HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT 36 1. VỊ TRÍ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Thuyết minh trung tâm biểu diễn nghệ thuật bờ tây sông sài gòn (Trang 37 - 41)

1. VỊ TRÍ XÂY DỰNG

Khu đất cảng Bason là khu đất trực thuộc quận trung tâm Q1, TP.HCM. Khu đất có vị trí ở rìa Quận 1, giáp ranh với Quận Bình Thạnh và Quận Thủ Thiêm qua kênh Thị Nghè và sông Saigon. Với vị trí trong trung tâm Quận 1, khu đất nằm gần khu trung tâm thương mại (City Business District) của cả thành phố, khoảng cách từ 0.5 – 1km đến các toà nhà thương mại trong khu trung tâm. Vị trí của khu đất cũng gần sát với Quận Thủ Thiêm – trung tâm tài chính mới của thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai. Do đó, khu đất có giá trị tiềm năng về kinh tế vô cùng lớn. Hơn nữa, tổng diện tích của toàn khu đất là 21.2 ha, đây là một diện tích đất trống rất lớn và duy nhất nằm ở trong lòng trung tâm cả thành phố mà chƣa đƣợc khai thác sử dụng.

Trung tâm Quận 1 còn là khu trung tâm lịch sử - văn hoá của cả thành phố. Đây là nơi tập trung nhiều công trình lịch sử, văn hoá, nghệ thuật quan trọng đối với cả thành phố. Đây là nơi giao lưu gặp gỡ của các sự kiện về văn hoá lớn tại thành phố. Đồng thời với bề dày lịch sử, khu trung tâm Quận 1 trở thành bộ mặt chung đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh.

Vị trí khu đất Bason, các mảng xanh và công trình quan trọng xung quanh

Chiếm một diện tích lớn trong khu vực bờ Tây sông Saigon, có thể nói cảng Bason có vai trò quan trọng trong cảnh quang bờ Tây sông Saigon. Đồng thời giáp ranh bên cạnh Thảo Cầm Viên – một mảng xanh lớn của Saigon, Bason càng bộc lộ tiềm năng lớn về cảnh quang đối với người dân Saigon.

Có thể nói, cảng Bason hiện hữu nằm trong một khu vực có giá trị cao về kinh tế và văn hoá, đồng thời là một khu vực bộc lộ nhiều tiềm năng về cảnh quang và không gian đô thị. Có thể nói, Bason là khu đất vàng còn sót lại ngay giữa trung tâm thành phố.

2. GIAO THÔNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Khu đất tiếp xúc trực tiếp với trục đường Nguyễn Hữu Cảnh và trục đường Tôn Đức Thắng. Trục Nguyễn Hữu Cảnh là tuyến đường dẫn thẳng từ khu trung tâm lên Quận Bình Thạnh, nối liền với Xa Lộ Hà Nội. Còn trục Tôn Đức Thắng trong tương lai sẽ là trục kết nối giữa khu trung tâm với quận Thủ Thiêm thông qua cầu Thủ Thiêm 2. Nhìn chung đây là hai trục đường lớn quan trọng với mật độ xe lưu thông cao. Đặc biệt, theo quy hoạch được phê duyệt của Nikken Seikei cho thấy trục đường Tôn Đức

37

Thắng đoạn dọc bờ Tây sông Saigon sẽ được tổ chức thành tuyến đường giao thông ngầm nhằm trả lại mặt đất cho người đi bộ ở khu vực bờ sông. Đồng thời, đại lộ Lê Lợi sẽ được nối dài lên đến chân cầu Thủ Thiêm 2. Hơn nữa, theo quy hoạch ngầm, hệ thống Metro số 1 (Bến Thanh – Suối Tiên) sẽ chạy dọc theo trục Lê Lợi nối dài, và dừng tại trạm phía Nam Bason

Sơ đồ hệ thống mạng lưới giao thông theo quy hoạch được phê duyệt

Có thể nói, khu vực giao thông cơ giới quanh khu đất, đặc biệt là đoạn chân cầu Thủ Thiêm 2 khá phức tạp, đây là điểm giao của nhiều tuyến giao thông của thành phố. Điều này vừa là cơ hội vừa là điểm bất lợi, bởi đây là điểm đầu mối giao thông với lƣợng khách qua lại lớn, tạo cơ hội trong việc thu hút khách tham quan thuận tiện cho những người sử dụng phương tiện công cộng nhưng đồng thời có thể gây tắc nghẽn tại đây nếu nhƣ không xử lý khéo léo.

