9.1 Vận hành nồi hơi 9.1.1 Chuẩn bị đốt nồi hơi
1.Chuẩn bị
Trước khi nhóm lò với nồi hơi sau kỳ sửa chữa hoặc rửa nồi, cần kiểm tra kỹ nồi hơi và các thiết bị cả bên trong bên ngoài, không bỏ sót dụng cụ và các đồ vật khác, các cửa đảm bảo không bị rò, trước khi đóng, nắp cửa phải lau chùi sạch và bôi graphit để bảo vệ đệm lót khỏi bị cháy. Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra van dẫn hơi chính, van an toàn, van đồng hồ áp suất, van cấp nước, van xả mặt, xả đáy, van xả khí, Nếu cần đem cân lại van an toàn và kẹp chì lại. Kiểm tra các van ở vị trí sãn sàng làm việc.
Kiểm tra và đưa các hệ thống phục vụ vào hoạt động: Việc cấp nước: kiểmc tra các két, van nước bổ xung, van từ két đén nồi hơi, via các bơm xem có hoạt động tốt không. Sau đó tiến hành khởi động hệ thống cấp nước. Với hệ thống nhiên liệu: kiểm tra các van ống. Nếu dùng dầu FO phải hâm, bật nguồn hâm, các bộ phận như: bầu hâm, rơ le nhiệt độ, bơm tuần hoàn nhĩên lĩệu sẽ hoạt động. Sau khi chuyển giữa 2 chế độ FO và DO phải chú ý các van by-pass. Kiểm tra các đường ống hơi, bình ngưng tụ.
2. Điểm lửa
Trước khi điểm lửa nhóm lò, cần vặn mở van dò mực nước hoặc van xả nước của ống thủy để kiểm tra xem trong nồi hơi có còn nước không.
Cần thực hiện đúng qui định nhóm lò, bảo đảm thời gian nhóm lò lấy hơi không ngắn hơn mức qui định giữ đúng tốc độ, nâng cao áp suất trong từng giai đoạn của thời gian nhóm lò, thực hiện đầy đủ các khâu kiểm tra và biện pháp an toàn.
Bật công tắc điều khiển ở chế độ bằng tay hoặc tự động (Manual – Auto) Ở chế độ đốt bằng tay thì trình tự khởi động như sau:
1) Bật quạt gió và bơm nhiên liệu
2) Sau khoảng 30 giây bật thiết bị đánh lửa 3) Đóng van điện từ thì nồi hơi sẽ cháy Ở chế độ tự động tự động:
1) Ấn nút COMBUSTION 2) Quan sát sự cháy
3) Quan sát sự tăng áp suất hơi, sự tăng nhiệt độ 4) Theo dõi các thông số làm việc: Pnc, PN, Pnl, Tnl
5) Khi áp suất hơi bắng 0.2 áp suất định mức thì xả khí cho nồi hơi qua van an toàn
6) Hâm hệ thống đường ống để tránh dòng nước xê dịch trong hệ thống đường ống gây bục gioăng, vỡ ống
7) Khi áp suất nồi hơi bằng 0.5 áp suất định mức thì hé mở van hơi, đồng thời mở các van xả nước.
9.1.2 Đưa nồi hơi vào hoạt động 1.Sưởi nóng đường ống hơi
Khi đạt tới áp suất định mức PN, trước lúc dẫn hơi từ nồi hơi vào đường ống hơi chính. Cần sưởi nóng đường ống này trong 15 ÷20 phút, xả kỹ nước đọng nhằm tránh gây lên ứng suất nhiệt lớn (nhất là đường ống hơi nước thông số cao cần bọc cách nhiệt tốt, tốc độ tăng nhiệt độ 2 ÷30C và tránh hiện tượng nén nước do hơi nước gặp lạnh ngưng đọng gây lên. Trước khi bắt đầu sưởi đường ống, cần mở các van xả nước của đường ống chính, chờ đến khi được đọng xả hết, rồi hé mở van hơi chính (hoặc chỉ mở van thông ngang).
Khi hơi khô bắt đầu ra van xả nước mỏ to van hơi chính và đóng van xả nước.
2.Ghép các nồi hơi
Trước khi ghép hai hoặc nhiều nồi hơi cùng cung cấp hơi, cần mở van thông ngang hoặc van nồi hơi cho hơi nước từ nồi hơi có áp suất cao đi sang nồi hơi áp suất thấp hơn, chờ đến khi dứt hẳn tiếng hơi lưu động trong ống nước mới được mở hết sức từ từ van hơi chính.
