- Nhiệm vụ và phạm vi viết báo cáo
2. Tự đánh giá, xếp loại TTSP
XẾP LOẠI ĐÚNG THỰC TẾ).
Đánh giá về ý thức tổ chức kỉ luật:
- Bản thân chấp hành nội quy, quy chế thực tập sư phạm, ý thức được hành vi và thái độ chấp hành theo quy chế 36, tự giác thực hiện các nội quy thực tập như đảm bảo nội quy chất lượng công tác và quyền lợi chung của đoàn cũng như trường kiến tập.
- Thực hiện nội quy thực tập, nghiêm chỉnh chấp hành thời khóa biểu cuả đoàn thực tập và sự phân công của giáo viên hướng dẫn.
- Tuân thủ theo sự điều hành, quản lí của ban chỉ đạo các cấp, giáo viên hướng dẫn và trường thực tập sư phạm, luôn hoàn thành kế hoạch được giao.
Về việc thực hiện các nhiệm vụ:
2.1 Nhận thức về nhiệm vụ được giao:
Khi có lòng tin vào khả năng của một người nào đó thì mới giao việc cho họ. Ở đây cũng thế, em luôn nghĩ rằng các thầy, các cô luôn tin tưởng rằng em có khả năng nên mới giao công việc cho em. Từ sự ý thức đó em luôn nỗ lực phấn đấu, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô,nhất là nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Phan Thanh Viễn em đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
2.2 Tính gương mẫu trước học sinh:
Ngôn ngữ giao tiếp trang nghiêm, xưng hô đúng cương vị, kịp thời sửa chữa, uốn nắn khi học sinh làm điều gì sai trái. Trang phục chỉnh tề, giản dị phù hợp với môi trường sư phạm và có tác dụng giáo dục. Tôn trọng người học, không xúc phạm, dọa nạt học sinh…
2.3 Đánh giá chung về mối quan hệ với các thành viên trong đoàn với các cán bộ giáo viên.
Luôn quan tâm đến các bạn trong nhóm, thực hiện tốt quan hệ bạn bè trong đoàn thực tập, giúp nhau chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị bảng phụ bạn khi lên tiết dạy, đóng góp ý kiến trong giảng dạy và các hoạt động khác.
Đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường: kính trọng, lễ phép.
2.4 Chuyển biến về nhận thức và năng lực của bản thân:
Trước khi thực tập:
Là một sinh viên của trường Sư phạm, đang trong giai đoạn chuẩn bị “đi học nghề” nên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Chưa được tiếp xúc với thực tiễn giáo dục, chưa được tiếp xúc nhiều với các em học sinh nên mọi việc trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm đối với em còn rất lạ lẫm và mới mẻ nên chưa nhận thấy hết trách nhiệm của một người giáo viên. Em nghĩ rằng công việc khá nhẹ nhàng.
Sau khi đi thực tập:
Ba tuần thực tập trôi qua, em nhận ra rằng những gì mình nghĩ trước kia chưa đúng, em đã thấy được sự vất vả của thầy cô. Một giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng cần có tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, luôn trau dồi kiến thức, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, không nản lòng trước khó khăn,…để đáp ứng yêu cầu của xã hội và có như thế mới có thể làm tốt sứ mệnh trồng người.Từ đó, em thấy vô cùng cảm phục các thầy cô trong sự nghiệp trồng người, càng quý trọng và yêu nghề hơn.
