Ly hợp là một cụm của hệ thống truyền lực nằm giữa động cơ và hộp số chính có các chức năng sau:
- Truyền momen quay từ động cơ tới hệ thống truyền lực phía sau.
- Cắt và nối mômen quay từ động cơ tới hệ thống truyền lực đảm bảo sang số được dễ dàng. Thực hiện đóng ngắt êm dịu nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn.
- Khi chịu tải quá lớn ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho hệ thống truyền động và động cơ.
- Giảm chấn động do động cơ gây ra trong qua trình làm việc nhằm đảm bảo cho các chi tiết trong hệ thống truyền động hoạt động an toàn.
10.1.2Yêu cầu
Ly hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau.
- Khi đóng truyền động phải nhanh chóng, êm dịu không gay ra các lực va đập cho hệ thống truyền động.
Khi cắt truyền động phải an toàn, dứt khoát, êm dịu để quá trình ra vào số được nhẹ nhàng.
- Truyền được moomen quay lớn nhất của động cơ trong mọi điều kiện làm việc.
- Đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền động khi bị quá tải, tránh các lực quá lớn tác dụng nhanh leeb hệ thống truyền động.
- Trọng lượng các chi tiết phải nhỏ gọn để giảm được quán tính qua đó giảm được lực va đập khi ra vào số.
- Có khả năng hấp thụ và tản nhiệt tốt.
- Kết cấu gọn, dễ điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản.
10.1.3Phân loại
Theo phương pháp truyền moomen xoắn từ trục khuỷu đến trục sơ cấp hộp số, ly hợp được chia ra các loại:
- Ly hợp ma sát.
- Ly hợp thủy lực.
- Ly hợp điện từ.
Theo phương pháp điều khiển cưỡng bức, ly hợp được chia thành:
- Ly hợp điều khiển cưỡng bức ( có bàn đạp).
- Ly hợp điều khiển tự động (ly hợp tự động theo ga).
Theo số lượng đĩa ma sát - Ly hợp một đĩa ma sát.
- Ly hợp nhiều đĩa ma sát.
Theo trạng thái làm việc.
- Ly hợp thường xuyên đóng.
- Ly hợp không thường xuyên đóng.
11.Bảo dưỡng lốp.
Tình trạng:
- Lốp xe bị mài mòn.
- Non Hơi.
- Quá hạn sử dụng.
Cách sữa chữa, khắc phục:
- Tuân thủ duy trì áp suất lốp tối ưu thông qua
Duy trì áp suất tối ưu cho lốp là yếu tố quan trọng nhất. Kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần khi lốp ở trạng thái “nguội” hoặc khi dừng xe khoảng 3 giờ. Chỉ số áp suất tối ưu thường được ghi trên thành cửa phía ghế lái. Bánh xe có thể mất áp suất đột ngột khi xe đi vào ổ gà hoặc va với lề đường.
- Không sử dụng lốp quá mòn
Hoa lốp, gai lốp giúp bánh bám đường, xe không bị lắc ngang vì thế tốt nhất không nên sử dụng lốp quá mòn. Định kỳ kiểm tra độ mòn khi đo áp suất. Khi lớp bám mòn tới vấu chỉ thị là lúc cần thay lốp mới.
- Đảo lốp cho nhau:
Đảo lốp giúp tất cả
các bánh mòn đều, tránh
hiện tượng bị lệch, nhờ đó tăng được tuổi thọ. Tham khảo thông tin trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe để biết thời điểm và cách đảo lốp. Thông thường lốp được đảo sau từ 8.000 đến 12.000 km hoặc bất cứ khi nào quan sát thấy lốp mòn không đều, xe chạy không ổn định, không đảm bảo thì thay thế lốp mới và sử dụng lốp có thông số phù hợp.
12.Tháo các đăng.
Hiện Tượng:
1. Va đập và ồn ở hệ trục truyền khi xe chạy.
Nguyên nhân:
- Mòn, hỏng khớp các-đăng.
- Mòn lỗ moay-ơ bánh răng vành chậu và hộp vi sai.
Biện Pháp, Kiểm Tra,sửa chữa.
- Thay mới
- Thay bánh răng vành chậu hoặc vỏ bộ vi sai.
Hiện Tượng:
2. Trục kêu khi xe bắt đầu chạy.
Nguyên nhân.
- Lỏng bulông lắp các bích hoặc bulông giá đỡ.
Biện Pháp Kiểm Tra, Sửa Chữa.
- Kiểm tra, siết chặt lại.
Hiện Tượng:
3. Trục lắc và trục cong
4. Khớp các đăng bị kẹt nặng.
5. Trục hoặc bích lắp mất cân bằng.
6. Khớp then hoa quá mòn rơ.
Biện pháp kiểm tra, sữa chữa.
- Thay trục mới.
- Kiểm tra thay khớp mới tốc độ của xe.
- Thay khớp mới.
- Kiểm tra dâu lắp giữa trục và bằng,bích, kiểm tra khối lượng mất cân bằng của trục.
- Thay chi tiết mòn.
- Kiểm tra sữa chữa trục khớp các đăng.
