a.Tiếp tục các chương trình tập huấn ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục nhằm:
- Phổ cập trình độ tin học cho CBQLGD,GV:
100% CB-GV biết sử dụng CNTT trong công tác. Tổ chức điều tra thật chính xác trình độ ICT của cán bộ giáo viên. Có biện pháp hiệu quả để 100% CB-GV biết sử dụng máy tính và sử dụng ICT vào công tác hiệu quả.
100% CB-GV biết sử dụng internet để công tác. Đảm bảo đường truyền internet phục vụ sưu tầm, truy cập thông tin, dạy và học. Có kế hoạch đảm bảo 100% CB- GV biết sử dụng internet để truy cập thông tin, giao tiếp và thực hiện công tác theo yêu cầu.
- Nâng cao hiệu xuất công tác lãnh đạo:
100% CBQL biết sử dụng ICT trong dạy học. Cán bộ quản lý các đơn vị nên am hiểu hệ thống ICT trong giáo dục nhất là ICT trong đổi mới phương pháp dạy và học. Khai thác tiềm năng ICT trong CB-GV và học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục của đơn vị.
100% CBQL biết sử dụng ICT trong điều hành. CBQL biết sử dụng và sử dụng có hiệu quả ICT trong công tác quản lý, lãnh đạo: lập kế hoạch, triển khai, đánh giá, sơ kết, tổng kết.
b.Xây dựng các hoạt động trực tuyến:
Cán bộ giáo viên tham gia các hoạt động trực tuyến có hiệu quả:
- Họp trực tuyến - Học tập trực tuyến
- Chia sẻ thông tin trực tuyến
c.Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong điều hành và quản lý giáo dục:
- Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý theo định hướng quản lý trực tuyến thông qua internet.
- Xây dựng trang web phổ cập nhằm nắm bắt tình hình chuyên cần của học sinh;
dự báo, phòng ngừa từ xa tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học; hỗ trợ công tác thống kê tình hình chuyên cần của học sinh trên địa bàn của thành phố.
- Tổ chức đăng tải công khai trên website các thủ tục hành chính đạt cấp độ 2 trở lên với một số nội dung cụ thể:
+ Đăng tải tất cả các mẫu đơn hành chính, mẫu đơn dịch vụ công (như đơn xin vào lớp đầu cấp…..)
+ Tra cứu kết quả học tập, điểm thi trực tuyến miễn phí trên website.
- Cung cấp và cập nhật kịp thời các văn bản hành chính trong trang “Thủ tục hành chính” đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thực hiện đầy đủ quy định “3 công khai” đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục.
d.Ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp dạy và học:
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích hợp CNTT trong từng bộ môn theo định hướng tăng cướng các ứng dụng e_learning.
e. Thiết lập và sử dụng hệ thống e_mail:
Tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống e_mail có tên miền của ngành giáo dục và đào tạo thành phố (…@hcm.edu.vn) hoặc của Bộ Giáo dục và Đào tạo (… .@moet.edu.vn) trong quan hệ công tác. Đảm bảo trên nguyên tắc:
+ Mỗi một đơn vị, cơ sở giáo dục có địa chỉ mai theo tên miền giáo dục trong quan hệ công tác.
+ Mỗi cán bộ, giáo viên đều có địa chỉ e-mail của ngành để quan hệ, giao tiếp trong công việc.
f. Nâng cấp kết nối mạng internet và tích cực triển khai cáp quang:
Các đơn vị, cơ sở giáo dục kiểm tra, nâng cấp kết nối internet băng thông rộng.
Tích cực triển khai kết nối cáp quang. Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các đơn vị có điều kiện nên có 02 đường truyền cáp quang nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác.
Các trường THCS cần tập trung thực hiện :
1. Nghiên cứu và thực hiện đúng nội dung các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo về CNTT.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ ICT trong đơn vị (trường) và đơn vị trực thuộc (Phòng GD&ĐT).
Triển khai thực hiện website của đơn vị. Khai thác website đúng chức năng, phục vụ tốt quản lý, dạy - học.
4. Tổ chức kiểm tra thực hiện, đánh giá tình hình, điều chỉnh các nội dung công tác ICT.
5. Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên biết sử dụng ICT trong công việc. Bằng nhiều nguồn tài chính hợp pháp và vận động để trang bị, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất về ICT trong trường từ đó kích thích cán bộ giáo viên sử dụng ICT vào công tác, đảm bảo nhu cầu sử dụng ICT của cán bộ giáo viên. Tránh lãng phí, tạo tâm lý không tốt trong cán bộ giáo viên
6. Ngăn ngừa tình trạng lạm dụng internet trong CB-GV và học sinh.
7. Chỉ đạo mỗi giáo viên phải có bài tham gia thư viện bài giảng điện tử.
8. Chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn phải có bài giảng điện tử e_learning tham gia dự thi hàng năm kỳ thi của Bộ GD&ĐT.
9. Chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn phải có hồ sơ bài giảng dạy học theo dự án tham gia dự thi hàng năm kỳ thi của Sở GD&ĐT.
III.KẾT LUẬN
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của
các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.
Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập. Về phía lãnh đạo các cấp cũng đặc biệt quan tâm và đã có nhiều văn bản hướng dẫn việc ứng dụng CNTT trong ngành. Cơ sở hạ tầng về CNTT trong trường học đã dần được đầu tư để đáp ứng được việc ứng dụng CNTT và công tác dạy và học của các trường. Đó là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường THCS. Vì vậy, ứng dụng thành công hay không, có mang lại lợi ích như mong muốn hay không chỉ còn là sự quyết tâm và phương pháp tổ chức của trường bên cạnh sự nỗ lực của từng Giáo viên.
Modun 20:
SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC I. Mục đích:
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.
Nói chung, trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có
điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em.
Tính chất của phương tiện dạy học biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thông tin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương tiện và phải dưới sự tác động của giáo viên hoặc học sinh tính chất đó mới đựơc bộc lộ ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất và chức năng của phương tiện dạy học.
II.Yêu cầu:
Trong quá trình dạy học, chức năng của các phương tiện dạy học thể hiện sự tác động đạt được mục đích dạy-học.
Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau:
- Truyền thụ tri thức - Hình thành kỹ năng
- Phát triển hứng thú học tập
- Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.
Do đó, khi dạy các môn học, cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau:
+ Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi tham quan.
+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng.