THIẾT KẾ TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG

Một phần của tài liệu đồ án tổ chức thi công (Trang 83 - 87)

1. Các hình thức lập kế hoạch tổng tiến độ thi công trong xây dựng.

Có 3 hình thức:

Theo sơ đồ ngang:

Gồm các cột thông tin và đồ thi tiến độ

− Ưu điểm:

+ Dễ lập, dễ hiểu.

+ Thể hiện một phần tương đối trình tự thực hiện các công việc và một phần mối liên hệ giữa các công việc.

+ Thể hiện được những thông tin cần thiết của quá trình quản lý.

− Nhược điểm:

+ Thể hiện không rõ mối quan hệ, yêu cầu giữa các công nhân nhất là quá trình phân phối trong không gian quá trình phức tạp.

+ Không thể hiện rõ những tuyến công tác có tính chất quyết định đến thời gian xây dựng.

+ Không cho phép một cách tốt nhất để tối ưu hoá việc thi công.

Sơ đồ xiên:

Gồm các cột thông tin và các đồ thi tiến độ

+ Thể hiện được không gian của quá trình sản xuất.

+ Dễ kiểm tra những chỗ chồng chéo mặt trận công tác giữa các quá trình với nhau.

+ Khi thi công những nhà giống nhau thì dễ phát hiện những tính chu kỳ.

− Nhược điểm:

+ Ngoài những nhược điểm của sơ đồ ngang còn có nhược điểm là tên công việc khó ghi trên sơ đồ.

Sơ đồ mạng:

Sơ đồ mạng là một đồ thị có hướng bao gồm các đỉnh và các cung biểu thi sự phụ thuộc logic về trình tự công nghệ và các mối liên hệ về tổ chức giữa các công việc khi thực hiện tiến trình sản xuất nào đó.

− Ưu điểm:

+ Thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc.

+ Thể hiện được những tuyến công tác chủ yếu quy định đến thời gian, có thể tối ưu hoá các chỉ tiêu như thời gian xây dựng.

+ Có thể cho phép tự động hoá việc tính toán, tự động hoá việc tối ưu hoá các chỉ tiêu của quá trình sản xuất.

− Nhược điểm:

+ Phải có trình độ nhất định và hiểu biết về phương pháp lập và tối ưu hoá sơ đồ mạng.

+ Những công việc và sự kiện lớn khi việc tính toán bằng thủ công rất khó.

+ Khó vẽ biểu đồ tiêu dùng tài nguyên, muốn vẽ phải chuyển sang sơ đồ ngang và vẽ sơ đồ mạng lên trục thời gian.

+ Chỉ áp dụng cho những công trình quy mô lớn mới có hiệu quả cao.

2. Trình tự và các bước lập KHTTĐTC và tổ chức thi công.

− Phân tích thi công kết cấu.

− Tính khối lượng công tác

− Lập danh mục công việc.

− Tính khối lượng.

− Lập biện pháp tổ chức kỹ thuật cho những công tác chủ yếu.

− Tính nhu cầu lao động cho các công tác còn lại.

− Tiến hành lập KHTTĐTC.

− Tổng hợp về nhu cầu vật liệu.

− Lập kế hoạch vận chuyển và dự trữ vật liệu.

− Tính dự toán thi công và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

− Tính dự toán thi công.

− Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

3. Vẽ tổng tiến độ thi công

Vẽ tổng tiến độ thi công theo sơ đồ ngang được thể hiện trên bản vẽ số 2 Bao gồm cả biểu đồ nhân lực

4. Thuyết minh tổng tiến độ

Kế hoạch tổng tiến độ là một văn kiện kỹ thuật quan trọng nhất trong thiết kế tổ chức thi công. Từ kế hoạch tiến độ ta có thể lập được các kế hoạch khác như kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch vật tư, kế hoạch cơ giới hóa...Mọi vấn đề giải quyết xuất phát trên cơ sở tổng tiến độ.

Kế hoạch tổng tiến độ hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất có chất lượng, rút ngắn được thời gian xây dựng hạ giá thành công trình. Nâng cao được trình độ tổ chức và quản lý của cán bộ chỉ đạo.

được các biện pháp thi công tiên tiến và tổ chức lao động khoa học tạo điều kiện cho người công nhân nâng cao năng suất lao động sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị và tiềm lực của đơn vị xây dựng.

Trong kế hoạch tiến độ thi công mọi công việc phải được sắp đặt hợp lý về không gian và thời gian giữa các quá trình trước và những quá trình sau, đảm bảo qui trình qui trình qui phạm kỹ thuật và an toàn lao động. Tập trung các khâu trọng điểm để giải phóng nơi làm việc cho quá trình sau.

Từ kế hoạch tiến độ giúp cho người cán bộ thi công chỉ đạo đúng đắn và nhịp nhàng giữa các công việc tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng thi công công trình, hạ giá thành công tác thi công xây lắp, cải tiến được khâu trong công tác tổ chức quản lý thi công xây dựng.

Trong phạm vi đồ án này do thời gian và mức chuẩn bị có hạn nên kế hoạch tiến độ chỉ vạch cho các công việc chủ yếu.

Nhìn trên tiến độ ta thấy quá trình thi công công trình có 3 giai đoạn tập trung nhiều nhân lực đó là giai đoạn thi công móng với thi công đúc móng tại hiện trường, giai đoạn lát gạch và giai đoạn xây tường bao che với hoàn thiện. Vì các giai đoạn này mức độ cơ giới hóa thấp hơn so với giai đoạn lắp ghép, chủ yếu là thủ công.

5. Đánh giá tổng tiến độ thi công g) Đánh giá sơ bộ

Kế hoạch tổng tiến độ thi công tương đối hợp lý, không có sự chồng chéo về mặt trận công tác, không có gián đoạn do tổ chức.

Sự thay đổi của biểu đồ nhân lực phù hợp với các giai đoạn của tiến độ thi công.

h) Đánh giá thông qua các hệ số

Để đánh giá biểu đồ nhân lực, ta đánh giá trên hai hệ số sau đây:

Hệ số ổn định nhân lực theo số lượng công nhânK

k = pmax

− Pmax : Số công nhân ngày làm việc cao nhất trên biểu đồ nhân lực

− Pmax = 130 (công nhân)

− Ptb : Số công nhân trung bình.

Ptb = H / T

− H : Tổng hao phí lao động tham gia vào quá trình

− T : Thời hạn thi công công trình ; T = 296 ngày Ptb = 15363/296 = 51.9 nhân công

k1 = 130/51.9 = 2.50

Hệ số phân bố lao động không đều :

− k2 = Hd / H

− Hd = Σ (Pimax - Ptb ) x Ti ; Ta có Hd = 3607 ngày công.

k2 = 3607 / 15363 = 0,23

Một phần của tài liệu đồ án tổ chức thi công (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w