Các chỉ tiêu phản ánh kinh doanh điện năng

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh điện năng tại Điện lực Đô lương. (Trang 26 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH

1.5. Đặc điểm kinh doanh ngành điện

1.5.3. Các chỉ tiêu phản ánh kinh doanh điện năng

Điện năng thương phẩm trong kỳ (quý,tháng,năm) là toàn bộ điện năng được bán cho toàn bộ khách hàng của đơn vị trong thời kỳ đó.

Trong đó : ATP : Điện năng thương phẩm Ai : Điện năng các hộ tiêu dùng

Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh điện năng thương phẩm thực tế so với kế hoạch được giao của đơn vị.

Các yếu tố ảnh hưởng đến điện năng thương phẩm bao gồm : sự cố, cắt điện để sửa chữa, cắt điện do quá tải, ...

Mỗi khi sự cố hoặc tình trạng cắt điện xảy ra, các doanh nghiệp hoặc các hộ tiêu dùng không có điện để sản xuất và kinh doanh trong một khoảng thời gian xảy ra sự cố đó. Điều này có nghĩa là lượng điện thương phẩm đáng lẽ được tăng lên thêm thì lại mất đi do sự cố hoặc cắt điện xảy ra.

Phương pháp phân tích chỉ tiêu điện thương phẩm :

 So với kế hoạch :

CTĐTP =

Trong đó : TT : Điện năng thương phẩm thực tế trong năm

KH : Điện năng thương phẩm theo kế hoạch được giao Các trường hợp có thể xảy ra :

- CTĐTP < 100% : Không hoàn thành kế hoạch được giao - CTĐTP = 100% : Đạt kế hoạch được giao

- CTĐTP > 100% : Vượt kế hoạch được giao ( Khi trường hợp này xảy ra doanh thu sẽ tăng ).

 So với cùng kỳ năm trước

CTĐTP =

Trong đó : TT : Điện năng thương phẩm tại kỳ đang xét KT : Điện năng thương phẩm tại kỳ trước.

Các trường hợp có thể xảy ra :

- CTĐTP < 100% : Điện năng thương phẩm không bằng kỳ trước - CTĐTP = 100% : Điện năng thương phẩm bằng kỳ trước

- CTĐTP > 100% : Điện năng thương phẩm nhiều hơn kỳ trước

1.5.3.2. Giá bán điện bình quân

Giá bán điện bình quân trong kỳ là giá bán trung bình của lượng điện năng thương phẩm trong kỳ đó (Giá bán điện bình quân bằng Tổng doanh thu tiền điện/Tổng điện năng thương phẩm ).

Giá bán điện bình quân được xác định theo công thức:

Pbq=

Trong đó: Pi : mức giá bán điện thứ i ( đ/kWh )

Ai : điện năng thương phẩm bán với mức giá gi ( kWh ) Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán điện bình quân:

- Giá bán điện ( thường thì yếu tố này không ảnh hưởng vì giá bán điện thường cố định trong thời gian dài ).

- Cấu trúc các thành phần điện thương phẩm :

Mỗi thành phần điện thương phẩm lại áp dụng một mức giá bán điện khác nhau, vì vậy sự thay đổi sản lượng điện thương phẩm của mỗi thành phần phụ tải nào đó đều ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán điện bình quân.

Biểu giá điện do Chính phủ quy định gồm nhiều loại giá khác nhau được thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

Nếu tổ chức kinh doanh tốt đặc biệt khâu bán điện sẽ áp dụng đúng các đối tượng chủng loại khách hàng và so sánh giá bán điện với giá bán điện bình quân.

Đây là yếu tố trực tiếp làm tăng doanh thu, lợi nhuận.

Phương pháp phân tích chỉ tiêu giá bán điện bình quân:

So sánh với chỉ tiêu kế hoạch:

CTGBĐBQ = TT – KH ( đ/KWh )

Với: TT là giá bán điện bình quân thực tế trong kỳ đang xét, KH là giá bán điện bình quân kế hoạch đề ra ban đầu.

CTGBĐBQ< 0: giá bán điện bình quân trên thực tế nhỏ hơn so với kế hoạch đề ra ban đầu.

CTGBĐBQ = 0: giá bán điện bình quân đạt được kế hoạch của tổng công ty giao xuống.

CTGBĐBQ> 0: giá bán điện bình quân cao hơn so với kế hoạch đề ra hay không đạt được kế hoạch đề ra.

So sánh với kết quả cùng kỳ năm trước:

CTGBĐBQ = TT – KT ( đ/KWh )

Với: TT là giá bán điện bình quân kỳ đang xét,

KT là giá bán điện bình quân cùng kỳ năm trước.

CTGBĐBQ< 0: đạt do giá bán điện bình quân kỳ đang xét thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

CTGBĐBQ = 0: Giá bán điện bình quân kỳ đang xét bằng so với cùng kỳ năm trước.

