Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh là một bản anh hùng ca mở đầu thời dựng Đảng. Trong cao trào này, công nông đã tỏ ra nghị lực phi thường của mình, thể hiện rõ tính quyết liệt với khí thế của một trần cuồng phong cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến, đã đi vào lịch sử hiện đại Việt Nam như là một cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng. Qua cuộc tổng diễn tập này, Đảng ta đã tập dượt quần chúng, đem lại niềm tin vững chắc vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của mình. Đánh giá về Xô Viết Nghệ - Tĩnh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”13.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh góp phần cùng với cao trào cách mạng 1930- 1931, đưa Đảng và quần chúng nhân dân vào cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Những bài học của nó giúp cho Đảng ta những năm tiếp theo và ngày nay vẫn còn cập nhật trong công cuộc đổi mới. Đó là bài học về sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, bài học về Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy năng lực cách mạng của quần chúng nhân dân, bài học về thời cơ cách mạng, bài học về liên minh công nông trong cách mạng Việt Nam.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 - 1931 do Đảng cộng sản Đông Dương – một phân bộ cộng sản trực thuộc Quốc tế cộng sản – lãnh đạo. Dưới con mắt của những “nhà khai hóa” Pháp thì cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là sự xuất hiện các Xô viết công nông ở Nghệ - Tĩnh là một cao trào vừa bất ngờ vừa mới lạ, có cơ sở nhân dân rộng rãi. Song, dưới con mắt của những người cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, Xô viết Nghệ - Tĩnh là bản anh hùng ca cách mạng, là tấm gương trong sự nghiệp giải phóng, là cuộc tổng diễn tập và
13 .Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb CTQG ,HN, 1996, trang 9.
như Nguyễn Ái Quốc đánh giá là Nghệ - Tĩnh đỏ xứng đáng với truyền thống
“đứng đầu dậy trước”.
Cao trào 1930 - 1931 với Xô Viết Nghệ - Tĩnh và những bài học của nó được những người cộng sản chú ý tổng kết và đánh giá nó như là những hình thức của phong trào cách mạng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Nó đã giáng một đòn trực diện vào hệ thống đế quốc chủ nghĩa, báo hiệu một thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa một bên là quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột với một bên là những thế lực đế quốc đang cố duy trì ách thống trị, nô dịch các dân tộc. Việc xuất hiện các Xô viết công nông ở Nghệ - Tĩnh được đề cập đến trong Hội nghị như là những thành tích đặc biệt to lớn mà các đảng cộng sản cần phải chú ý nghiên cứu và học tập.
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo đã chứng minh rằng tuy là đảng trẻ tuổi nhất của Quốc tế cộng sản, song Đảng nhanh chóng “trở thành đội tiền quân của giai cấp vô sản xứ Đông Dương, đi theo đường lối của Quốc tế cộng sản;
trực tiếp lãnh đạo thợ thuyền, dân cày và lao khổ xứ Đông Dương kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và địa chủ, quan lang, điều đó biểu hiện một đảng bônsêvích”14.
Nghệ - Tĩnh đỏ đã chứng minh rằng trên toàn thế giới cũng như ở Đông Dương, các lực lượng cách mạng cộng sản ngày càng lớn mạnh, sức mạnh cách mạng ngày càng phát triển. Từ thực tế của Xô viết Nghệ - Tĩnh, Quốc tế cộng sản đã chính thức công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương – một phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản - một sự thừa nhận của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đối với phong trào cách mạng Đông Dương mà lãnh tụ chính trị của nó là Đảng Cộng sản Đông Dương.
2. Hạn chế
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thiết lập được chính quyền Xô viết – chính quyền của số đông những người bị áp bức bóc lột, khác xa với chính quyền đương thời và trước đó, một chính quyền hợp lòng dân, sao lại chỉ
14 .Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 1999, Tập 4, trang 251.