Tuy thời gian thực tập không nhiều nhưng cũng từ đây đã cho chúng em rất nhiều kinh nghiệm, từ cách đứng lớp, cách giảng dạy, việc tổ chức, kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học sao cho hấp dẫn, thu hút học sinh, làm cho lớp học sinh động, tùy vào khả năng của từng học sinh mà có cách dạy, giao việc phù hợp. Em cũng học được cách xử lí tình huống xảy ra dù là không được cứng cõi như các thầy cô. Cũng qua đợt thực tập này em cảm thấy bản thân còn nhiều hạn chế, sai sót cần khắc phục, bên cạnh em cảm thấy yêu nghề mến trẻ hơn, quý trọng và yêu mến nghề nghiệp giáo dục hơn. Em sẽ xem đó là bài học không ngừng phấn đấu khắc phục nó để ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhận thức được những điều ấy không quá khó khăn nhưng để thực hiện được, thực hiện tốt những việc nêu trên không phải dễ, không phải trong ngày một ngày hai là làm
được mà nó đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn ý thức và nỗ lực thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy. Vì vậy, em phải thường xuyên rèn luyện, ứng dụng những kiến thức được học, kĩ năng giáo dục và dạy học, hình thành kĩ năng sư phạm, tham khảo, học thêm từ thầy cô, bạn bè, học qua sách báo…., tìm ra và kết hợp những phương pháp dạy học mới để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách chuẩn xác, giúp học sinh dễ tiếp thu, làm cho các em đang học mà cứ như đang được tham gia trò chơi, làm cho các em không bị áp lực trong học hành…
Trong thời gian thực tập, em đã học hỏi được một số kinh nghiệm quý giá từ các thầy cô trong việc lên lớp, việc tổ chức, kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học sao cho hấp dẫn, thu hút học sinh, làm cho lớp học sinh động, tùy vào khả năng của từng học sinh mà có cách dạy, giao việc phù hợp. Em cũng học được cách xử lí tình huống sư phạm kịp thời và hợp lí.
2.5 Bài học kinh nghiệm cho bản thân:
- Qua đợt thực tập Sư phạm trong 5 tuần của năm học 2012 - 2013, em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô của trường Tiểu học Trần Phú cùng với những kiến thức em đã học tập từ trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ là hành trang quý báu cho em trong hoạt động nghề nghiệp tương lai.
- Hiểu biết nhiều hơn về tâm sinh lí, tình cảm, thái độ học tập của học sinh Tiểu học, điều này sẽ giúp cho em rất nhiều khi tiếp xúc với các em nhỏ. Trong giao tiếp với học sinh cần phải khéo léo ứng xử đồng thời phải khéo léo khi xử lí các tình huống sư phạm xảy ra.
- Trong giao tiếp với các bạn sinh viên trong đoàn và nhóm thực tập phải cởi mở, hòa nhã và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các bạn.
- Nhận ra những thiếu sót của bản thân về lĩnh vực chuyên môn, từ đó có hướng khắc phục và phấn đấu hoàn thiện hơn.
- Hiểu biết thực tế về cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động của một trường Tiểu học. - Tác phong sư phạm mẫu mực, lới nói to, rõ ràng, dễ nghe.
- Thái độ nghiêm túc trong khi dạy học.
- Qua đợt thực tập này, em càng quyết tâm hơn để theo đuổi mơ ước của mình và niềm vui của em là được nhìn thấy nụ cười trên môi của các em học sinh. Điều đó đã thôi thúc em quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, phấn đấu trở thành một giáo viên thực sự nguyện đem sức trẻ và tài năng nhỏ bé của mình đóng góp xây dựng cho đất nước.
* Đối với công việc và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai:
- Qua đợt thực tập này, em đã ý thức hơn về nghề nghiệp của mình, do đó em thấy rằng bản thân mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập, nghiên cứu và trong việc học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô và bạn bè.
- Phải thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Phải chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ và tự tin khi đứng lớp.
- Phải khéo léo khi xử lí các tình huống sư phạm.
* Đối với nhà trường:
- Thực hiện tốt các nội quy, quy chế của trường.
- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do nhà trường và đoàn trường tổ chức. - Nỗ lực rèn luyện phấn đấu trong học tập và trong lao động.
- Luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người.
- Điều chỉnh và sửa đổi những khiếm khuyết của bản thân. - Luôn có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
- Bản thân em nghĩ mình cần phải cố gắng hơn nữa và rèn luyện nghiệp vụ để trở thành một giáo viên gương mẫu.
