lý cũng thuận tiện.

+ Thích hợp với khu đô thị có trình độ công nghiệp chưa phát triển - Nhược điểm:

+ Giai đoạn khởi động để tạo màng lâu, cần thời gian từ 3 -6 tháng, khi có sự cố thì khả năng phục hồi chậm.

+ Dùng bể Biophin tốn vật liệu lọc dẫn đến chi phí xây dựng và quản lý tăng lên.

+ Có nguy cơ gây mùi khó chịu.

5.3.3. Lựa chọn phương án

Từ các nhận xét trên ta thấy phương án I tuy quản lý, vận hành phức tạp hơn và không kinh tế bằng phương án II nhưng nó phù hợp với các đô thị phát triển, làm việc ổn định và ít có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường hơn. Thích hợp cho khu dân cư mới, đặc biệt là với một thành phố du lịch như Nha Trang. Vì vậy, phương án I là phương án chọn.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu đô thị phía tây TP nha trang tỉnh khánh hòa đến năm 2025 (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w