Dạy học nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT

Một phần của tài liệu sáng kiến dạy học nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình ngữ văn THPT theo định hướng phát triển năng lực (Trang 20 - 55)

II. Mô tả giải pháp

1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới

2.3. Dạy học nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT

a/ Áp dụng một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

• Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học truyền thống, người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.

Những phương pháp mang tính truyền thống như thuyết trình, phân tích ngôn ngữ, luyện tập vẫn có thể phát huy tác dụng nếu người giáo viên biết cách vận dụng chúng hợp lí.

Ví dụ: Thay vì giáo viên thuyết trình nội dung học tập của bài học về các phong cách ngôn ngữ khác nhau cho học sinh, học sinh có thể thuyết trình những vấn đề mình hoặc nhóm học tập của mình đã tiếp cận được trong quá trình tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu. Hoạt động này có thể tích hợp với bài

“Trình bày một vấn đề” trong SGK Ngữ văn tập 1. Đây là cách thức làm việc hiệu quả, giúp học sinh tự tin, chủ động, ý thức hơn về vai trò trung tâm của mình trong toàn bộ quá trình học tập.

Hay cũng sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, thay vì tiến hành trong phạm vi giờ dạy trên lớp, giáo viên nên giao thành một nhiệm vụ học

tập cho học sinh hoặc nhóm học sinh thực hiện ở nhà. Kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ này sẽ được học sinh(nhóm học sinh) báo cáo ở tiết học hôm sau.

Phương pháp luyện tập sẽ là cũ mòn nếu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh làm các bài tập luyện tập trong SGK. Chúng ta có thể biến việc luyện tập thành các trò chơi sau khi học sinh đã nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Mô hình trò chơi có thể mô phỏng các chương trình game show truyền hình nổi tiếng: Ai là triệu phú, Đấu trường 100, Đi tìm ô chữ bí mật…Kiến thức khi được mã hóa thành những câu hỏi trong trò chơi sẽ tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia tìm lời giải. Giáo viên cũng có thể tích hợp nội dung của tất cả các bài phong cách ngôn ngữ trong một trò chơi để giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách hệ thống.

• Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng.

Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án.

Ví dụ: Ở bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên có thể chia nhóm học tập theo một số thể loại thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí như: nhóm Bản tin, nhóm Phóng sự, nhóm Phỏng vấn, nhóm Quảng cáo, nhóm Tiểu phẩm…

Ở mỗi nhóm học tập đó, học sinh sẽ sử dụng phương pháp đóng vai để hoàn

thành nhiệm vụ được giao. Như nhóm Bản tin sẽ thu thập thông tin để viết một bản tin về chính ngôi trường mình đang theo học, nhóm Phỏng vấn sẽ vào vai phóng viên tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một nhân vật nào đó theo yêu cầu của giáo viên, nhóm Phóng sự sẽ tiến hành thực hiện một video phóng sự về một vấn đề có tính thời sự…

• Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Nội dung học tập được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.

Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.

Ví dụ: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của bài học về Phong cách ngôn ngữ khoa học để viết một bài báo cáo chuyên đề trong hội thảo khoa học của khối chuyên. Khi đó, học sinh không chỉ cần có kiến thức về môn chuyên mà còn phải vận dụng kết hợp kiến thức về ngôn ngữ khoa học, đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học để thực hiện yêu cầu giáo viên đưa ra một cách hiệu quả.

• Vận dụng dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc

phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.

Ví dụ: Ở bài Phong cách ngôn ngữ hành chính, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh theo tình huống mà học sinh có thể gặp phải trong môi trường học đường như sau: Viết đơn xin nghỉ học, Viết biên bản bình xét hạnh kiểm theo tháng…Kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của nhóm mình.

• Vận dụng dạy học định hướng hành động

Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.

Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.

Ví dụ: Có thể tiến hành dự án học tập nhóm bài Phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT, khi đó học sinh sẽ tự mình thực hiện những nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra như tìm hiểu về lí thuyết, tiến hành trải nghiệm thực tế để thu thập thông tin, kết thúc dự án, mỗi nhóm học sinh phải có được sản phẩm hoàn thiện của nhóm mình, sản phẩm ấy phải có ý nghĩa trong việc tiếp cận mục tiêu bài học, đồng thời phát triển năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh.

• Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối, mạng xã hội facebook…

• Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại.

Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy…

Ví dụ: Sử dụng bản đồ tư duy đặc biệt có hiệu quả trong việc tổng hợp kiến thức, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh hơn. Giáo viên hoặc học sinh có thể sử dụng phần mềm imindmap để vẽ sơ đồ tư duy cho đặc trưng của từng phong cách ngôn ngữ.

• Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong

dạy học bộ môn. Ở môn Ngữ văn, dạy đọc-hiểu và dạy học tích hợp được xác định là phương pháp dạy học đặc thù.

Dạy học đọc – hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Vậy thế nào là dạy học đọc hiểu? Dạy học đọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc – hiểu cần được thực hiện theo một trình tựvbn h từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc – hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc – hiểu còn là sự tích hợp kiến thức kỹ năng của các phân môn cũng như kinh nghiệm sống của học sinh.

Các nhiệm vụ cơ bản của người học khi đọc – hiểu:

+ Tìm kiếm thông tin từ văn bản.

+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản.

+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản.

+ Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.

Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp. Quá trình dạy học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích đến, trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết. Trong môn học Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của các phân môn văn học, tiếng Việt, làm văn trong các bài học, giúp học sinh từng bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp

nhận và tạo lập các văn bản thuộc các kiểu loại và phương thức biểu đạt. Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệ thuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là tiếp xúc với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ;

mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn bản thông dụng trong nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ. Như vậy, cả ba nội dung văn học, tiếng Việt và tập làm văn trong môn học này đều có điểm đồng quy là tiếng Việt và đều có mục đích là hình thành cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt trong tiếp nhận và tạo lập văn bản. ,…

Như vậy, có thể nhận thấy việc dạy đọc hiểu và tích hợp đối với nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT sẽ giúp học sinh biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ chức năng để đọc hiểu được nhiều loại văn bản khác nhau theo đúng đặc trưng của nó. Hơn nữa, những phương pháp dạy học mang tính đặc thù bộ môn này sẽ giúp học sinh phát huy năng lực sử dụng tiếng việt cũng như dễ dàng tạo lập được văn bản theo đúng phong cách chức năng.

• Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.

b/ Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong một bài học cụ thể: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Công việc của giáo viên

 Xác định mục tiêu học tập cần đạt

- Về kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí, phân biệt được phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác bằng việc vận dụng kiến thức liên môn.

Cụ thể, chúng tôi đã vận dụng kiến thức liên môn như sau:

Phân môn Tên bài, hoặc tên đơn vị kiến thức, kĩ năng của phân môn liên quan

Lớp Kiến thức hoặc kĩ năng vận dụng

Ngữ văn Văn thuyết minh 10 Học sinh hiểu và biết cách viết báo cáo trình bày về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của chèo cổ .

Luyện tập văn thuyết minh

10 Nắm vững kỹ năng thuyết minh để trình bày thuyết phục vấn đề

Hình thức kết cấu văn bản thuyết minh

10 Xây dựng bố cục bài thuyết minh

Lập dàn ý văn thuyết minh

10 Lập dàn ý bài viết mạch lạc

Phương pháp thuyết minh

10 Phương pháp thuyết minh hợp lý

Trình bày một vấn đề 10 Nhuần nhuyễn các bước trình bày một vấn đề

Viết quảng cáo 10 Biết cách viết một văn bản quảng cáo

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

11 Biết cách tiến hành một bài phỏng vấn

Địa lý Bảng biểu, sơ đồ Khảo sát, nhận xét bảng thống kê

- Về kĩ năng: Hình thành ở học sinh một số kĩ năng cơ bản: kĩ năng viết một bản tin ngắn, kĩ năng viết tiểu phẩm, viết quảng cáo…;kĩ năng phân tích, lĩnh hội một bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…

Một phần của tài liệu sáng kiến dạy học nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình ngữ văn THPT theo định hướng phát triển năng lực (Trang 20 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w