3. VI KHÍ HẬU KHU VỰC

Nhìn chung, khí hậu TP.HCM thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của cả nước, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 °C (chi tiết theo bảng dưới). Dựa trên các đặc điểm khí hậu của TP.HCM, ta có thể phân tích được tác động của nắng và gió ảnh hưởng lên khu đất cảng Bason.

a. Hướng nắng

Khu đất nằm chếch khoảng 45° theo hệ lưới ô cờ đô thị do Pháp thiết kế, do vậy hầu như không có cạnh nào của khu đất tiếp xúc trực diện với phía Tây. Phần lớn mặt giáp ranh bờ sông của khu đất nằm về phía Đông – Nam, còn lại toàn bộ phần tiếp cận với mặt đường của khu đất quay về phía Tây, do vậy đặc ra vấn đề che nắng cho mặt đứng từ phía các trục đường. Dựa theo sơ đồ biểu kiến mặt trời tại thành phố, phần lớn thời gian trong năm, nắng trong khoảng thời gian từ 2 – 3h (thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày) đa phần chiếu ở góc Tây Nam khu đất, một cách tình cờ đây là cạnh ngắn nhất của khu đất cảng Bason.

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Nhiệt độ (°C) 24.54 25.90 27.13 27.19 26.36 25.52 25.20 25.17 24.90 24.70 24.13 23.86 Lƣợng mƣa (mm) 16 8 22 61 184 267 262 253 272 255 157 67

38

b. Hướng gió

Sơ đồ nắng gió tại TP.HCM, thể hiện mức độ gió thổi theo hướng trong năm

Hướng gió thổi trong năm tại TP.HCM thay đổi theo từng mùa trong năm (chi tiết ở bảng bên dưới), tuy nhiên dựa theo sơ đồ tổng hợp toàn năm tại TP.HCM, ta có thể thấy 2 hướng gió chủ đạo của thành phố là gió Đông – Nam và gió Tây – Nam. Trong hai hướng, gió Đông Nam có thời gian thổi nhiều nhất trong năm. Với hình dáng khu đất trải dài theo hướng Đông – Nam, toàn thể khu đất hướng trọn gió này, đồng thời đây là gió thổi từ bờ sông, do vậy mang theo hơi ẩm. Với hướng gió chính trùng với hướng cảnh quang bên sông, đây sẽ là nơi lý tưởng cho dân cư và khách bộ hành tìm đến để nghỉ ngơi và sinh hoạt ngoài trời.

Đỉnh điểm mùa mƣa trong năm kéo dài từ tháng 6 – tháng 10, theo sơ đồ gió theo thời gian, vào khoảng thời gian này, hướng gió chủ đạo tập trung ở hướng Tây Nam. Do vậy, gió Tây Nam mang theo các trận mƣa lớn, tốc vào trong công trình.

4. CẢNH QUAN KHU VỰC

Khu đất cảng Bason nằm tại một vị trí đặc biệt về cảnh quang khu vực. Bason có vị trí trung tâm về điểm nhìn cảnh quang của bờ Tây sông Saigon. Đƣợc bao bọc bởi 2 cầu Thủ Thiêm, tạo các điểm nhìn từ trên cao nhìn xuống, đồng thời vô hình trung khiến Bason trở thành điểm đánh dấu đô thị khi các luồng người di chuyển vào trung tâm.

