Các đề xuất, kiến nghị về kế toán NVL sản xuất hóa chất tại công ty CP

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty kplus toàn cầu (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT HÓA CHẤT TẠI CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU

3.2. Các đề xuất, kiến nghị về kế toán NVL sản xuất hóa chất tại công ty CP

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu phải dựa theo những nguyên tắc sau:

- Phải tuân thủ chế độ tài chính, kế toán hiện hành, các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan, phù hợp với chuẩn mực kế toán, thông lệ chung.

- Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh riêng của Công ty. Việc vận dụng sáng tạo chế độ kế toán tài chính vào công tác hạch toán nguyên vật liệu sẽ nâng cao hiệu quả công tác kế toán, đồng thời không trái với quy định chung.

- Việc hoàn thiện công tác kế toán phải được đặt ra trong mối liên hệ giữa chi phí bỏ ra là lợi ích đạt được, đảm bảo yếu tố kinh tế mà lại nâng cao hiệu quả công tác kế toán nguyên vật liệu.

3.2.1. Hoàn thiện công tác bảo quản nguyên vật liệu

Hệ thống kho bảo quản NVL của Công ty nên được nâng cấp, bố trí khoa học, thuận tiện cho việc theo dõi kiểm kê:

Tại mỗi phân xưởng nên có kho bãi riêng và phân chia kho đó thành các kho nhỏ hơn gồm kho NVL chính, kho NVL phụ, kho thành phẩm, kho nhiên liệu phục vụ cho sản xuất tại chính phân xưởng đó, để thuận tiện cho việc theo dõi bảo quản kiểm kê vật tư cũng như quá trình nhập xuất vật tư được dễ dàng thuận tiện.

Hệ thống kho Công ty (phụ lục số 18) 3.2.2. Hoàn thiện kế toán kiểm kê vật liệu

Đối với nguyên vật liệu sử dụng không hết tại phân xưởng, Công ty cần lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, nhằm theo dõi số lượngvật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị, làm căn cứ để tính giá thành và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư:

Mẫu biên bản kiểm kê (phụ lục số 19)

Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở Công ty sử dụng được phân loại thành 2 loại:

+ Loại không cần sử dụng nữa: lập phiếu nhập kho và nhập lại kho + Loại tiếp tục sử dụng: lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do bộ phận sử dụng lập làm 2 bản, 1 bản giao cho phòng vật tư, bản còn lại giao cho phòng kế toán.

3.2.3. Hoàn thiện về tài khoản kế toán sử dụng

Sử dụng TK 151 “Hàng mua đang đi đường” để hạch toán NVL mà DN mua 34ang, cuối tháng hoá đơn về nhưng hàng chưa về nhập kho.

TK 151 phản ánh tình hình và sự biến động về hàng mua đang đi đường của doanh nghiệp (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá…) mà doanh nghiệp đã mua hoặc chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho.

Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”,nếu trong tháng, đến ngày 35 hàng về thì ghi sổ như bình thường, còn nếu cuối tháng vẫn chưa về thì ghi:Nợ TK 151: giá mua theo hoá đơn (không có thuế GTGT), Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ/Có TK liên quan (331, 111, 112, 141…)

Sang tháng sau, khi hàng về, ghi:Nợ TK 152: nếu nhập kho vật liệu, dụng cụ, Nợ TK 621, 627, 641, 642: nếu chuyển giao trực tiếp cho các bộ phận sử dụng, không qua kho/Có TK 151: hàng đi đường kỳ trước đã về

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán

Mở thêm sổ nhật ký mua hàng: là loại sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng nhóm hàng tồn kho của Công ty như: NVL, CCDC, hàng hoá…

Phiếu mua hàng (phụ lục số 21)

3.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu

- Doanh nghiệp cần lập định mức chi phí nguyên vật liệu cho từng công việc, sản phẩm và lập định mức dự trù cho tưng danh điểm hàng tồn kho. So sánh giữa định mức đã lập và thực tế thực hiện, đưa ra nhận xét và kiến nghị.

- Đối với công tác thu mua nguyên vật liệu cần phải được lập kế hoạch (dự toán) trên cơ sở phân tích thông tin về tác động của yếu tố giá cả, các nhân tố môi trường, khả năng cung ứng của nhà sản xuất, tính ổn định của nguồn hàng, điều kiện thu mua, giao nhận, vận chuyển, chính sách cạnh tranh tiếp thị của nhà cung cấp…và các điều kiện khác liên quan đến quá trình thu mua nguyên vật liệu. Từ đó xây dựng nội dung của kế hoạch thu mua nguyên vật liệu: Kế hoạch thu mua, chi phí thu mua, số lượng mua… đảm bảo cho sản xuất được diễn ra liên tục, chi phí thu mua, chi phí bảo quản là thấp nhất.

Việc lập dự toán NVL chính xác và hợp lý là cở sở quan trọng để đáp ứng nhua cầu sản xuất của công ty. Nếu vật liệu tồn kho qua nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, ngược lại sẽ gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả.

3.5.6. Đào tạo và bồi dưỡng nghiê êp vụ cho các cán bộ kế toán

Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là khi đất nước ta trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì việc học tập và nghiên cứu là một yếu tố vô cùng quan trọng. Công ty nên có kế hoạch đào tạo cán bộ kế toán như tham gia các lớp học nghiệp vụ do Bộ tài chính tổ chức, đặc biệt là phải cập nhật các thông tin, quy định, quy

chế của Nhà nước mới ban hành, đào tạo tại chỗ, tập huấn nghiệp vụ…Ngoài ra, Công ty cần khuyến khích phòng Kế toán tổ chức các buổi thảo luận để mọi người cùng nhau rút ra những mặt được và chưa được về công tác hạch toán. Từ đó giúp cho mọi nhân viên trong phòng có cái nhìn toàn diện về công tác kế toán chứ không bó hẹp trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty kplus toàn cầu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)