Sau này khi đã trở thành một người giáo viên, em cần phải hoàn thành những nhiệm vụ được giao, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, luôn yêu thương và quan tâm đến tất cả học sinh.
Nhìn chung, đợt thực tập này đã giúp cho những giáo sinh như chúng em ý thức rõ hơn về vị trí, vai trò của mình trong trường tiểu học, trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đây là cơ hội để em được tiếp xúc, tìm hiểu thực tiễn giáo dục, tiếp xúc với các em học sinh, được tận mắt chứng kiến những điều mà trước đây chưa biết hoặc chỉ mới nghe, đọc qua; là cơ hội để em học hỏi những kinh nghiệm từ các thầy cô, bạn bè để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân; là dịp để em thực hành công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, thể hiện năng lực của mình; là khoảng thời gian gợi nhớ về tuổi thơ cùng ước mơ cao đẹp của thời ấy, càng củng cố niềm tin, lòng tự hào, lòng yêu nghề, thể hiện lòng thương yêu học sinh, nung nấu ước mơ cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Đó chính là động lực thúc đẩy em không ngừng rèn luyện, phấn đấu để hoàn thiện bản thân. Chuyến đi thực tế này còn là cầu nối kết chúng em - những người học nghề với các nghệ nhân, các bậc tiền bối, nối chúng em với các em học sinh thân yêu - những mầm non tương lai của đất nước, nối Trường Đại học Thủ Dầu Một với trường Tiểu học Trần Phú. Đồng thời khi sinh viên đi thực tập cũng tạo cơ hội để trường Đại học Thủ Dầu Một có sự điều chỉnh cần thiết trong quá trình giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Đợt thực tâp sư phạm này, cũng giúp em hiểu hơn về trường Tiểu học Trần Phú và phường Chánh Nghĩa. Em tin chắc phường sẽ tạo nhiều điều kiện hơn cho trường Tiểu học Trần Phú phát triển công tác giáo dục.
Ông bà đã dạy: “Học đi đôi với hành”, “Trăm hay không bằng tay quen”. Chính vì lẽ đó mà đợt thực tập sư phạm trở nên rất cần thiết và bổ ích cho những ai đang học nghề nói chung và cho những giáo viên tương lai như chúng em nói riêng.
3. PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU SAU ĐỢT THỰC TẬP NĂM THỨ 3
Bản thân em nhận thấy mình còn phải cố gắng rất nhiều để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Do đó, em đã đề ra mục tiêu, phương hướng phấn đấu cho mình và nghiêm túc thực hiện những việc ấy. Có như thế mới xứng đáng với sự tin tưởng của các bậc phụ huynh, các em học sinh,…Và hơn hết là để cảm thấy không hổ thẹn với chính mình.
Dù lòng còn tiếc nuối khi phải xa rời ngôi trường kiến tập - nơi có các thầy cô nhiệt tình, các em học sinh thân thương để về với mái trường Sư phạm nhưng chúng em sẽ chuyên chăm học hành, lĩnh hội những tri thức cần thiết cho công việc sau này.
Chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ sắp tới để đạt được kết quả thật cao.
Thường xuyên trau dồi, cập nhật thông tin, kiến thức mới; không ngừng tìm tòi các phương pháp dạy học mới, khả năng ứng dụng cao; rèn luyện giọng đọc chuẩn, trau dồi đạo đức nghề nghiệp,…. để sau này trường có thể đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trang bị cho mình những kiến thức lí luận vững chắc để khi thực hành sẽ đạt kết quả tốt. Người giáo viên cũng cần có một niềm tin, lý tưởng vững vàng, tốt đẹp và một tinh thần kiên định để sau này làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Chuẩn bị tâm thế thật tốt sau này ra trường tiến hành công tác giảng dạy chúng em không phải ngỡ ngàng như năm nay và phải chuẩn bị thật chu đáo để kết quả dạy thật tốt. Thường xuyên đọc và xem lại những bài học, những kinh nghiệm quý giá đã thu hoạch được trong đợt thực tập sư phạm này để rút kinh nghiệm cho bản thân và có thể làm tốt công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm sau khi ra trường.
