Các chiến lược chào giá

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN CHÀO CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ

2.2 Các chiến lược chào giá

Mục tiêu để xây dựng chiến lược chào giá tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại bao gồm: Sản lượng, doanh thu và lợi nhuận và trong một số trường hợp cần thiết cần phải duy trì tổ máy hoặc ngừng các tổ máy. Ta đi xét cụ thể như sau:

a. Sản lượng

Căn cứ theo hợp đồng mua bán điện, đơn vị phát phải cam kết cung cấp cho bên mua một sản lượng điện bằng Qc. Do đó để đảm bảo sản lượng đã cam kết, trước hết Công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh phải cần có chiến lược chào giá để đảm bảo sản lượng trong hợp đồng.

Trong trường hợp này chủ yếu là vào mùa mưa khi giá biên thị trường xuống thấp, hệ thống thừa nguồn, để đảm bảo sản lượng hợp đồng Công ty phải có chiến lượng chào giá sàn ở mức công suất sao, cho đảm bảo sản lượng hợp đồng.

b. Doanh thu và lợi nhuận

Tổng doanh thu của nhà máy nhiệt điện phả lại (R) bao gồm doanh thu theo hợp đồng sai khác (Cfd) và doanh thu theo thị trường như sau:

Doanh thu theo hợp đồng sai khác Cfd:

Rcfd = Qc*(Pc-SMP-CAN) Doanh thu theo thị trường:

Rtt = Rsmp + Rcan + Rcon + Rdu Trong đó:

PC : Giá hợp đồng mua bán điện được ký kết giữa nhà máy và A0 cho từng năm. Giá hợp đồng gồm PCcđ ( giá cố định ),PC bđ ( giá biến đổi) biến đổi qua mỗi tháng.

SMP : Giá điện năng thị trường.

CAN: Giá công suất thị trường.

QC: Sản lượng điện hợp đồng ký kết hàng năm giữa nhà máy và đơn vị phát và được phân bổ cho các tháng trong năm.

Qcan: Lượng công suất được thanh toán.

Rsmp: Doanh thu điện năng thị trường Rcan: Doanh thu công suất thị trường

Rcon : Doanh thu phát tăng thêm theo lệnh điều độ

Rdu: Doanh thu phát sai lệch lệnh điều độ Ta có tổng doanh thu của nhà máy là:

R = (Rsmp + Rcon + Rdu + Rcan)+ RCfD. (3.1)

Do các khoản doanh thu từ Rcon , Rdu nhỏ và là các thành phần này là xác định nên để đơn giản trong việc tính toán đưa ra chiến lược thì ta xem như không xét đến. Vậy doanh thu của nhà máy lúc này là:

R = (Rsmp + Rcan)+ RCfD =(Qsmp*SMP + Qcan*CAN) + Qc*(Pc-SMP-CAN) Biến đổi toán học ta có

(3.2)

Giá CAN là cố định do hệ thống vận hành thị trường điện đã tính toán và công bố cho các giờ trong năm. Sản lượng Qcan là công suất được thanh toán theo giá CAN, sản lượng này luôn tỷ lệ thuận với Qsmp và cao hơn hoặc bằng Qsmp

Qua quá trình tính toán và kinh nghiệm làm việc, người ta nhận thấy rằng QCAN tỉ lệ thuận với QSMP . Vậy trong quá trình phân tích chiến lược đạt được hiệu quả và tránh những sai sót ngoài ý muốn, ta chỉ nên xét tới sản lượng thực phát và doanh thu thị trường, không xét giá công suất thị trường, và sản lượng công suất phát vì nó là thành phần cố định. Như vậy tổng doanh thu lúc này dựa trên công thức sau:

R = PC.QC + SMP*( QSMP – QC) (3.3)

Để xây dựng chiến lược chào giá ta sẽ dựa trên tương quan giữa giá điện năng thị trường (SMP) với giá hợp đồng PC và sản lượng điện năng thanh toán theo giá điện năng thị trường (Qsmp) và sản lượng điện hợp đồng (Qc).

Sau đây ta đi phân tích chiến lược chào giá của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh để đơn giản cho tính toán và phân tích chiến lược, ta tính doanh thu của công ty tại giờ có giá công suất thị trường bằng 0 ( giờ thấp điểm).

Trường hợp 1: SMP <. và QSMP = QC QSMP – Qc =0

Ở trường hợp này ta thấy giá thị trường nhỏ hơn giá trong hợp đồng, và sản lượng thực phát của nhà máy bằng với sản lượng trong hợp đồng, với điều kiện như trên thì nhà máy chỉ nên phát bằng với sản lương trong hợp đồng là tốt nhất tránh phát thừa sản lượng, vì trong khoảng thời gian này thị trường đang đủ hoặc dư thừa điện nên giá bán điện thấp, nếu có phát dư thừa thì lượng thừa chỉ được tính bằng giá thấp nhất trong dải chào dẫn tới lợi nhuận không cao có khi còn bị lỗ. Phát bằng sản lượng so với hợp đồng và nhận phần doanh thu theo giá hợp đồng đã ký kết.

Để đơn giản ta minh họa bằng biểu đồ sau:

Hình 3.1:Biểu đồ thể hiện SMP <PC và QSMP = QC

Vậy doanh thu từ điện năng của nhà máy là diện tích hình màu trong đồ thị bên trên:

R = * + SMP*( - ) = *

Trường hợp 2: SMP <PC và QSMP > QC

Ở trường hợp này, ta thấy giá điện năng thị trường thấp hơn giá điện năng trong hợp đồng, nhưng sản lượng điện thực phát lại cao hơn so với sản lượng trong hợp đồng đã ký, chính vì nguyên nhân này đã dẫn tới việc doanh thu của công ty bị suy giảm do phải bán lượng điện năng phát tăng thêm với giá thị trường thấp.

Để hiểu rõ hơn về trường hợp này, ta minh họa bằng đồ thị sau

Doanh thu theo hợp đồng

SMP

Q

Thiệt hại

P

SMP doanh thu cho lượng điện

năng phát tăng thêm

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN CHÀO CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w