CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
1.2 Các mô hình nghiên cứu
1.2.2 Các nghiên cứu quốc tế
Đề tài nghiên cứu của Ganesh Mani và Srivyal Vuyyuri (tháng 05/2005)”
Giá vàng ở Ấn Độ: một bài phân tích toán kinh tế”
Tóm tắt: Ganesh Mani và Srivyal Vuyyuri (2005) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng ở Ấn Độ bằng mô hình hồi quy nhiều biến, với các biến được phân chia theo nhóm các biến kinh tế và các biến phi kinh tế.
Mô hình: Ln (G.P.) = α + β1 Ln (EI) + β2 Ln (EIR) + β3 Ln (FE) + β4 Ln (SP) + β5 Ln (SLRP) + β6 Ln (LG) + β7 Ln (QV) + U1 (2.1)
13
Trong đó:(G.P.) là giá vàng, (EI): lạm phát kỳ vọng, (IR): lãi suất kỳ vọng, (FE) Tỷ giá hối đoái của USD và đồng Rupee Ấn Độ, (SP) chỉ số giá chứng khoán, (SLRP) giá bạc, (LG) độ trễ của giá vàng và (QV) biến giả bằng 1 cho những năm có bất kỳ biến cố kinh tế, chính trị, rào cản nhập khẩu giá vàng..có ảnh hưởng đến giá vàng và bằng 0 cho những năm còn lại.
Ý nghĩa: kết quả mô hình nghiên cứu của tác giả giải thích được biến động của giá vàng:(1) lạm phát kỳ vọng không ảnh hưởng nhiều đến giá vàng (2) lãi suất kỳ vọng có tác động nghịch chiều với giá vàng, khi lãi suất tăng, các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán hay người dân sẽ đem vàng và các khoản thu nhập khác gửi để được lãi suất cao (3) tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ và đồng Rupee Ấn Độ có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng (4) giá vàng bị ảnh hưởng phần lớn là độ trễ của chính nó (5) giá kim loại thay thế vàng như bạc cũng có ảnh hưởng đến giá vàng (6) còn chứng khoán dường như không có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng có thể do thị trường chứng khoán của Ấn Độ không phát triển bằng những nước khác trên thế giới, việc nắm giữ vàng với số lượng lớn chủ yếu do tâm lý của người dân (7) đối với biến định tính cũng có tác động khá rõ đến giá vàng.
Vàng luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu như là công cụ phòng ngừa sự mất giá trị của tài sản trong giai đoạn khủng hoảng.
Đề tài nghiên cứu của Sihai FANG và Wei FAN, Tao LU (tháng 05/2012)” mô hình giá vàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính”
Tóm tắt: Vàng là một loại hàng hoá đặc biệt sở hữu nhiều tính năng đa dạng:
là một loại hàng hoá, một loại tiền tệ và một công cụ đầu tư/phòng ngừa rủi ro. Do đó Sihai FANG và Wei FAN, Tao LU dựa vào ba đặc tính của giá vàng để chia thành ba giá trị vàng: giá trị hàng hoá, giá trị tiền tệ và giá trị đầu tư/phòng ngừa rủi ro. Trong nghiên cứu này các tác giả sử dụng các chỉ số CRB, chỉ số USDX và phí thực hiện hợp đồng hoán đổi rủi ro của trái phiếu chính phủ Mỹ (U.S Treasuries CDS spreads) làm các biến của mô hình Var để xét tác động đến giá vàng, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng tài chính từ tháng 08/2007 đến tháng 06/2009.
14
Mô hình:
Ngoài ra, nhóm tác giả cũng sử dụng mô hình EGARCH (Nelson 1991) để kiểm tra các đặc điểm của biến động giá vàng, kiểm định ảnh hưởng của tin tức đối với giá vàng.
Áp dụng các mô hình EGARCH (1,1) đối với sự biến động.
Ý Nghĩa: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 làm cho vàng trở thành một tài sản quan trọng. Đặc tính tiền tệ và đầu tư của vàng được tăng cường.
Bài nghiên cứu này xem xét các mô hình định giá vàng theo hệ thống tiền tệ hiện tại. Xem xét một cách toàn diện ba đặc tính của vàng: đặc tính hàng hóa, tiền tệ và đặc tính đầu tư/ phòng ngừa rủi ro của vàng. Mô hình hồi quy tự động vector (VAR) cho thấy có tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa giá vàng và độ trễ 1 của chỉ số CRB, chỉ số USDX, và độ trễ 2 của phí thực hiện hợp đồng hoán đổi rủi ro của trái phiếu chính phủ Mỹ (U.S treasuries CDS spreads), qua đó chứng minh rằng giá vàng được điều khiển bởi nhiều yếu tố (các đặc tính của vàng) và những thông tin bất đối xứng có tác động đến sự biến động giá vàng thực tế không tồn tại, không
15
giống như sự biến động của giá chứng khoán, không có tin nào là tin xấu trên thị trường vàng.
16
Tóm lại, việc xem xét tổng quan các nghiên cứu quốc tế và trong nước đã có về các nhân tố quyết định giá vàng cho thấy:
(1) Hầu hết các nghiên cứu trước đây tập trung vào 1 số yếu tố nhất định (chẳng hạn như ảnh hưởng của tỷ giá, ảnh hưởng của lạm phát, giá dầu v.v) và xem xét các thuộc tính hàng hóa và thuộc tính của tiền tệ hơn là quan tâm đến thuộc tính đầu tư/phòng ngừa rủi ro của vàng.
(2) Các nghiên cứu trước đây không giới thiệu vàng là công cụ tài chính mới, có hiệu quả hơn trong việc phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố thị trường lên giá vàng. Với sự phát triển của thị trường tài chính, một số lượng ngày càng tăng của các sản phẩm tài chính mới và các chỉ số mới được tạo ra để phản ánh các yếu tố vĩ mô nhất định gặp nhiều khó khăn để đo lường trực tiếp trong quá khứ. Ví dụ, phí thực hiện hợp đồng hoán đổi rủi ro của trái phiếu chính phủ Mỹ (U.S treasuries CDS spreads), chênh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ Việt Nam (Sovereign bond interest rate spreads) một công cụ tài chính mới được giới thiệu để xây dựng mô hình giá vàng.
(3) Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam và quốc tế về các yếu tố tác động đến giá vàng có các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, tần suất số liệu khác nhau và phương pháp ước lượng khác nhau nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy:
Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng có nhiều nhân tố tác động không nhỏ đến giá vàng, tuy nhiên, vẫn chưa có mô hình nào tổng hợp tác động của tất cả yếu tố trên lên giá vàng Việt Nam. Nguyên nhân một phần là do các yếu tố tác động đến giá vàng còn có tác động lẫn nhau và giá vàng còn tác động đến các yếu tố này nên rất khó để xem xét. Xuất phát từ thực trạng trên bài nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình Tự Hồi Quy Vecto VAR nhằm xác định tỷ lệ mà các nhân tố tác động lên giá vàng Việt Nam.
17