đứng vững được trong một thời gian ngắn? Đó phải chăng là nguồn gốc của những biểu hiện ấu trí tả khuynh trong phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Những biểu hiện ấu trí tả khuynh chỉ xuất hiện những lúc phong trào có những dấu hiệu đi xuống. Trong lúc phong trào đang tiến lên thì Đảng bộ Nghệ - Tĩnh đã có những giải pháp sai lầm, đó là đề ra khẩu hiệu quá tả: “Trí, phú, địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, từ đó dẫn đến những hành động như triệt phá đền chùa, miếu mạo, đoạn tuyệt với văn hóa cũ và xây dựng một nền văn hóa mới trên nền đất được dọn sạch. Sự thái quá trong chủ trương và hành động trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh không phải xa lạ, mà thuộc căn bệnh thường gặp trong phong trào cộng sản Quốc tế từ sau năm 1919.
Trong tác phẩm “Bệnh ấu trí tả khuynh trong phong trào cộng sản” của Lênin, trong đó người từng căn dặn những người cộng sản: “chỉ có thể thắng một kẻ địch mạnh hơn bằng một sự nỗ lực hết sức lớn, và với điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng hết sức tỉ mỉ, hết sức chăm chú, hết sức cẩn thận, hết sức khôn khéo bất cứ một “rạn nứt” bé nhỏ nhất nào giữa các kẻ thù…cũng như phải lợi dụng mọi khả năng dù bé nhỏ nhất để có được bạn đồng minh tạm thời, bấp bênh, có điều kiện, ít chắc chắn và đáng tin cậy”. Căn dặn đó đều bắt nguồn từ sự nhận thức không thấu đáo lý luận Mác - xít về chuyên chính vô sản và việc vận dụng máy móc nó vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước. Căn bệnh đó không bị triệt tiêu mà vẫn tiềm ẩn trong phong trào cộng sản Quốc tế để rồi có dịp tái phát dưới những dạng thức không giống nhau ở những điểm khác nhau, ở những nước khác và những khu vực khác nhau trên thế giới.
Như vậy, những biểu hiện ấu trí tả khuynh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh bắt nguồn từ sự vận dụng máy móc những vấn đề chiến lược và sách lược của Quốc tế cộng sản vào hoàn cảnh trong nước.
Tuy nhiên, cao trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra trên 25 tỉnh thành khắp ba miền đất nước, nhưng tại sao chỉ ở Nghệ - Tĩnh lại có những biểu hiện trên? Phải chăng cần xem xét yếu tố Địa và Nhân.
Nghệ - Tĩnh là một giải đất nằm kẹp giữa một bên là giải Trường Sơn, một bên là biển Đông, bị rang nóng bởi gió mùa Tây - Nam, bị bào mòn bởi bão tố lụt lội, làm cho thiên nhiên trở nên khắc nghiệt. Từ đó đã quy định khá lớn diện mạo và tính cách của những con người quần tụ, sinh sống ở nơi đây.
Trong quá trình phát triển đã hình thành ở đây những truyền thống đẹp – sự cố kết cộng đồng, chủ nghĩa nhân văn, kiên cường, bất khuất. Truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Nghệ - Tĩnh đã được Bác Hồ gọi bằng một từ dân giã “cứng đầu”. Sự bất khuất, sự cứng đầu luôn tiềm ẩn trong nó một xu thế hướng tả. Trong giai đoạn cuối của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, hai bên đã tung ra những ngón đòn quyết liệt nhằm đè bẹp và tiêu diệt lẫn nhau. Phía kẻ thù, tính chất tàn bạo đã được biểu hiện ngay từ đầu, trong việc đàn áp các cuộc đấu tranh ở Vinh – Bến Thủy, Thanh Chương…và cuối cùng sự quyết liệt đó được bộc lộ một cách đầy đủ, trọn vẹn trong lời tuyên bố của Tôn Thất Đàn: “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần”.
Trong cuộc đấu tranh một mất một còn với quân thù mạnh hơn ta gấp bội dần dần Đảng ta đã nhận rõ những sai lầm đó và cũng tích cực sửa chữa nó bằng việc điều chỉnh chiến lược và sách lược của mình. Sự điều chỉnh đó bắt đầu từ Hội nghị Trung ương VI (11 - 1939), và được hoàn thiện tại Hội nghị Trung ương VIII (5 - 1941), dẫn tới thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 – thành lập Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á đến nay đã tròn nửa thế kỷ.