Mô tả hình thái

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Ếch Cây Xanh Rhacophorus Maximus Trong Điều Kiện Nuôi Nhốt (Trang 21 - 25)

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Mô tả hình thái

Mô tả các đặc điểm hình thái ngoài theo tài liệu của Đào Văn Tiến (1982) [3]. Các mẫu vật sẽ đƣợc xử lý và mô tả tỷ mỉ. Các số đo hình thái đƣợc ký hiệu trong bảng 3.1, theo quy ƣớc chung.

Bảng 3.1: Ký hiệu các số đo hình thái ngoài

1. UEW Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên 2. SVL Chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt

3. AG Khoảng cách từ nách đến bẹn: Đo từ phía sau hốc nách sau chi trước đến hốc trước chi sau.

4. HW Rộng đầu: Đo phần lớn nhất của đầu

5. HL Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới.

6. HD Cao đầu: Chiều cao nhất của đầu, đo ở phía trước ổ mắt.

7. IOD Khoảng cách gian ổ mắt 8. AOD Khoảng cách phía trước ổ mắt 9. POD Khoảng cách phía sau ổ mắt

10. ED Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang 11. TD Đường kính lớn nhất của màng nhĩ

12. SL Khoảng cách từ mút mõm đến góc trước của mắt

13. TED Khoảng cách màng nhĩ-mắt: Đo từ bờ trước màng nhĩ đến góc sau của mắt

14. IND Khoảng cách gian mũi: Khoảng cách giữa hai lỗ mũi.

15. END Khoảng cách mắt đến mũi: Khoảng cách từ góc trước mắt đến lỗ mũi.

16. FLL Dài chi trước từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách 17. F1L Chiều dài ngón tay I

18. F2L Chiều dài ngón tay II

19. F3L Chiều dài ngón tay III (Ngón dài nhất) 20. F4L Chiều dài ngón tay IV

21. FTD Đường kính đĩa bám ngón tay III 22. NPL Chiều dài chai tay

23. MKTi Chiều dài củ bàn trong 24. MKTe Chiều dài củ bàn ngoài

25. HLL Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn 26. FL Chiều dài đùi

27. TL Chiều dài ống chân

28. FOT Chiều dài bàn chân: Đo từ mép ngoài của ngón IV đến gốc của xương cổ chân.

29. T1L Chiều dài ngón I 30. T2L Chiều dài ngón II 31. T3L Chiều dài ngón III

32. T4L Chiều dài ngón IV (Ngón dài nhất) 33. T5L Chiều dài ngón V

34. HTD Đường kính đĩa bám ngón chân IV.

35. MTTi Chiều dài củ bàn trong 36. MTTe Chiều dài củ bàn ngoài 3.4

Quan sát, ghi chép về tập tính: Quan sát tập tính bắt mồi, vận động, nghỉ ngơi theo chu kỳ ngày đêm, theo mùa, tập tính sinh sản nhƣ tiếng kêu, ghép đôi, giao phối, v.v…. Quan sát những hoạt động của nòng nọc, ếch sinh trưởng phản ứng với các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thức ăn, v.v… và các biến đổi của các hoạt động này theo các yếu tố sinh học, sinh thái nhƣ giới tính, độ tuổi, nhiệt độ, ánh sáng v.v. Quan sát mọi tập tính

24/24h theo định kỳ trong suốt thời gian nghiên cứu.

Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ nước được bằng cách nhúng trực tiếp nhiệt kế vào nước, nhiệt độ không khí được đo bằng cách đặt cao khoảng 0,5m tại các khu vực chuồng nuôi. Độ ẩm đƣợc đo bằng ẩm kế đƣợc đặt cách mặt đất 0,5m. Các thông số nhiệt độ, độ ẩm đƣợc đo tại các thời gian nhất định vào đầu giờ sáng, giữa trƣa và chiều tối hàng ngày.

Theo dõi tập tính sinh sản: Quan sát tập tính sinh sản nhƣ tiếng kêu, ghép đôi, giao phối, đẻ trứng của ếch bố mẹ…

Xác định số lượng và tỉ lệ nở của trứng: Sau khi ƣơm trứng nở, ổ trứng sẽ tan hết và các trứng ung sẽ rơi vào môi trường nước, tiến hành đếm số

trứng ung. Sau khi nuôi nòng nọc 1 tuần tiến hành đếm nòng nọc sẽ thu đƣợc kết quả số lƣợng trứng trong một ổ trứng.

Số lƣợng trứng trong một ổ = Số nòng nọc + số trứng ung. Tỷ lệ trứng nở = số nòng nọc/ Số lƣợng trứng trong một ổ.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của nòng nọc: Quan sát sinh trưởng và phát triển của nòng nọc, định kì 1 tuần tiến hành đo các chỉ tiêu kích thước của nòng nọc và ếch sinh trưởng. Số lượng mẫu mỗi lần là 25 con.

Chụp ảnh các giai đoạn sinh trưởng và biến đổi hình thái của chúng. Quan sát các tập tính của nòng nọc nhƣ tìm kiếm thức ăn, hoạt động ăn, nghỉ trong ngày,… Quan sát các nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ… ảnh hưởng đến tập tính của nòng nọc.

Theo dõi quá trình biến thái lên cạn của nòng nọc: Quan sát quá trình biến thái của nòng nọc, thời gian ếch mọc chân sau, thời gian ếch mọc chân trước, quá trình biến thái của nòng nọc, thời gian ếch tiêu giảm đuôi, bắt đầu săn mồi...

Chẩn đoán, điều trị các bệnh thường gặp ở ếch: Các triệu trứng bệnh thông thường do vi khuẩn được quan sát và chuẩn đoán lâm sàng. Các bệnh về nấm đƣợc chuẩn đoán lâm sàng và làm tiêu bản tạm thời, quan sát kết hợp chụp ảnh qua kính hiển vi bằng máy ảnh kỹ thuật số.

Thiết bị và vật tư nghiên cứu

, miệng hình tròn đường kính 20cm, sâu 20cm, có cán (có thể tháo rời khỏi phần miệng vợt) dài 50cm;

Cân đồng hồ: 0,01%

Thước đo điện tử: Kích thước hình thái ngoài được đo bằng thước đo điện tử WABECO sản xuất tại Đức, có sai số 0,01mm.

Sử dụng nhiệt kế và ẩm kế điện tử đƣợc sản xuất tại Đức, với độ chính xác đến 0,2 0C và 0,5% độ ẩm

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Ếch Cây Xanh Rhacophorus Maximus Trong Điều Kiện Nuôi Nhốt (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)