Tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ BETA-CROSSLAPS, HORMONE TUYẾN CẬN GIÁP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN (Trang 107 - 111)

4.1. NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU, TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH GÚT

4.1.4. Tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa

Trong nghiên cứu của chúng tôi: tổng số đối tƣợng trong nghiên cứu là 1185 người. Trong đó, số đối tượng có hội chứng chuyển hóa là 196 người (16,5%).

Kết quả của chúng tôi khác với các nghiên cứu trong và ngoài nước:

- Trong nước, nghiên cứu của Đàm Thị Thảo (2013) trên 400 người kiểm tra sức khỏe tại ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh An Giang cho kết quả: tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là 39,3% [34]. Kết quả nghiên cứu của Dương Ân Hận (2013): tỷ lệ hội chứng chuyển hóa là 51,2% [9]. Tác giả Trần Kim Cúc (2012) ghi nhận: tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng dân cƣ thành phố Cần Thơ là 18,5% [3]. Còn theo nghiên cứu của Duangta Thipphakhouanxay (2011) [36] ở 332 đối tƣợng cán bộ thuộc đơn vị X từ tháng 02/2011 đến tháng 07/ 2011 thì tỷ lệ hội chứng chuyển hóa chiếm 33,1% trong tổng số đối tƣợng nghiên cứu. Kết quả của các tác giả trên cao hơn có thể liên quan đến việc mắc các bệnh lý mạn tính ở người cao tuổi và nhóm đối tượng có nhiều điều kiện xuất hiện các thành phần trong hội chứng chuyển hóa nên tỷ lệ hội chứng chuyển hóa của họ cũng cao hơn các đối tƣợng trong nghiên cứu của chúng tôi.

- Một số nghiên cứu ngoài nước (bảng 4.3) cho kết quả khác nhau tùy nghiên cứu. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa của chúng tôi khác với các nghiên cứu trên có thể là do cách chọn mẫu, kích cỡ mẫu, chế độ dinh dƣỡng, tập quán của các dân tộc có thể không tương đồng.

Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ hội chứng chuyển hóa với một số tác giả ngoài nước Tên tác giả Năm Đối tƣợng nghiên cứu Tỷ lệ hội chứng

chuyển hóa (%) Chúng tôi 2014 Người dân ≥ 40 tuổi trong

cộng đồng

16,5

Cai Z. và CS [54] 2009 Người dân 20-80 tuổi trong cộng đồng

8,4 (nam > nữ)

Nagata M. và CS [90]

2009 Sinh viên 18-24 tuổi trong trường đại học

39,1

Rho Y. H. [105] 2008 Bệnh nhân khám bệnh viện Nam: 4,4. Nữ: 6,8 Numata T. và CS

[94]

2008 Bệnh nhân 20-79 tuổi khám bệnh viện

Nam: 28,1 Nữ: 3,6 Ryu S. và CS [109] 2007 Công nhân 30-39 tuổi khám

sức khỏe tại bệnh viện

15,0

Lohsoonthorn V. và CS [85]

2007 Người dân khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện

15,2 (nam: 25,8;

nữ: 8,2) Bauduceau B.[52] 2005 Nam quân nhân 20-58 tuổi 14,0

Lee M. S. và CS [80]

2005 Người dân ≥ 65 tuổi trong cộng đồng

Nam: 22,0 Nữ: 39,0 Shiwaku K. và CS

[114]

2005 Công nhân 30-60 tuổi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nhật: 12,0; Hàn Quốc: 13,0; Mông

Cổ: 16,0 Miccoli R. và CS

[88]

2004 Người dân ≥ 19 tuổi trong cộng đồng

Nam: 15,0 Nữ: 18,0

+ Phân bố đối tƣợng theo số các thành phần của hội chứng chuyển hóa Kết quả cho thấy tỷ lệ nữ giới có 2 thành phần hội chứng chuyển hóa chiếm cao nhất (41,4%), thấp nhất là tỷ lệ nam giới có 5 thành phần hội chứng chuyển hóa (0,3%). Tỷ lệ đối tƣợng có 2 thành phần hội chứng chuyển hóa chiếm cao nhất 38,2%. Tỷ lệ nhóm 3, 4, 5 thành phần hội chứng chuyển hóa lần lƣợt là 9,8%;

5,7%; 1,0%. Đây là điều chúng ta cần đặc biệt quan tâm bằng những chương trình can thiệp y tế cộng đồng sớm và hợp lý. Nếu không nhóm 2 thành phần hội chứng chuyển hóa chuyển thành 3 thành phần hội chứng chuyển hóa, khi đó tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng dân cƣ thành phố Cần Thơ sẽ gia tăng. So sánh với một số nghiên cứu thì kết quả của chúng tôi thấp hơn:

- Đàm Thị Thảo (2013) ghi nhận: tỷ lệ 3, 4, 5 thành phần của hội chứng chuyển hóa lần lƣợt là 27,8%; 10,8%; 0,8% [34].

