Những hư hỏng chính của ly hợp, nguyên nhân và cách khắc phục

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình sửa chữa ly hợp xe vios (Trang 23 - 31)

Chương 1: Tổng quan về ly hợp ô tô

4. Quy trình tháo lắp ly hợp ô tô

4.3. Những hư hỏng chính của ly hợp, nguyên nhân và cách khắc phục

Các hư hỏng thường gặp của ly hợp ma sát có thể được phát hiện qua các hiện tượng làm việc không bình thường như ly hợp bị trượt, rung, ồn ở chế độ đóng, không nhả hoàn toàn khi đạp bàn đạp để ngắt, vào khớp không êm gây giật và ồn. Các hư hỏng này không những làm giảm hiệu suất truyền lực mà còn gây hư hỏng cho hộp số nên cần được khắc phục kịp thời.

a) Bộ ly hợp bị trượt

Khi khởi động động cơ và kéo phanh tay, ấn bàn đạp ly hợp rồi gài số 4 rồi buông từ từ bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng nhẹ ga, nếu như bộ ly hợp tốt sẽ hãm động cơ tắt máy khi buông bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ vẫn làm việc bình thường thì bộ ly hợp đã bị trượt và do một số nguyên nhân:

+ Đĩa bị động của ly hợp bị mòn và chai cứng

+ Khoảng hành trình tự do của bàn đạp ly hợp nhỏ thì điều chỉnh bằng cách thay đổi cần kéo nơi bàn đạp ly hợp và cần điều khiển vòng bi mở.

+ Cần kéo bị cong cần khắc phục bằng cách uốn thẳng và bôi trơn cho các khớp nối.

+ Các thanh ở lò xo màng bị gãy và vỡ nhiều không còn đủ lực ép để ép thì thay thế lò xo khác.

b) Bộ ly hợp giật mạnh khi nối động cơ

+ Có dầu mỡ dính vào tấm ma sát, đinh tán lỏng, đĩa bị động của ly hợp không di chuyển được trên rãnh then hoa của trục bị động thì phải lau rửa sạch tấm ma sát, tán lại các đinh tán, tra dầu bôi trơn cho các rãnh then hoa trên trục bị động.

+ Có chi tiết bị gãy, vỡ, nứt đĩa ép thì phải thay thế.

c) Bộ ly hợp không cắt hoàn toàn khi cắt động lực

Khi đi số ta đạp hết bàn đạp ly hợp nhưng và số vẫn khó chứng tỏ bộ ly hợp không cắt hoàn toàn. Đĩa ma sát bị động của ly hợp vẫn tiếp tục quay theo bánh đà thì do các nguyên nhân sau:

+ Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp qua dài thì phải điều chỉnh lại.

+ Đĩa ma sát bị động bị vênh thì nắn lại.

+ Đĩa ép bị vênh, biến dạng, nứt vỡ thì phải thay mới

+ Khoảng cách mặt đầu của các thanh lò xo màng lệch nhau lớn thì nắn lại hoặc thay mới.

+ Moay ơ đĩa ma sát bị động của ly hợp dịch chuyển khó trên trục bị động làm đĩa bị động không tách hoàn toàn ra khỏi mặt bánh đà thì phải rửa sạch rãnh then hoa và bôi dầu mỡ.

d) Bộ ly hợp bị kêu

Tiếng kêu của bộ ly hợp rất dễ nhận biết khi động cơ nổ nhỏ. Nhưng cần phân biệt tiếng kêu khi cắt hay nối động lực.

+ Tiếng kêu phát ra khi nối động lực do rãnh then hoa của moay ơ và rãnh then hoa trên trục bị động của ly hợp mòn làm mối lắp ghép lỏng thì phải thay mới hai chi tiết này.

+ Đường tâm của trục chủ động của hộp số và trục khuỷu động cơ không đồng tâm thì phải chỉnh lại.

+ Tiếng kêu phát ra khi cắt động lực do các nguyên nhân sau:

- Các thanh lò xo màng bị cong, vênh gây cọ xát vào moay ơ đĩa bị động khi vòng bi mở tiến vào thì phải nắn lại.