Nhận xét:Khớp các-đăng bị mòn hoặc kêu cần tháo ra thay khớp mới hoặc thay trục chữ thập và các vòng bi kim. Trước khi tháo ra khỏi xe, cần kiểm tra dâu hoặc đánh dâu vị trí lắp giữa trục và bích nối để lắp thẳng dâu khi lắp lại tránh mât cân bằng hệ trục. Sau đó, tháo trục xuống và tháo các ổ bi kim và trục chữ thập ra rửa sạch. Kiểm tra kỹ các chi tiết nạng, vòng bi và ngõng trục trên trục chữ thập, nếu các chi tiết xước sâu hoặc nứt, vỡ thì phải thay, nếu bị mòn thì phải sửa, phục hồi để dùng lại.
Ngõng trục chữ thập bị mòn có thể được phục hồi bằng cách mạ crôm hoặc ép ống lót phụ để nhiệt luyện rồi mài lại đến kích thước nguyên thủy. Các đệm kín và các vòng bi đũa (bi kim) bị mòn hoặc thiếu kim cần được thay bằng đệm mới và ổ bi mới. Các trục truyền có rãnh then hoa bị mòn phải thay mới. Cần kiểm tra độ đảo của trục trên suốt chiều đài và không được phép vượt quá độ đảo cho phép. Khi lắp, cần cho mỡ bôi trơn đầy đủ vào các ổ, thay các vòng hãm mới và kiểm tra độ quay trơn tru của các nạng trên quanh ổ.
13.Vệ sinh koang máy.
Tình trạng:
- Bụi bẩn bám khá nhiều, làm cho nhiệt độ cao tỏa ra từ máy và bụi bẩn ngày càng bị bó hẹp luẩn quẩn gần các đường ống, dây dẫn, các chi tiết bằng nhựa.
- Chuột cắn, dây bị hư hỏng, vết loang do chảy dầu.
Quy trình rửa máy xe ô tô.
Loại hóa chất chuyên dùng để vệ sinh máy.
Trước khi tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng khoang máy phải chắc chắn máy đã nguội trước khi rửa. Nếu không rất nguy hiểm cho cả người chăm sóc động cơ và động cơ xe.
Mở nắp Capô, xịt trước phần trước phía dưới ôtô với nước. Nó sẽ hạn chế bớt số lượng đất bẩn bán vào tấm chắn cũng như phần dưới động cơ.
Phun hóa chất chuyên dùng cho việc vệ sinh khoang máy đợi vài phút cho hóa chất ngấm đều. Lưu ý bịt lỗ thông gió để ngăn nước vào bên trong hệ thống lọc gió. Sử dụng bàn chải mềm và các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh khoang máy, tiếp tục xịt toàn bộ khoang máy với nước sạch, chú ý không xịt trực tiếp nước vào bề mặt động cơ.
Khi các chất bẩn thông thường đã được rửa trôi, động cơ sẽ lộ ra những khoảng sạch bên cạnh những chỗ còn vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, oxy hóa, cặn nước…. Tiếp tục phun hóa chất vào những chỗ bẩn rồi dùng bàn chải cọ tiếp cho đến khi sạch hết. Dùng bàn chải cán dài để cọ các ngóc ngách sâu bên trong.
Sau khi tất cả mọi ngóc ngách trong ca-pô đều được làm sạch, dùng vòi cao áp xịt lần cuối. Xì khô động cơ bằng khí nén cao áp và máy sấy. Trường hợp không có máy sấy thì có thể cho máy nổ tại chỗ trong thời gian khoảng 5 phút. Chú ý là một số dòng xe có cửa bu-gi hoắm sâu và có thể còn đọng nước. Hãy dùng khí nén cao áp khô xịt sạch nước, làm sạch đầu bu-gi trước khi khởi động.
Công đoạn cuối cùng Xịt dầu bảo vệ lên bề mặt các chi tiết rồi dùng khăn để lau miết cho hóa chất thẩm thấu xuống cả những phần bị khuất bên dưới. Bụi bẩn nhiều sẽ làm nhanh đóng cặn hay ăn mòn lốc máy và làm hở mạch các tiếp xúc điện. Do vậy, lớp bảo
vệ bằng hóa chất này giúp các chi tiết bằng kim loại lâu bị bám bẩn, ăn mòn và các phần lối của hệ thống điện tiếp xúc tốt hơn
Việc làm sạch khoang máy động cơ xe hơi sẽ giúp tăng hiệu quả làm mát và giúp động cơ hoạt động đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Rất nhiều khách hàng sử dụng xe hơi mà không chú ý đến vấn đề này. Sau một thời gian đi khoang máy của xe hơi sẽ bị bụi bẩn bám vào gây rỉ sét, thoát nhiệt kém động cơ xe giảm hiệu quả và hoạt động không ổn định.
Theo chuyên gia việc vệ sinh sạch sẽ khoang máy động cơ sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình làm mát, chống cóng bẩn, rỉ sét và cũng giúp phát hiện các lỗi bất thường của động cơ. Giúp trái tim của xe hoạt động bền bỉ hơn
Đây là hình ảnh trước và sau khi vệ sinh khoang máy.
Mục lục
Lời mở đầu………1 Lời cảm ơn……….2