3. Coi sóc nồi hơi khi làm việc
Để đảm bảo an toàn và hiệu suất phải thường xuyên theo dõi xem xét mực nước và áp suất nhiệt độ hoưi, nhiệt độ nước cấp, tình hình cháy, định kỳ xả cặn, thổi muội kiểm tra phân tích chất lượng nước và khói, kiểm tra và điều chỉnh các máy phụ và thiết bị. Nếu coi sóc không tốt, hiệu suất nồi hơi có thể bị giảm mất 5
÷10 % cũng có thể gây tai nạn.
Phải cố giữ cho áp suất và nhiệt độ hơi nước, nhiệt độ nước cấp ổn định. Phải cấp nước đều đặn, liên tục.
Trường hợp cần bổ sung thêm nước nguội, phải bổ sung từ từ.
Khi sóng to mực nước nồi lên cao hơn mực nước bình thường, song không được quá cao để khỏi trào nước vào bộ sấy hơi và đường ống hơi.
Khi mực nước nồi bị giảm do đột ngột giảm bớt lượng hơi cấp cho máy. Không nên vội vã tăng cường cấp nước, vì có thể dăm ba phút sau sẽ trở lại mực nước cũ. Ngược lại khi mực nước nồi tăng lên do đột ngột tăng lượng hơi cấp cho máy cũng như vậy.
Chú ý rằng mực nước trong ống thủy bao giờ cũng thấp hơn mực nước trong bầu nồi, vì răng nhiệt độ nước trong ống thủy thấp nhiệt nhiệt độ nước trong bầu nồi (có khi tới 100 ÷1200C).
Phải thông rửa ống thủy ít nhất hai lần mỗi ca. Nếu mực nước trong ống thủy không động, ống thủy chắc là bị tắc.
Khi một ống thủy bị hỏng, phải lập tức chữa ngay. Nồi hơi làm việc với ống thủy còn lại không được lâu quá 20 phút. Nếu cả hai ống thủy đều hỏng, phải dừng lò ngay.
Các áp kế phải kiểm nghiệm mỗi năm một lần. Nước nồi phải tiến hành phân tích mỗi ngày đêm ít nhất một lần, xả cặn nồi mỗi ngày đêm ít nhất phải một lần. Trước khi xả cặn tăng mực nước nồi đến mức cao hơn bình thường 20 ÷ 30mm, phải mở van thông trước khi mở van xả cặn nổi, xả cặn nổi cho phép tiến hành ở áp suất cao hoặc thấp. Xả cặn đáy: cứ 2 ÷ 3 ngày một lần tuỳ theo kết quả phân tích nước nồi. Nếu đường ống xả không có vòng nghẽn, chỉ cho phép xẩ ở áp suất 4 ÷ 5KG/cm2 để cho đường ống xả khỏi bị rung và đập nước. Khi xả cặn đáy phải cẩn thận, phải luôn chú ý mực nước nồi, đề phòng tai nạn xả cặn nước nồi. Chỉ dùng tay vặn van xả, cấm không dùng cà lê hoặc đòn quay. Tuyệt đối không xả cặn đáy cho hộp vách ống khi nồi hơi đang làm việc. Trước khi xả cặn đáy, cần tăng mực nước nồi lên đến mép trên của ống thủy.
Thổi muội: Tiến hành định kỳ, số lần thổi muội tuỳ theo chất đốt và lượng muội tro. Không được ngại tốn hơi nước mà giảm số lần thổi muội. Trước khi thổi phải xả hết nước đọng trong đường ống hơi, khi thổi nên quay chậm bộ thổi muội, không được để cố định làm mặt hấp nhiệt bị quá lạnh, thứ tự cho hơi nước vào các bộ phận thổi muội, nên theo hướng khí lò đi, khi thổi muội cần tăng cường thông gió lò để cho khí lò mang muội lên trời.
Khi gặp sóng gió to: Cần chú ý kiểm tra độ chắc chắn về cố định nồi hơi, nên xả thêm nước nồi, giảm nồng độ muối và kiềm trong nước nồi để tránh hiện tượng sôi trào.
85
9.1.3. Dừng nồi hơi
Trường hợp chỉ cần ngừng cung cấp hơi dưới 1 ÷2 ngày nên ủ lò, như vậy không những đỡ tốn công sức, lại làm tăng thêm tuổi thọ của nồi hơi, tuy tốn thêm một số chất đốt.