- Ổ bi cầu gối trục bị động ly hợp ỏ lỗ đuôi trục khuỷu bị mòn, hỏng. Khi đạp bàn đạp ly hợp cắt động lực trục bị động không quay trong lúc bánh đà và vòng bi quay làm phát ra tiếng kêu thì phải thay mới ổ đỡ cầu này.

- Các lò xo trả về bị mòn, yếu sẽ gây tiếng kêu khi cắt động lực và lúc động cơ nổ ở chế độ chạy chậm thì thay mới các lò xo này mà không cần tháo ly hợp.

e) Rung động ở bàn đạp ly hợp.

Khi động cơ đang nổ thì bàn đạp ly hợp rung, nếu ấn mạnh hơn thì bàn đạp ly hợp hết rung động. Hiện tượng này báo hiệu một hỏng hóc nguy hiểm cần kịp thời sữa chữa nếu không sẽ đưa đến những hư hỏng nặng do một số nguyên nhân sau:

+ Đường tâm giữa trục khuỷu động cơ và trục chủ động hộp số không đồng tâm làm đĩa bị động và các chi tiết khác dịch chuyển ra vào làm mòn nhanh chóng các chi tiết của ly hợp.

+ Bánh đà bị đảo, lệch tâm gây rung động cho bàn đạp ly hợp.

f) Đĩa ma sát bị động của ly hợp chóng mòn.

+ Do đĩa ma sát bị trượt với mặt bánh đà và đĩa ép của ly hợp.

+ Do khi người lái xe thường xuyên để chân lên bàn đạp ly hợp làm cho đĩa ma sát bị động bị mòn. Do vậy khi lái người lái phải để chân ra khỏi bàn đạp ly hợp khi đã nối động lực.

+ Do sức ép của lò xo màng không đảm bảo đủ lực ép để ép đĩa ma sát bị động vào bánh đà. Thì phải thay thế lò xo màng khác.

+ Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị động bị vênh cần nắn lại.

+ Khoảng hành trình tự do bàn đạp ly hợp nhỏ hoặc không có, làm đĩa ma sát bị động bị

nguyên nhân sau:

+ Thiếu dầu trợ lực.

+ Bàn đạp bị cong cọ vào thùng xe.

+ Các cần đẩy bị cong.

• Trong quá trình sử dụng bộ ly hợp xe TOYOTA VIOS phải chú ý đến các vấn đề sau:

+ Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh đúng hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp ly hợp.

+ Quan sát các vết xước trên bề mặt làm việc của đĩa ép.

+ Kiểm tra sự cong vênh đĩa ma sát bị động không cong vênh quá 0,3 mm. Kiển tra bằng đông hồ xo, nếu vênh quá phải thay mới hoặc nắn lại.

+ Kiểm tra sự ăn khớp giữa rãnh then hoa ở moay ơ và rãnh then hoa trên trục bị động.

+ Vòng bi mở được bôi trơn bằng một loại mỡ đặc biệt, vì vậy không nên nhúng ngập vòng bi mở ngập trong xăng, dầu sẽ làm hỏng lớp mỡ bôi trơn. Kiểm tra vòng bi mở bằng cách xoay nếu bi lỏng, kẹt thì phải thay mới.

+ Tuyệt đối không bôi mỡ vào đầu trục bị động của ly hợp.

PHỤC 1 Ly hợp bị trượt trong

lúc nối động cơ

+ Điều chỉnh sai chiều dài cần đẩy

+ Gãy các thanh trên lò xo mang + Đĩa ma sát bị mòn tấm ma sát + Chỉnh không đúng lò xo màng + Tấm ma sát bị dính dầu

+ chỉnh lại

+ Thay mới

+ Tán lại tấm ma sát khác

+ Chỉnh lại

+ Lau sạch lại hoặc thay mới 2 Khi nối động lực bộ

ly hợp bị rung động mạnh, không nối êm

+ Bề mặt tấm ma sát dính dầu mỡ.

+ Bề mặt tiếp xúc của các đầu thanh lò xo của lò xo màng không đều.

