7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN

Một phần của tài liệu Giao an tron bo tin hoc 11 day du hoan chinh (Trang 20 - 23)

§8. SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình Viết được một số lệnh vào ra đơn giản.

Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

Biết một số công cụ của môi trường Turbo pascal.

Bước đầu sd được chương trình dịch để phát hiện lỗi.

Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thong báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lí của kết quả thu được

II. PHƯƠNG PHÁP

Phát vấn và diễn giảng III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Máy chiếu, máy tính có soạn sẵn chương trình đơn giản, SGK, giáo án…

IV. NỘI DUNG VÀ DIỄN BIẾN TIÉT DẠY 1. Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số)

2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Viết biểu thức biểu diễn trong toán học sang biểu thức trong pascal

d b c

a + ; (x y)

y x z

xz y x

+ +

Câu 2: Biểu diễn hàm sau trong pascal:

x x

x x

sin 1 cos

) ( sin

cos2 2

3. Nội dung

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

Đặt vấn đề

Để khởi tạo giá trị ban đầu của biến, ta có thể dùng lệnh gán để gán một giá trị cho biến.

Như vậy mỗi chương trình luôn làm việc với một bộ dữ liệu vào.

Để chương trình có thể làm việc với nhiều bộ dữ liệu vào khác nhau, thư viện của các NNLT cung cấp một số chương trình dùng để dưa dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra.

Các chương trình đưa dữ liệu vào và ra được gọi chung là các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản.

Hoạt động 1

Chú ý lắng nghe

§7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN

1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím Cú pháp:

Tiết CT: 6 Tuần: 6 Ngày soạn: 19.08.2013 Ngày dạy: 19.09.2013

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Danh sách biến gồm 1 hoặc

nhiều biến(trừ biến kiểu Boolean). Trường hợp có nhiều biến thì tên biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy.

? Lệnh thứ nhất và lệnh thứ hai dùng để làm gì?

Khi nhập giá trị cho nhiều biến, những giá trị này được gõ cách nhau ít nhất một dấu cách hoặc xuống dòng (nhấn Enter)

Nhập giá trị biến nguyên không được sd dấu chấm thập phân.

Nhập giá trị biến thực có thể nhập bình thường hoặc dùng dấu phẩy động.

Vd: nhập giá trị cho a, b, c bằng 1, -5, 6 ta gõ;

1 -5 6 ↵ hoặc 1.0 ↵ -5 ↵ 6 ↵ Hoạt động 2

? viết cú pháp thủ tục đưa ra màn hình?

? Phân biệt thủ tục write và writeln.

Minh hoạ cụ thể

Giải thích sự qui cách trên

Lệnh thứ nhất để nhập N Lệnh thứ hai để nhập a, b, c

Lên bảng viết

Write khi đưa kết quả ra màn hình con trỏ không chuyển xuống dòng, còn đối với thủ tục writeln khi đưa ra màn hình con trỏ tự động xuống dòng.

Read(<danh sách biến vào>);

hoặc

Readln(<danh sách biến vào>);

Ví dụ: read(N);

readln(a, b, c);

Nhập giá trị cho a, b, c bằng 1, -5, 6 ta gõ:

1 -5 6 ↵ hoặc 1.0 ↵ -5 ↵ 6 ↵

2. Đưa dữ liệu ra màn hình

*Cú pháp:

Write(<danh sách kết quả ra>);

hoặc

writeln(<danh sách kết quả ra>);

Vd. để nhập giá trị cho biến M ta dùng Writeln('nhap gia tri M’);

Readln(M);

*Chú ý:

Các thủ tục readln và write có thể không có tham số.

Trong thủ tục write hoặc writeln, sau mỗi kết quả có thể qui cách ra:

+ Đối với kết quả thực :<độ rộng>:<số chữ số thập phân>

+ Đối với kết quả khác:

: <độ rộng>

Ví dụ:

Writeln(N:5, x:6:2);

Write(( i:3, j:4, a+b:8:3);

Để có thể thực hiện chương - - - 36 - 24.00

425 - -56 - -23.200

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG trình được viết bằng NNLT,

cần soạn thảo, sd chương trình dịch để dịch chương trình đó sang NN máy. Các hệ thống lập trình cụ thể thường cung cấp phần mềm phục vụ cho việc soạn thảo, dịch và hiệu chỉnh chương trình.

Chiếu lên màn hình

Giới thiệu sơ lược về màn hình của Pascal.

Việc soạn thảo giống như soạn thảo trong word và lưu ý là không bỏ dấu.

Nếu chương trình có lỗi cú pháp phần mềm sẽ hiển thị thông báo. Cần sửa lỗi lại và biên dịch lại tới khi không còn lỗi.

§8. SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH

- Màn hình làm việc của Pascal

- Soạn thảo: gõ nội dung chương trình gồm phần khai báo và các lệnh trong phần thân

- Lưu chương trình:

 Nhấn phím F2 → gõ tên tệp

 Vào File → Save → gõ tên tệp - Biên dịch chương trình: Nhấn Alt +F9 - Chạy chương trình: nhấn Ctrl + F9 - Dóng cửa sổ chương trình: nhấn phím Alt + F3

- Thoát khỏi phần mềm: Alt + X - Mở tệp đã có: nhấn phím F3 V. CỦNG CỐ DẶN DÒ

1. Củng cố:

Viết được thủ tục đưa dữ liệu vào/ra: write( ) hoặc writeln( ), read( ) hoặc readln.

Các thao tác lưu tệp, dịch chương trình, đóng cửa sổ, đóng phần mềm, mở tệp 2. Dặn dò

Học bài xem trước bài tập thực hành 1

VI. RÚT KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Giao an tron bo tin hoc 11 day du hoan chinh (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w