Nồi hơi đốt dầu ủ lò bằng cách chỉ giữ lại ống phun ở chính giữa, hoặc giảm lượng dầu phun (trường hợp chỉ có một súng phun).
Trước khi ủ lò, phải cấp nước đến mực cao nhất vì rằng khi ngừng cung cấp hơi sẽ phát sinh hiện tượng sôi bồng, làm sụt mực nước nồi.
Trước khi tắt lò cũng phải cấp thêm nước để xả cặn nồi. Phía theo đúng thời gian tắt lò đã qui định. Phải cho nồi hơi nguội dần, phải đóng kín tất cả các cửa bướm khí và các van (trừ van xả của bộ sấy hơi) đến khi áp suất hơi nước chỉ còn 0,5 ÷1 kG/cm2 tiến hành xả cặn đáy.
9.2. Một số hư hỏng thường gặp 9.2.1 Hiện tượng
1. Cạn nước nồi chưa nghiêm trọng
Biểu hiện: mức nước rất thấp trong ống thuỷ qua bộ báo động (Low water Level) 2.Cạn nước nồi nghiêm trọng
Trong ống thuỷ không thấy mức nước: xả đáy ống thuỷ thì thấy hơi ra. Nghiêm cấm không được cho nước vào. Tắt nồi hơi, xả hết hơi và để nguội từ từ.
3. Mức nước nồi hơi quá cao xảy ra lúc mới đốt 4. Cháy hỏng các bề mặt trao đổi nhiệt
- Do cáu cặn dày làm cho các bề mặt TĐN quá nhiệt khi nồi hơi hoạt động gây ra giòn, thủng kim loại - Do ăn mòn và quá nhiệt
Khi các bề mặt trao đổi nhiệt bị cháy thì khói lò trắng, áp suất hơi giảm, tiêu thụ nước nồi tăng lên 5. Áp suất hơi thấp hoặc cao
Điều chỉnh áp suất: dùng rơ le áp suất để chỉnh. Đối với nồi hơi phụ khí xả, điều chỉnh lượng khí xả vào nồi hơi, hoặc có thể điều chỉnh áp suất hơi bằng van tràn
6.Nồi hơi không cháy
Do hệ thống nhiên liệu: chất lượng phun sương kém, nhiệt độ hâm dầu thấp, nến đánh lửa bị bẩn, hoặc do lượng không khí cấp vào quá nhiều, độ mở của bướm khí không đảm bảo
Khi đang hoạt động do tín hiệu bảo vệ: mức nước, nhiệt độ dầu Fo, áp suất dầu 9.2.2 Giải quyết các hư hỏng và tai nạn nồi hơi
1. Cạn nước nồi chưa nghiêm trọng (mức nước nồi giảm nhanh song vẫn còn thấy ở ống thủy) kiểm tra ống thủy có bị tắc không, nếu ống thủy không bị tắc thì giảm lượng chất đốt, tăng lượng nước cấp, dùng tay điều chỉnh lượng nước cấp.
2. Cạn nước nồi nghiêm trọng: (không còn nhìn thấy mực nước trong ống thủy) nếu mở van xả dưới của ống thủy thấy có hơi phụt ra, có chỗ kim loại đã bị nóng đỏ thì ngừng cấp chất đốt, tuyệt đối không được tiếp tục cấp nước, tắt quạt gió và quạt hút khói, dùng tay giật van an toàn để hạ thấp áp suất nồi hơi đến 0, đóng kín các cửa buồng đốt, chờ đến khi nhiệt độ nước nồi đến 60 ÷700C thì tiến hành xả nước nồi, sau đó kiểm tra kỹ bên trong nồi.
Nếu phát hiện có chỗ bị quá nóng (như có chỗ kim loại hoặc cáu nước đã bị đổi màu) thì không nên cho nồi hơi tiếp tục làm việc trở lại nếu chưa được đăng kiểm kiểm tra.
3. Nước nồi quá cao: Trước hết phải kiểm tra ống thủy có bị tắc không, rồi mới giảm lượng nước cấp, tạm thời giảm bớt lượng hơi cung cấp cho máy nếu cần thì xả bớt một ít nước nồi. Trường hợp nước sôi trào
ra đường ống hơi, để tránh xảy ra nén nước làm vỡ ống và máy cần lập tức xả nước cho đường ống hơi, bộ sấy hơi và máy, ngừng cung cấp hơi vào máy, ngừng đốt.