LỜI CẢM ƠN
Trong đợt thực tập này cho em gởi đến các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc đã tận tình giúp đỡ em, truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới, những bài học mới và những bài học hôm nay chúng em sẽ đúc kết suốt cuộc đời “trồng người” nó là hành trang giúp em vững bước trên tương lai của sự nghiệp “trồng người”, đó là nghề cao quý trong xã hội, đúng như ông cha ta đã nói:
“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Một chữ cũng thầy nửa chữ cũng thầy”.
Câu nói ấy đã khắc ghi sâu trong trí em không biết từ lúc nào, luôn nhắc nhở em phải luôn biết ơn, tôn trọng những người đã dẫn dắt chỉ bảo cho mình.
Từ khi được phân công về thực tập tại Trường Tiểu học Trần Phú, em rất bâng khuâng, lo lắng không biết trường mình thực tập như thế nào? Các thầy cô ở đó ra sao? Học sinh có ngoan và giúp đỡ mình không? ... và nhiều câu hỏi khác nữa được đặt ra trong đầu em.
Thế rồi sáu tuần thực tập cũng trôi qua và dần dần trả lời cho những câu hỏi của em, chúng em cũng đã hoàn thành đợt thực tập với kết quả xứng đáng với năng lực và sự cố gắng của mình. Có được kết quả như ngày hôm nay, em không thể nào quên công lao của các thầy cô đã nâng bước chân em đến với nghề em yêu thích, nắm vững hơn về cách làm một người thầy (cô).
Điều đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho em cùng các bạn đi thực tập sư phạm để có thể mở rộng thêm kiến thức, thu thập kinh nghiệm nghề nghiệp. Đặc biệt cho em gửi lời tri ân chân thành đến cô Đặng Thị Thu Hòa - Trưởng đoàn thực tập sư phạm.
Qua đây, em cũng xin được phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy cô Trường tiểu học Trần Phú, giáo viên hướng dẫn thầy Phan Thanh Viễn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em, cho chúng em những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý báu để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập.
Lời kết
Qua đợt thực tập này,em càng thấy rõ hơn vai trò, vị trí của thực hành “Trăm hay không bằng tay quen”.
Thông qua việc thực hiện các hoạt động trong nội dung thực tập sư phạm, giáo sinh sẽ từng bước có được những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết góp phần phát triển năng lực sư phạm của người giáo viên. Đây là cơ hội cho em cũng như các bạn khác học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, thể hiện năng lực tiến lên phía trước như ông cha ta từng nói “Có bột mới gột nên hồ”. Thật sự qua chuyến đi này, tình cảm nghề nghiệp, niềm tin, ý thức muốn cống hiến cho nghề giáo đang dâng cao trong em. Từ đó thúc đẩy em học tập và rèn luyện tốt hơn. Thực tập sư phạm không chỉ mang lại kết quả cho riêng cá nhân giáo sinh mà còn đem lại tinh thần nhân văn nặng tình, nặng nghĩa của bậc tiền bối hướng dẫn thế hệ đi sau tạo mối quan hệ gắn bó giữa cơ sở kiến tập và trường Sư phạm.
Qua khoảng thời gian 5 tuần được thực tập ở trường Tiểu học Trần Phú. Đối với em trôi qua thật nhanh và ngắn ngủi. Nhưng đầy ắp những niềm vui và tiếng cười. Trong thời gian qua được thực tập tại trường em học hỏi rất nhiều bài học quý giá, được tiếp xúc với
những “người lái đò kinh nghiệm”, được sống trong một môi trường sư phạm thân thiện và