Đồng thời khu Bason toạ lạc tại điểm cuối của trục cảnh quang bờ Tây sông Saigon, với các công viên dọc 2 bên bờ sông Saigon đã tạo nên vô số các điểm nhìn về phía Bason. Công trình tại cảng Bason trờ thành điểm nhìn cho khách bộ hành đi dạo dọc 2 bên bờ sông. Đồng thời, theo quy hoạch Thủ Thiêm đã đƣợc phê duyệt, tại khu đất đối diện bên kia sông Saigon với Bason là một Trung tâm hội nghị - triễn lãm lớn của Thủ Thiêm, khách tham quan tập trung quanh khu Hội Nghị - Triễn lãm sẽ phóng tầm nhìn về các công trình ở Bason.

Bên cạnh đó, các trục đường trong mạng lưới đường của Thành phố cho phép những góc nhìn đặc biệt. Các góc nhìn từ các trục Nguyễn Binh Khiêm và trục Tôn Đức Thắng khi tiếp cận gần khu đất, giúp tạo ra những điểm nhấn bất ngờ khi di chuyển trong đô thị. Đặc biệt, việc nối dài trục đại lộ Lê Lợi, tạo thành một trục nối giữa Quảng trường Bến Thành, Nhà Hát thành phố và công trình tại khu đất Bason. Đây đóng vai trò như trục cảnh quang chuyển tiếp giữa các khu nội đô, làm tăng cường các trải nghiệm khi di chuyển trong thành phố. Đây là một trục nhìn có vai trò quan trọng trong việc kết nối các công trình điểm nhấn trong đô thị trung tâm.

39

Sơ đồ cảnh quan khu vực Bason

Các góc nhìn về khu đất Bason, cho thấy tiềm năng đóng vai trò điểm nhấn cảnh quan, cũng như đánh dấu cửa ngõ khu trung tâm của các công trình tại khu Bason.

5. CÔNG TRÌNH LÂN CẬN

Khu đất cảng Bason đƣợc bao xung quanh bởi nhiều công trình đặc biệt, trong đó có các công trình lâu đời của thành phố và nằm trong danh sách bảo tồn, điển hình là dãy nhà của dòng tu Thánh Paul bên trái trục đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tuy nhiên có cũng có các công trình chuẩn bị tháo dỡ đi nhƣ Saigon Square 2, hoặc khu dân cƣ Nam Thị Nghè (thay thế bằng các cụm chung cƣ cao tầng). Các mặt còn lại của khu đất tiếp giáp với các khu đất với các dự án đầu tư xây mới trong tương lai. Nổi bật trong các dự án xây mới là Trung tâm hội nghị triển lãm Thủ Thiêm, đây là một công trình công cộng có sức chứa lớn nằm đối diện với các công trình ở khu đất Bason qua bên kia bờ sông Saigon. Việc phối hợp các công trình này với nhau có thể sẽ tạo ra đƣợc một quần thể về văn hoá và các công trình công cộng.

Đây là một khu vực còn gây nhiều tranh cãi trong việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quang do chưa giải quyết ổn thoả mối quan hệ về văn hoá khu vực cũng như lợi ích kinh tế. Phương án gần đây nhất của Nikken Seikei quy hoạch khu vực cảng Bason với mật độ và hệ số sử dụng đất cao, và che phủ diện tích đất hầu hết bằng các công trình cao tầng phục vụ thương mại, vằn phòng và ở.

40

Hình ảnh toà nhà Dòng Thánh Paul (trái). Hình ảnh hiện trạng khu dân cư Nam Thị Nghè (phải)

Cảng Bason là một bài toán với nhiều mâu thuẫn. Là một khu công nghiệp nằm giữa trung tâm thành phố. Là một khu đất với nhiều công trình kiến trúc đặc biệt. Là một điểm không thể tiếp cận được tại khu trung tâm cũ và khu vực bờ sông Saigon

Một phần của tài liệu Thuyết minh trung tâm biểu diễn nghệ thuật bờ tây sông sài gòn (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)