CTGBĐBQ > 0: Giá bán điện bình quân kỳ đang xét cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

1.5.3.3. Chỉ tiêu tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng là lượng điện năng tiêu hao khi truyền tải từ nhà máy qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến hộ tiêu thụ.

Tỷ lệ tổn thất điện năng được tính theo công thức :

Trong đó : AN : Điện nhận ( kWh )

ATP : Điện năng thương phẩm ( kWh )

Ở một số Công ty, điện lực còn có điện năng truyền tải hộ AG (kWh)

Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ tổn thất thực tế với tỷ lệ tổn thất theo kế hoạch được giao của đợn vị.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổn thất điện năng : - Chất lượng điện năng : Thể hiện qua tần số và điện áp.

Tần số điện áp định mức trong khoảng từ 45-50hz.Các thiết bị được thiết kế hoạt động tối ưu ở tần số này, nếu tần số thay đổi sẽ làm giảm năng suất làm việc của thiết bị. Tần số điện áp thấp dẫn đến hiện tượng nháy, chớp bóng đèn, động cơ

không hoạt động được. Tần số giảm làm tăng tiêu thụ công suất phản kháng đồng thời làm thay đổi công suất tác dụng và làm tăng tổn thất trên đường dây.

Điện áp thay đồi làm ảnh hưởng tới quá trình khởi động động cơ. Đối với thiết bị phát điện điện áp giảm thì nhiệt độ phát ra sẽ giảm, điện áp tăng thì gây hỏa hoạn, ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị.

- Chất lượng hệ thống dây dẫn :

Hệ thống dây dẫn cũ, quá tải , tiết diện nhỏ hoặc to hơn so với điện áp truyền tải đi đều làm tăng tổn thất điện năng vì khi đó công suất vô công sẽ nhiều hơn công suất hữu công do tổn thất dưới dạng nhiệt trên dây dẫn.

- Khoảng cách truyền tải :

Khoảng cách truyền tải càng xa thì tổn thất điện năng càng lớn. Công suất truyền tải đi gọi là S, khi đó S= . Nếu khoảng cách truyền tải đi càng xa thì công suất vô công Q sẽ lớn do trong quá trình truyền tải dây dẫn kim loại sẽ tỏa nhiệt làm thất thoát điện năng. Lượng công suất hữu công P sẽ ít đi. Mà điện năng A=PxT, trong đó T là thời gian vận hành. Thế nên khoảng cách truyền tải càng xa thì tổn thất điện năng càng lớn.

Các yếu tố phi kỹ thuật khác : Trộm cắp, câu dẫn, ghi sai chỉ số công tơ,....

Phương pháp phân tích chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất điện năng

So với chỉ tiêu kế hoạch CTTLTT = TT (%) – KH (%)

Với: TT (%) là tỷ lệ tổn thất thực tế trong năm đang xét, KH (%) là tỷ lệ tổn thất kế hoạch được giao đầu năm.

CTTLTT < 0: tỷ lệ tổn thất thực tế nhỏ hơn so với kế hoạch đề ra như vậy sẽ giảm được chi phí cho việc truyền tải và phân phối.

CTTLTT = 0: đạt chỉ tiêu đề ra.

CTTLTT > 0: tỷ lệ tổn thất trong quá trình thực hiện lớn hơn so với kế hoạch tức là không đạt được kế hoạch.

So với cùng kỳ năm trước CTTLTT = TT (%) – KT (%)

Với: TT ( % ) là tỷ lệ tổn thất thực tế của kỳ đang xét, KT ( % ) là tỷ lệ tổn thất cùng kỳ năm trước.

CTTLTT < 0: tỷ lệ tổn thất kỳ đang xét nhỏ hơn so với cùng kỳ năm trước (các biện pháp áp dụng để giảm tỷ lệ tổn thất đã phát huy được hiệu quả).

CTTLTT = 0: tỷ lệ tổn thất kỳ đang xét đúng bằng tỷ lệ tổn thất cùng kỳ năm trước.

CTTLTT > 0: tỷ lệ tổn thất kỳ đang xét lớn hơn so với cùng kỳ năm trước (tìm ra nguyên nhân, khắc phục).

1.5.3.4. Chỉ tiêu năng suất lao động

Năng suất lao động là yếu tố có tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sử dụng tốt lao động, biểu hiện trên các mặt số lượng lao động và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yêu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Để đánh giá được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh điện năng người ta chú trọng đến mức năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp. Năng suất lao động bình quân trong kinh doanh điện năng là sản lượng điện năng thương phẩm tính trên một đơn vị đầu người.