Nước nồi quá cao có thể là do cấp quá nhiều nước hoặc do hiện tượng sôi trào. Hiện tượng sôi trào phát sinh khi tăng đột ngột tải trọng nồi hơi, làm giảm áp suất nồi hơi, nước nồi hơi bốc hơi mãnh liệt, số lượng bóng hơi trong nước đột nhiên tăng lên, mực nước nồi vụt lên rất cao, hoặc do nồng độ muối trong nước hoặc do nồng độ thuốc chống cáu quá cao, bọt thuốc kiềm và váng dầu nổi trên mặt nước nồi làm giảm độ cao của không gian hơi.
4. Cháy hỏng mặt hấp nhiệt: ống hoặc bầu bị quá nóng, bị võng, bị phù lún, bị nứt, nổ vỡ, khi ống bị vỡ, sẽ nghe tiếng nổ và áp suất hơi nước giảm sút, thấy hơi nước từ ống khói phụt ra, hơi nước và ngọn lửa từ trong buồng đốt phụt ra ngoài.
Trường hợp ống hoặc buồng đốt bị võng hoặc phù lún, lập tức ngừng cấp chất đốt, ngừng cấp nước, tách nồi hơi khỏi ống hơi, cho nguội dần rồi kiểm tra.
Thân nồi hơi ống lửa nếu nhóm lò, tắt lò đột ngột có thể bị cong, rò hở ở mối tán, mối nối. Buồng đốt bị lún cục bộ hay biến dạng toàn bộ có thể là do cạn nước (nếu đỉnh buồng đốt có một vết lún ngắn) hoặc có nơi đọng dầu hoặc do đóng cáu cặn (nếu vết lún ở vùng cách đỉnh 450).
5. Trường hợp ống bị vỡ: Lập tức đóng van của nồi hơi, giật van an toàn ngừng cấp chất đốt tăng cường thông gió và hút khói để đuổi hơi nước lên trời, rồi đóng các cửa thông với buồng đốt cho nồi hơi nguội dần.
Chú ý rằng nếu ống bị vỡ do nước nồi quá cạn, cần tiếp tục cấp nước cho đến khi buồng đốt đã tắt ngọn lửa.
Trường hợp vỡ ống ở giữa cụm ống sẽ khó tìm kiếm, khi ấy có thể dùng nút gỗ bịt chặt dưới ống, rót nước vào đầy ống mà xem.
Ống bị hỏng nếu chưa kịp thay,, có thể tháo bộ ống cũ, rồi nút lỗ phía trong bầu bằng cái nút rỗng bằng thiếc hoặc bằng đồng chóp. Nếu nút từ phía ngoài bầu cũng tạm được, song phải nút thêmmột nút bằng thép ít các bon, phía ngoài có bọc cách nhiệt. Cũng có thể từ phía trong bầu vặn nút có ren bằng thép CT5.
Nồi hơi ống lửa có ống lửa bị hỏng, nếu dùng thiết bị nút chuyên dùng bịt cổ ống ấy, vẫn cho nồi hơi tiếp tục làm việc được.
Rò nhiều nước và hơi: phải dừng ngay. Chú ý chỉ được xem chỗ rò sau khi đã hạ thấp áp suất tới 0. Nếu rò ít (chỉ thấy vết muội) thì cho phép tiếp tục làm việc, song phải giảm tải.
6. Vách buồng đốt hư hỏng: Nếu gạch bị đổ sạt phải dừng lò ngay để sửa chữa. Nếu cần có thể tạm thời tiếp tục đốt lò song phải giảm ngọn lửa ở gần chỗ ấy. Nếu vách gạch bị ẩm ướt do ống nứt vỡ, phải sấy khô trước khi nhóm lò.
Nếu tấm dẫn khí bị hỏng nên tranh thủ chữa gấp.
Cháy muội trong bộ sưởi không khí: ngừng đốt ngừng cung cấp không khí đóng kín mọi cửa buồng đốt bướm khí lò liên tục thổi muội bằng hơi nước, hoặc mở cửa ở gần nơi cháy dùng bình bọt chữa cháy.
Để tránh tai nạn cháy muội, phải thổi muội thường xuyên định kỳ.
7. Áp suất hơi quá cao: Nếu van an toàn đã thoát hơi mà áp suất vẫn không giảm, phải ngưng hoạt động quạt gió vào buồng đốt, đóng kín các cửa buồng đốt hoặc bướm khí, tạm thời ngừng cấp chất đốt, tăng cường cấp nước.
