3.1. Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp
Để thực hiện đề tài “ Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhằm tích cực hóa học sinh và nâng cao chất lượng dạy học”, chúng tôi đã thực hiện:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài (lý luận về quá trình dạy học; về phương pháp dạy học tích cực; lý luận dạy học về hoá học…).
- Tìm hiểu thực trạng về thiết kế và thực hiện các bài học môn hóa học ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu định hướng và qui trình thiết kế giáo án các bài học môn hóa học THPT theo hướng dạy học tích cực.
- Thiết kế giáo án của một số bài học trong SGK hóa học 10 THPT theo hướng dạy học tích cực.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những bài giảng đã thiết kế.
Đầu năm học 2014-2015 chúng tôi tiến hành lựa chọn đối tượng thực nghiệm:
+ Nhóm 1 là các học sinh ở các lớp 10A11 (lớp thực nghiệm) áp dụng thường xuyên.
+ Nhóm 2 là các học sinh ở các lớp 10A12 (lớp đối chứng): áp dụng không thường xuyên trong bài học.
Tiến hành kiểm tra 15 phút ngay sau bài dạy và bài 45 phút sau khi kết thúc chương theo phân phối chương trình.
Chấm bài kiểm tra và thu thập số liệu Xử lí số liệu thu được và nhận xét kết quả.
3.2. Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được
Để đánh giá hiệu quả áp dụng, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm kiến thức lớp 10 hóa học ban cơ bản.
+ Nhóm 1 là các học sinh ở các lớp 10A11 (lớp thực nghiệm) áp dụng thường xuyên hoạt động học tập theo nhóm.
+ Nhóm 2 là các học sinh ở các lớp 10A12 (lớp đối chứng): áp dụng không thường xuyên.
Kết quả được đo thông qua việc so sánh độ chênh lệch về kết quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái độ sôi nổi của học sinh trong giờ học.
Thiết kế này giúp tôi so sánh hiệu quả của hai phương pháp dạy học khác nhau: một phương pháp áp dụng thường xuyên sữ dụng hoạt động nhóm để thực hiện các hoạt động học và một phương pháp không áp dụng hoặc ít áp dụng .
Chúng tôi chọn mẫu là các lớp này trên cơ sở tương đồng về: Mức phân phối các điểm số; độ lệch chuẩn về điểm số của HS lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN).
3.2.1. Kiểm tra trước tác động
Tiến hành kiểm tra 15 phút ngay sau bài dạy và bài 45 phút sau khi kết thúc chương theo phân phối chương trình.
Lớp Kiểm tra Trước tác động Điểm TB lớp TN 6.52
Điểm TB lớp ĐC 6.55 Giá trị chênh lệch 0.03
Chúng tôi tiến hành thống kê tần số điểm kiểm tra trước tác động về tần số phân bố các điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC:
Lớp
Điểm kiểm tra T
C
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0 T
ần số
T N
0 1 5 2 3 2 6 3 6 3 3
1 Đ
C 0 0 3 2 5 1 1
0 2 4 2 2
9 Lập biểu đồ phân bố điểm kiểm tra trước thực nghiệm:
Qua biểu đồ phân bố các điểm kiểm tra trước tác động, chúng ta thấy: Kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC được phân bố tương đương nhau.
Vậy, trước tác động đã không có sự khác biệt về giá trị trung bình kiểm tra, lớp TN và lớp ĐC có sự tương đương về lực học.
3.2.2. Kiểm tra 45 phút sau tác động lớp TN và lớp ĐC
+ Kết cấu và nội dung đề kiểm tra gồm 20 câu trắc nghiệm.
+ Tiếp theo chúng tôi dùng phép kiểm chứng lập điểm trung bình kiểm tra của HS lớp TN và lớp ĐC.
+ Phân tích kết quả bài kiểm tra sau tác động, chúng tôi có kết quả sau:
Lớp Kiểm tra Sau tác động
Điểm TB lớp TN 8.34 Điểm TB lớp ĐC 6.62 Giá trị chênh lệch 1.72
Hơn nữa, chúng tôi cũng thống kê tần số điểm kiểm tra sau tác động về mức phân bố các điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC như sau:
Lớp Điểm kiểm tra TC
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số
TN 0 0 0 2 2 2 2 3 6 12 31
ĐC 0 0 1 5 1 5 8 5 2 2 29
+ Lập biểu đồ phân bố điểm kiểm tra sau thực nghiệm:
Qua biểu đồ phân bố các điểm kiểm tra sau tác động, chúng ta thấy: Kết quả kiểm tra của lớp TN được phân bố tập trung nghiêng về số HS có điểm kiểm tra từ 8 điểm trở lên nhiều hơn lớp ĐC, điều đó cũng có nghĩa là HS lớp TN có lực học vượt trội hơn hẳn so với lớp ĐC.
+ Biểu đồ so sánh điểm trung bình kiểm tra trước và sau thực nghiệm:
Sau tác động, lớp TN có điểm trung bình bằng 8.34, so với kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp ĐC có điểm trung bình bằng 6.62; Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.72; Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp TN được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp ĐC.
Vậy, việc sử dụng PPDH theo nhóm cùng với các kĩ thuật dạy học vào các hoạt động học đã nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp
Như vậy có thể thấy, sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm cùng với các kĩ thuật dạy học thực sự phát huy được tính tích cực của HS và HS học tập hiệu quả hơn. GV nên tích cực vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm và các KT dạy học ở tất cả các trường THPT. Tuy nhiên GV cần chú ý là phải lựa chọn được nội dung DH phù hợp với đặc điểm của PPDH hợp tác theo nhóm và cách tổ chức thảo luận nhóm .
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp
Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất... GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.
Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người học.
Khi sử dụng phương pháp này muốn tăng hiệu quả cần chú ý:
* Phân công nhóm thường xuyên, nhóm cơ động: Để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công học sinh thành nhóm thường xuyên (một bàn hoặc hai bàn ghép lại) có đặt tên nhóm (1,2...) có thể thay đổi nhóm theo nhiệm vụ cần thiết (nhóm cơ động, không cố định).
* Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định (nhóm trưởng, thư ký), sự phân công có thể thay thế cho các thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, đôn đốc, yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ.
Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm khi cần thiết, nhóm trưởng có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm khi có yêu cầu.
* Giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm, theo dõi các nhóm hoạt động để có thể giúp đỡ, định hướng, điều khiển, điều chỉnh kịp thời để hoạt động nhóm đi đúng hướng.
Những phần trình bày trên đây chỉ là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn triển khai đổi mới PPDH trong nhiều năm qua ở trường phổ thông mà tôi đã thực hiện. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên theo quy trình trên đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và hứng thú đối với cả người dạy, người học.