SƠ ĐỒ MỘT HỆ THỐNG THANH GÓP

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế trạm biến áp 220/110/22KV (Trang 27 - 31)

CHO TRẠM BIẾN ÁP

II. SƠ ĐỒ MỘT HỆ THỐNG THANH GÓP

1. Sơ đồ một hệ thống thanh góp: có thể không phân đoạn hoặc phân thành các phân đoạn.

Nguoàn DCL

Máy cắt DCL

Tải

- Mỗi mạch nối vào thanh góp thông qua 2 dao cách ly và một máy cắt.

- Dao cách ly chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn khi tiến hành sữa chữa và đóng cắt khi không có dòng điện.

- Ưu điểm:

 Cấu tạo đơn giản, rõ ràng, giá thành hạ. Mỗi phần tử được thiết kế riêng cho từng mạch đó, khi vận hành hay sữa chữa mạch này không ảnh hưởng trực tiếp đến mạch khác.

- Khuyết điểm:

 Khi sữa chữa máy cắt điện trên mạch nào, các phụ tải nối vào mạch đó cũng bị mất điện. Thời gian ngừng cung cấp điện phụ thuộc vào thời gian sữa chữa máy cắt điện đó.

 Ngắn mạch trên thanh góp đưa đến cắt điện toàn bộ các phần tử.

Ngay cả khi cần sữa chữa dao cách ly về phía thanh góp ( gọi là dao cách ly thanh góp) cũng sẽ mất điện toàn bộ trong thời gian sữa chữa.

- Do vậy sơ đồ này chỉ được sử dụng khi yêu cầu về đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện không cao, các hộ tiêu thụ thuộc loại 3. Trường hợp này có một nguồn cung cấp.

Có phân đoạn:

- Hệ thống một thanh góp thường được phân đoạn bằng 2 dao cách ly hoặc bằng máy cắt điện cùng 2 dao cách ly 2 bên.

- Thanh góp có thể được phân thành nhiều đoạn, số phân đoạn được phân theo số nguồn cung cấp. Mỗi phân đoạn có một nguồn cung cấp và một phần các mạch tải.

- Dùng dao cách ly để phân đoạn rẻ tiền hơn nhưng không linh hoạt và đảm bảo bằng phân đoạn bằng máy cắt điện. Khi đã phân đoạn bằng máy cắt thì các phụ tải loại một sẽ được cung cấp điện từ 2 đường dây nối vào 2 phân đoạn khác nhau, do đó không còn mất điện do bất kỳ nguyên nhân nào cần cắt, nghỉ 1 đường dây hay 1 phân đoạn.

- Khi cần sữa chữa chỉ tiến hành cho từng phân đoạn, việc cung cấp điện được chuyển cho phân đoạn kia.

- Khi sự cố trên một phân đoạn nào, máy cắt phân đoạn đó sẽ cắt cùng với máy cắt của các mạch trên phân đoạn đó, phân đoạn còn lại vẫn đảm bảo cung cấp điện bình thường. Tất nhiên trong thời gian này tính đảm bảo có giảm nhưng xác suất xuất hiện sự cố trong thời gian này thấp.

- Nếu bình thường làm việc trong chế độ máy cắt phân đoạn cắt, thì nên đặt thêm bộ phận tự động đóng nguồn dự phòng. Nhờ bộ phận này khi mất nguồn cung cấp trên phân đoạn nào đó, máy cắt phân đoạn sẽ tự đóng lại và phân đoạn được cung cấp từ phân đoạn kia.

- Với những ưu điểm đã nêu trên, sơ đồ một hệ thống thanh góp có

cũng như NMĐ khi điện áp không cao lắm ( 15, 22, 110 kV ) và số mạch không nhiều. Đặc biệt hiện nay máy cắt điện SF6 có độ tin cậy cao, thời gian cần sữa chữa bảo quản ngắn, thời gian ngừng cung cấp điện do máy cắt sẽ rất bé, nên sơ đồ này càng được sử dụng rộng rãi hơn và là sơ đồ chủ yếu trong các TBA cung cấp điện hiện nay ở nước ta.

2. Sơ đồ một hệ thống thanh góp có thanh góp vòng:

Nguoàn DCL

Máy cắt DCL

Tải

MCV

Nhiệm vụ của máy cắt vòng để thay lần lượt cho máy cắt của bất kỳ phần tử nào khi cần sữa chữa mà không cần phải ngừng cung cấp điện phần tử đó bằng cách đi vòng qua máy cắt vòng, thanh góp vòng và dao cách ly vòng.

Nhờ có máy cắt vòng độ tin cậy cung cấp điện của sơ đồ tăng lên, tuy nhiên sơ đồ thêm phức tạp và làm tăng vốn đầu tư.

Sơ đồ này chỉ được thực hiện chủ yếu với điện áp cao thường từ 110 kV trở lên và số đường dây nhiều.

Từ những phân tích trên, áp dụng vào yêu cầu của đề tài ta chọn sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn bằng máy cắt cho cấp 110 kV và cấp 22 kV là hợp lý.

Một phần của tài liệu Tính toán và thiết kế trạm biến áp 220/110/22KV (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w