+ Đĩa ma sát bị động bị kẹt trên rãnh then hoa của trục bị động ly hợp

+ Tấm ma sát,đĩa ép bị vỡ.

+ Lau sạch hoặc thay mới

+ Nắn lại các thanh lò xo của lò xo màng

+ Lau sạch và tra dầu bôi trơn.

+ Thay mới 3 Ly hợp không cắt

hoàn toàn khi cắt động lực

+ Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp lớn.

+ Đĩa ma sát bị động, bánh đà,

+ chỉnh lại

+ Nắn lại hoặc

+ Bề mặt tiếp xúc của các đầu thanh lò xo của các lò xo màng không đều.

+ Đĩa ma sát bị kẹt trên rãnh then hoa trục bị động ly hợp.

+ Nắn lại đầu thanh lò xo

+ Lau sạch và bôi trơn.

4 Bộ ly hợp kêu khi nối động lực.

+ Moay ơ then hoa quá mòn, lỏng trên trục bị động.

+ Các lò xo giảm dao động xoắn của đĩa ma sát bị động bị yếu hay gãy.

+ Đường tâm trục khuỷu động cơ và trục chủ động hộp số không đồng tâm.

+ Thay mới

+ Thay mới

+ Căn chỉnh lại 5 Bộ ly hợp bị kêu khi

cắt động lực

+ Vòng bi mở bị mòn, hỏng, kẹt và thiếu mỡ bôi trơn.

+ Vòng bi cầu nối trục bị động ly hợp bị mòn, hỏng, khô dầu bôi trơn.

+ Thay mới hoặc luộc trong mỡ.

+ Thay mới hoặc bôi trơn lại.

6 Rung động ở bàn đạp ly hợp

+ Đường tâm trục khuỷu động cơ và trục chủ động hộp số không đồng tâm thẳng hành.

+ Đĩa ép bị vênh

+ Chiều cao của các thanh lò xo của lò xo màng không đều nhau.

+ Căn và chỉnh lại.

+ Nắn lại hoặc thay mới + Nắn lại.

các chốt định vị.

+ Lắp lại 7 Đĩa ma sát bị động

chóng mòn

+ Đĩa ma sát bị động hoặc đĩa ép bị vênh.

+ Sử dụng liên tục bộ ly hợp.

+ Lái xe đặt chân lên bàn đạp ly hợp khi đã nối động lực

+ Đĩa ma sát bị động trượt với bề mặt làm việc của bánh đà và bề mặt làm việc của đĩa ép.

+ Nắn lại hoặc thay mới.

+ Sử dụng ít lại + Không đặt chân lên

+ Chỉnh lại

8 Đạp bàn đạp ly hợp nặng.

+ Bàn đạp, các cần đẩy bị cong, kẹt

+ Chiều cao các thanh lò xo của lò xo màng không đều.

+ Uốn thẳng và bôi trơn.

+ Nắn lại

9 Hệ thống thủy lực hoạt động kém

+ Chảy dầu, kẹt bơm

+ Mòn bơm hoặc xy lanh con.

+ Kiểm tra khắc phục

+ Thay thế.

Trong thời gian làm đồ án em đã tiến hành thu thập tài liệu, đọc và nghiên cứu khẩn trơng cộng với kiến thức đã học để thực hiện. Tuy nhiên trong khi thực hiện em đã

gặp không ít khó khăn, song với sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô trong tổ môn Kỹ thuật ôtô, đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Đại nên em đã hoàn thành đợc đồ án và qua đó

đã giúp em hiểu sâu hơn về hệ thống ly hợp trên ôtô và cũng qua đó em đã biết cách tập hợp tài liệu kết hợp cùng kiến thức của mình đã học, để biên soạn đợc tài liệu dùng cho tham khảo và học tập.

Tuy nhiên do tài liệu tham khảo, kiến thức bản thân còn hạn chế nên nội dung đồ

án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để nội dung đồ án của em đợc hoàn thiện hơn.hệ thống ly hợp

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày thỏng năm 2015 Sinh viên Lê Trọng Hưng

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình sửa chữa ly hợp xe vios (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w