Năng suất lao động bình quân được tính bằng công thức sau:

W = L Q

Trong đó: W : Năng suất lao động bình quân(Tr.kWh/người) Q: Điện năng thương phẩm (Tr.kWh)

L: Số lao động (người)

 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động.

- Trình độ của người lao động: trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khỏe...

Trình độ của người lao động là yếu tố quyết định lớn tới năng suất lao động.

Người lao động có trình độ chuyên môn cao, nhanh nhẹn trong công việc, khéo léo, sức khỏe tốt thì sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động.

- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật.

Việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất giúp giảm thời gian cũng như công sức của con người, giảm số lao động đồng thời sẽ tạo ra nhiều sản lượng dẫn đến tăng năng suất.

- Trình độ quản lý và phân công lao động.

Người quản lý tốt, biết cách nhìn nhận quản lý công nhân viên và phân công lao động hợp lý phù hợp với trình độ của người lao động vừa tiết kiệm thời gian, chi phí mà nâng cao được nâng suất lao động.

- Hiệu quả của tư liệu sản xuất.

Tư liệu sản xuất là bất kì công cụ nào giúp người lao động biến nguyên liệu thành vật thể hữu dụng bao gồm tư liệu hữu hình và tư liệu vô hình. Sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện kinh tế.

- Các yếu tố khác như: tâm lý, điều kiện tự nhiên...

Khi người lao động có động lực thúc đẩy thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động. Môi trường làm việc an toàn, không bị ô nhiễm thì người lao động sẽ an tâm làm việc, tập trung sản xuất thì năng suất lao động sẽ tăng lên. Ngược lại điều kiện làm việc không tốt dẫn đến áp lực, căng thẳng cho người lao động từ đó năng suất lao động cũng bị giảm sút.

1.5.3.5. Chỉ tiêu suất sự cố

Để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện, EVN có quy định về chỉ tiêu suất sự cố (đường dây và trạm bến áp) trong quản lý vận hành hệ thống điện để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng quản lý vận hành nguồn lưới đáp ứng yêu cầu cung cấp điện liên tục cho khách hàng.

Chỉ tiêu suất sự cố cho biết số lần mất điện (do sự cố) trung bình của hệ thống.

Việc nghiên cứu số lần và thời gian mất điện của khách hàng, cũng như phạm vi mất điện, lượng công suất và điện năng không cung cấp được (do mất điện), từ đó tính toán các thiệt hại do mất điện gây ra và đề ra biện pháp thích hợp để giảm số lần và thời gian mất điện khách hàng, cũng như giảm phạm vi mất điện để tăng độ tin cậy của hệ thống.

Sự cố thường được chia làm 2 loại :

Sự cố vĩnh cửu : là sự cố mà phần tử bị sự cố được khôi phục lại trong thời gian phút.

Sự cố thoáng qua : là sự cố mà phần tử bị sự cố được khôi phục lại trong thời gian < 20 phút.

1.5.3.6. Chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc mua bán điện năng.

Doanh thu điện năng được xác định theo công thức sau :

Trong đó: TR : Doanh thu ( Tỷ đồng )

Pi : mức giá bán điện thứ i ( đ/kWh )

Ai : điện năng thương phẩm bán với mức giá gi ( kWh )

Yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu là : điện năng thương phẩm và giá bán điện bình quân

Giá bán điện bình quân thường được quy định bởi chính phủ nên điện năng thương phẩm ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu. Điện năng thương phẩm tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại ( Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm điện năng thương phẩm đã được phân tích ở trên ).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương I báo cáo đã nêu ra được cơ sở lý thuyết về phân tích hoạt động kinh doanh điện năng. Đây là cơ sở để lựa chọn và áp dụng để phân tích hoạt động kinh doanh tại đơn vị trong chương II. Bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

- Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh, nêu lên tầm quan trọng và vai trò của công tác phân tích hoạt động kinh doanh.

- Đưa ra 3 phương pháp thường được sử dụng để phân tích hoạt động kinh doanh (bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp hồi quy).

- Quy trình phân tích hoạt động kinh doanh

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành điện (đặc điểm, mô hình kinh doanh điện năng, quy trình kinh doanh điện năng).

Với cơ sở lý thuyết nêu ra ở trên và tài liệu hiện đã thu thập được em lựa chọn phương pháp phân tích trong chương II là phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn (việc lựa chọn phương pháp phân tích sẽ được làm rõ hơn ở chương II). Sử dụng 2 phương pháp phân tích này để đánh giá hiệu quả kinh doanh điện năng tại điện lực thông qua hệ thống chỉ tiêu: Sản lượng điện năng thương phẩm, tỷ lệ tổn thất điện năng, giá bán điện bình quân, suất sự cố.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÒA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA ĐIỆN LỰC ĐÔ LƯƠNG

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh điện năng tại Điện lực Đô lương. (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w