8. Áp suất hơi quá thấp: Nếu ngọn lửa vẫn mạnh thì cần kiểm tra mực nước nồi, nếu là do mực nước nồi quá thấp làm giảm diện tích mặt hấp nhiệt, cần giảm bớt lượng hơi nước cung cấp, nếu là nồi hơi ống lửa nên tạm thời dừng lò.
9. Súng phun bị tắt có thể là do nước lọt vào két dầu hoặc bầu hâm dầu hoặc súng phun bị tắc vì cặn, hoặc súng phun bị bịt bởi bóng khí do không khí từ két dầu hoặc buồng đệm không khí của bơm dầu.
87
Súng phun bị phun lửa ra ngoài: có thể là do áp suất trong khoang nồi hơi thấp hơn áp suất trong buồng đốt hoặc do sự cháy nổ của hỗn hợp khí, lập tức khóa van dầu chính, dừng bơm dầu, tăng áp suất không khí trong khoang nồi hơi.
Phát sinh nạn cháy khoang nồi hơi: Chữa cháy bằng bình bọt, khóa chặn các đường ống dầu thông đến đó, giảm bớt lượng phun dầu, nếu cần ngừng bơm dầu, đóng tất cả các van trước nồi hơi, rút toàn bộ người ra khỏi, đóng kín cửa của khoang nồi hơi và tất cả các lối thông, tắt quạt gió dùng hệ thống hơi nước hoặc CO2
mà dập lửa.
9.3. Bảo dưỡng nồi hơi tàu thủy 9.3.1 Thử thủy lực nồi hơi
1.Mục đích
- Xác định tình trạng kỹ thuật sau thời gian khai thác - Kiểm tra độ bền sau khi sự cố, tai nạn, hoán cải 2. Chu kỳ thử
- Định kỳ
- Sau khi sửa chữa lớn - Sau sự cố, hư hỏng - Sau khi hoán cải 3. Hội đồng thử - Chủ tàu
- Đăng kiểm viên - Máy trưởng 4. Quy trình thử
- Áp suất thử : pthử = 1,5 pN
- Tháo các van, thay bằng các mặt bích, để lại một van cấp nước - Bơm đầy nước
- Lắp vào hệ thống bơm thử thủy lực có áp suất cao, lưu lượng nhỏ - Tăng dần áp suất, đồng thời kiểm tra độ bền, độ kín
- Giữ ở áp suất thử 12 tiếng để kiểm tra
- Lập biên bản, xác định thông số công tác của nồi hơi 9.3.2. Tẩy rửa cáu
Nồi hơi tàu thủy định kỳ rửa nồi để tẩy cạo cáu nước, chu kỳ rửa nồi tuỳ thuộc vào phẩm chất nước cấp và nước nồi, kiểu nồi hơi. Nồi hơi ống lửa cần rửa nồi với chu kỳ 1500 ÷ 2000 giờ nếu nước xấu có thể chưa tới 1000 giờ, nồi hơi ống nước 1000 ÷ 1500 giờ nếu nước xấu có thể chưa tới 700 giờ, nếu nước tốt có thể tới 8000 ÷ 10000 giờ. Giờ tính ở đây là giờ tính suy ra lúc tàu chạy hết tốc độ tính theo 100% thời gian, lúc chạy chậm hoặc xếp dỡ hàng tính theo 60%, lúc giữ hơi 30% thời gian không đốt lò không tính.
Việc cạo cáu cần phải làm liên tục gấp rút trong khoảng 10 ÷ 12 giờ và tiến hành ngay sau khi xả nước nồi (lúc ấy nhiệt độ nước nồi là 50 ÷ 600C) không nên để cho cáu khô cứng lại. Cạo rửa xong cần kiểm tra bằng cách soi ánh sáng hoặc thả viên bi xuống có đường kính bằng 0,9 đường kính trong của ống. Xong bôi một lớp graphít bảo vệ, đốt nhỏ ngọn lửa hong khô trong vòng 2 ÷6 giờ.
Tẩy rửa cáu có thể tiến hành theo 3 cách: Phương pháp rửa bằng a xít , phương pháp rửa bằng kiềm và phương pháp cơ học. Phương pháp rửa bằng a xít nhanh chóng phá được cáu dày đặc song không thể dùng cho nồi hơi có chỗ nứt rạn, mục rỉ, không kín. Những nồi hơi như vậy cần áp dụng phương pháp rửa kiềm và phương pháp cơ học.
1. Tẩy rửa bằng axít