- Nghiên cứu của Dương Ân Hận (2013) cho kết quả: tỷ lệ 3, 4, 5 thành phần của hội chứng chuyển hóa lần lƣợt là 55,3%; 36,0%; 8,7% [9].

- Theo nghiên cứu của Trần Kim Cúc (2012) tại Cần Thơ, có 16,3% đối tƣợng không mắc bất kỳ thành phần nào của hội chứng chuyển hóa. Nhóm 1 thành phần hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (34,8%). Nhóm 2 thành phần hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ (30,4%). Tỷ lệ nhóm 3, 4, 5 yếu tố hội chứng chuyển hóa lần lƣợt là 15,0%; 3,1%; 0,4%. Nữ giới có 2 thành phần hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (34,3%), thấp nhất là nam giới có 5 thành phần hội chứng chuyển hóa (0,0%) [3].

- Kết quả nghiên cứu của tác giả Duangta Thipphakhouanxay (2011): tỷ lệ nhóm 3,4,5 yếu tố hội chứng chuyển hóa lần lƣợt là 58,2%; 38,2%; 3,6% [36].

+ Phân bố số thành phần hội chứng chuyển hóa theo địa giới hành chính Ở những đối tƣợng có từ 3 thành phần của hội chứng chuyển hóa trở lên, Ninh Kiều có 3 thành phần của hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (13,6%). Đây là cơ sở cho các chương trình can thiệp cộng đồng nhằm làm giảm tỷ lệ mắc các rối loạn chuyển hóa trong cộng đồng.

+ Tỷ lệ các thành phần chuyển hóa trong hội chứng chuyển hóa

Tỷ lệ xuất hiện các thành phần chuyển hóa trong hội chứng chuyển hóa khác nhau. Trong đó, tỷ lệ triglycerid máu > 1,7 mmol/l là cao nhất (97,4%); thấp nhất là tỷ lệ glucose máu ≥ 6,1 mmol/l (32,1%).

- Trong nước, so với tác giả Trần Kim Cúc (2012) thì tỷ lệ các thành phần trong hội chứng chuyển hóa ở người hội chứng chuyển hóa cao hơn (trừ thành phần glucose máu ≥ 6,1 mmol/l): theo Trần Kim Cúc, người hội chứng chuyển hóa có tăng vòng bụng là 47,5%; tăng huyết áp là 28,5%; tăng glucose máu là 60,9%, tăng triglycerid máu là 41,6%; giảm HDL-C máu là 33,6% [3]. So với nghiên cứu của tác giả Duangta Thipphakhouanxay (2011) thì kết quả của chúng tôi giống về xu hướng tăng cao triglycerid > 1,7 mmol/l, gần tương đương về tỷ lệ các yếu tố còn lại (huyết áp: tâm thu ≥ 130; tâm trương ≥ 85 mmHg, HDL-C:

nam < 1,03; nữ < 1,29 mmol/l và glucose máu ≥ 6,1 mmol/l) (trừ vòng bụng:

nam ≥ 90, nữ ≥ 80 cm thì ngƣợc lại): theo Duangta Thipphakhouanxay, trong số 65 đối tƣợng nghiên cứu thấy tỷ lệ tăng vòng eo chiếm 100,0%, tăng triglycerid máu chiếm 87,7%, tăng huyết áp và giảm HDL-C máu có tỷ lệ gần tương đương (52,3% và 53,8%), thấp nhất là glucose máu chiếm 6,2% [36].

- Ngoài nước, kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Bauduceau B. và cộng sự tại Pháp (2005): trong hội chứng chuyển hóa, thường gặp nhất là huyết áp: tâm thu ≥ 130; tâm trương ≥ 85 mmHg (51,0%), tiếp theo là triglycerid > 1,7 mmol/l (17,0%), vòng bụng: nam ≥ 90, nữ ≥ 80 cm (17,0%), HDL-C: nam < 1,03; nữ < 1,29 mmol/l (9,6%), glucose máu ≥ 6,1 mmol/l (5,0%) [52].

4.2. LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU VỚI HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA BIỆN PHÁP CAN THIỆP BẰNG THAY ĐỔI LỐI SỐNG Ở NGƯỜI TĂNG ACID URIC MÁU, HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ BETA-CROSSLAPS, HORMONE TUYẾN CẬN GIÁP HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)