Các dạng đồ thị chính

Một phần của tài liệu XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG (Trang 25 - 32)

Phần III: TRÌNH BÀY SỐ LIỆU BẰNG ĐỒ THỊ

2. Các dạng đồ thị chính

2.1. Đồ thị dạng thanh (Bar chart)

Biểu đồ thanh là loại biểu đồ biểu hiện các tài liệu thống kê bằng các hình chữ nhật hay khối chữ nhật thẳng đứng hoặc nằm ngang có chiều rộng và chiều sâu bằng nhau, còn chiều cao tương ứng với các đại lượng cần biểu hiện.Các loại giá trị quan trắc môi trường định kỳ theo tháng, quý, …không liên tục thường thể hiện loại đồ thị này.

Ví dụ:Đồ thị biểu diễn lượng mưa trung bình từ năm 2008 – 2012 được thể hiện trong hình sau:

25

Đồ thị 1. Diễn biến lượng mưa trung bình qua các năm tại 1 số tỉnh/thành phố

Ngoài ra còn có cách thể hiện biểu đồ thể hiện 2 thông số khác nhau trên cùng 1 thanh biểu diễn dữ liệu.

Ví dụ:Đồ thị biểu diễn biến của diện tích nuôi trồng thủy sản được thể hiện trong hình sau:

Đồ thị2. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản qua các năm ( 2007-2015)

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Sơn La Hà Nội Đà Nẵng Pleiku Tp. HCM

mm

2010 2011 2012

0 200 400 600 800 1000 1200

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Diện tích (nghìn ha)

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ

26

2.2. Đồ thị dạng đường

Biểu đồ đường là loại biểu đồ khá phổ biến cho ta cái nhìn tổng quát, dùng để đánh giá diễn biến, xu thế tương tự như biểu đồ dạng thanh.

Ví dụ: Diễn biến hàm lượng TSS trong nước sông biến động rõ rệt theo mùa. Vào mùa mưa (tháng 4-tháng 10), hàm lượng TSS có sự gia tăng mạnh do nước mưa làm xói mòn các hợp chất bề mặt vào môi trường nước (tại Lưu vực sông Hồng năm 2014).

Đồ thị 3: Diễn biến hàm lượng TSS tại thượng nguồn sông Hồng qua các tháng trong năm 2014

2.3. Đồ thị tròn (Pie Chart)

Đồ thị hình tròn thường được dùng để biểu hiện kết cấu và biến động cơ cấu của hiện trượng. Tổng diện tích của cả hình là 100%, thì diện tích từng phần tương ứng với mỗi bộ phận phản ảnh cơ cấu của bộ phận đó.

- Biểu đồ diện tích hình tròn còn có thể biểu hiện được cả cơ cấu, biến động cơ cấu kết hợp thay đổi mức độ của hiện tượng. Trong trường hợp này, số đo của góc các hình quạt phản ảnh cơ cấu và biến động cơ cấu,còn diện tích hình tròn phản ảnh quy mô của hiện tượng.

Ví dụ: Đồ thị thể hiện cơ cấu hoạt động của các ngành kinh tế được thể hiện như hình sau:

27

Đồ thị 4.Biểu diễn cơ cấu của các ngành kinh tế năm 2014 2.4. Đồ thị dạng theo thời gian (time plot)

Đây là một loại đồ thịthể hiện chuỗi số liệu theo thời gian, dạng này rất thích hợp để thể hiện sự phân phối của dữ liệu cũng như diễn biến theo thời gian. Mỗi giá trị quan sát ta biểu diễn chúng bằng 1 chấm trên biểu đồ.

Ví dụ:Biểu đồ diễn biến của O3trong thời gian

Đồ thị 5: Diễn biến nồng độ O3 trung bình 24 giờ trong tháng 3/2010 2.5. Đồ thị phân tán (Scatter plots)

Đối với các số liệu quan trắc có nhiều hơn 2 thông số tại cùng 1 vị trí quan trắc có thể sử dụng đồ thị phân tán để thể hiện mối liên hệ giữa 2 hay nhiều thông số. Từ các đồ thị này ta có thể nhìn thấy các mối liên hệ tuyến tính hoặc phi tuyến, các giá trị bất thường, sai lệch cũng dễ dàng nhận ra.

Công nghiệp 40%

Dân dụng 33%

Nông nghiệp 1%

Giao thông Vận tải 22%

Dịch vụ thương mại

4%

0 20 40 60 80

1-3 3-3 5-3 7-3 9-3 11-3 13-3 15-3 17-3 19-3 21-3 23-3 25-3 27-3 29-3 31-3 Trung bình 24 giở của O3 QCVN 05:2009, 24 giờ

àg/m3

28

Ví dụ: Biểu diễn sự tương quan giữa 2 thông số PM10 và NO2:

Đồ thị 6. Đồ thị phân tán 2.6. Đồ thị hộp ( Boxpot)

Đồ thị hộp cho ta một hình ảnh trực quan khác về vị trí, độ phân tán, dạng hình, độ dài và các giá trị bất thường.

Ví dụ:Đồ thị dạng hộp của thông số COD

Đồ thị 7. Biểu đồ thể hiệnđộ phân tán thông số COD

29

Chú thích:

- Vạch nằm giữa hộp là giá trị trung bình tháng.

- Hai đầu hộp là bách phần thứ 25(là giá trị mà 25% số liệu thấp hơn giá trị này) và bách phần thứ 75 (là giá trị mà 75% số liệu thấp hơn giá trị này).

- Vạch trên cùng và dưới cùng là bách phần thứ 5 và 95.

2.7. Đồ thị phân bố tần suất (Histogram)

Biểu đồ tần suất là một biểu đồ dạng cột đơn giản. Nó tổng hợp các điểm dữ liệu để thể hiện tần suất của sự việc. Biểu đồ tần suất có ý nghĩa vì nó mô tả xu hướng của một lượng dữ liệu lớn đơn giản mà không mất bất cứ thông tin thống kê nào. Chúng ta vẫn có thể biết được những tiêu chí thống kê như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, độ biến thiên, …từ biểu đồ. Biểu đồ tần suất cung cấp những thông tin sau:

+ Độ rộng của dữ liệu + Độ lệch của dữ liệu

+ Sự xuất hiện của dữ liệu nằm ngoài

Ví dụ: Biểu đồ tần suất kết quả đo thông số O3 trong ngày

Biểu đồ 8: Biểu đồ tần suất kết quả đo thông số O3

30

2.8. Đồ thị phân vị

Biểu đồ phân vị giúp chúng ta biết được phân bố của chuỗi số liệu. Trên biểu đồ thể hiện được các giá trị min, max, trung vị, các điểm bách phần.

Ví dụ: Biểu đồ phân vị của thông số O3 trong ngày

Biểu đồ 9: Biểu đồ phân vị của thông số O3

31

Một phần của tài liệu XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)