1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.3. Nội dung quản lý kinh phí trong hoạt động KH&CN
Trong hoạt động KH&CN, quản lý kinh phí cũng đƣợc hình thành từ nhiều bộ phận cấu thành và mỗi bộ phận có vị trí vai trò nhất định của nó. Nhƣng tổng thế quản lý kinh phí đảm bảo nguồn tài chính cho lĩnh vực KH&CN và nhà nước có thể điều tiết hoạt động của lĩnh vực này phục vụ mục tiêu điều tiết vĩ mô trong mỗi thời ký.
1.2.3.1. Quản lý chi NSNN trong hoạt động KH&CN
Xây dựng kế hoạch và lập dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN
Những căn cứ lập dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN
Dựa vào vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KH&CN đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí của NSNNcho hoạt độngKH&CN theo kế hoạch. Đây chính là việc cụ thể hoá các chủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể thành các chỉ tiêu của kỳ kế hoạch.
Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên của KH&CN theo kỳ kế hoạch. Muốn dự đoán được khả năng này, người ta phải dựa vào cơ cấu thu NSNNkỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu theo kỳ kế
- Từ nguồn nhà nước - Từ doanh nghiệp - Từ các tổ chức xã hội, cá nhân
- Tổ chức nước ngoài
Các nhà khoa học
Các tổ chức nghiên
cứu khoa học
Footer Page 24 of 126.
25 hoạch. Nhờ đó mà thiết lập mức cân đối tổng quát giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi NSNN cho sự nghiệp KH&CN.
Dựa vào các chính sách, chế độ chi tiêu thường xuyên của NSNNhiện hành và các dự đoán điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Đây là cơ sở pháp lý cho việc tính toán và bảo vệ dự toán chi thường xuyên của NSNN. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho quá trình chấp hành dự toán không bị rơi vào tình trạng hẫng hụt khi có sự điều chỉnh hoặc có sự thay đổi một hay một số chính sách, chế độ chi nào.
Xác định số chi của NSNN cho hoạt động KH&CN.
Phương pháp xác định số chi thường xuyên cho hoạt độngKH&CN được tính bằng tổng tất cả các khoản dự kiến chi NS cho từng nhiệm vụ cụ thể. Ở đây bao gồm: số dự toán chi NSNNcho nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KH&CN + số dự toán về chi cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển Khoa học tự nhiên + số dự toán chi NS cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển Khoa học xã hội và nhân văn + chi cho các hoạt động Khoa học khác + chi dự kiến cho các công trình, dự án công nghệ cao nhƣ Công nghệ thông tin, tự động hoá.
Trong đó số dự toán chi NS cho vấn đề quản lý Nhà nước về KH&CN đƣợc xác định là bao gồm dự toán các khoản chi cho vấn đề quản lý Nhà nước về KH&CN (như trả lương cho các cán bộ KH&CN, phụ cấp lương, thưởng…) + chi cho các hoạt dộng thanh tra KH&CN + các hoạt động của hội đồng KH&CN + hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN + các hoạt động quản lý hành chính khác.
Còn phần dự toán chi NS cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển Khoa học tự nhiên và Khoa học Xã hội và nhân văn đƣợc xác định dựa trên nhiệm vụ, và yêu cầu đặt ra trong từng năm. Nó đƣợc cụ thể hoá ở danh mục các đề tài nghiên cứu và các dự án sản xuất thực nghiệm đƣợc duyệt và đƣa vào thực hiện trong từng năm đó. Phương pháp này cũng được thực hiện tương tự đối với cách tính dự toán chi NSNN cho các hoạt động KH&CN khác.
Footer Page 25 of 126.
26
Lập dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN.
Căn cứ tình hình thực hiện chi NS của năm trước cộng với những phát sinh tăng và trừ những khoản phát sinh giảm.
Căn cứ vào chỉ thị của thủ tướng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNNnăm sau, bộ tài chính ban hành thông tƣ hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán thu chi NSNNvà thông báo sơ kiểm tra về dự toán NSNNcho cơ quan trung ƣơng và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng.
Bộ Khoa học - Công nghệ căn cứ vào chỉ thị của thủ tướng chính phủ, thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán NSNNthuộc phạm vi quản lý và dự toán NS ngành KH&CN, thông báo số kiểm tra về dự toán NSNNcho các đơn vị trực thuộc.
Các bộ, ban ngành trung ương, địa phương căn cứ chỉ thị của thủ tướng chính phủ, thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ, căn cứ vào định hướng yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, căn cứ vào khả năng cân đối của các nguồn vốn thực hiện để lập dự toán của các nội dung nhiệm vụ cụ thể đơn vị mình thực hiện trong năm báo cáo lên Bộ Khoa học - Công nghệvà cơ quan cấp trên nếu không thuộc Bộ Khoa học Công nghệ..
Bộ Khoa học - Công nghệ xem xét dự toán NS của các đơn vị, tổ chức KH&CN lập dự toán NS của Bộ Khoa học Công nghệ cho lĩnh vực KH&CN báo cáo gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, Bộ Tài chính căn cứ vào dự toán thu chi NS do các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Nhà nước trung Ương và các tỉnh lập dự toán chi theo ngành, lĩnh vực, chi chương trình quốc gia do các bộ, cơ quan quản lý chương trình quốc gia lập, nhu cầu trả nợ và khả năng vay để lập dự toán thu chi NSNNtrình chính phủ để trình quốc hội phê duyệt.
Footer Page 26 of 126.
27 Sau khi dự toán NSNN đƣợc Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính có nhiệm vụ giao dự toán thu, chi NS cho các tỉnh, các bộ ban ngành (thu NS giao đến từng sắc thuế, chi NS giao tổng chi và hướng dẫn một số khoản chi trọng điểm, nguyên tắc này thay đổi theo quy định của luật NSNN).
Đối với lĩnh vực KH&CN, sau khi Bộ Tài Chính giao nhiệm vụ thu, chi NS cho bộ KH&CN. Bộ KH&CN sẽ thông báo và tuyển chọn các dự án chương trình thực hiện trong năm và thực hiện tiến hành lựa chọn các chủ đề tài các chương trình mục tiêu theo qui định.
Trong quá trình lập dự toán NSNNcần phải tuân theo các yêu cầu sau:
Dự toán NS của các đơn vị dự toán, các cấp chính quyền, Bộ, Ngành phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Dự toán NS của các đơn vị phải lập theo đúng biểu mẫu, đúng thời gian quy định và phải lập chi tiết theo mục lục NSNN
Dự toán thu chi NS cấp nào lập do hội đồng nhân dân cấp đó duyệt ( phê chuẩn) song đảm bảo nguyên tắc phù hợp dự toán thu chi NS cấp trên theo nguyên tắc thu NS bằng và cao hơn dự toán NS cấp trên giao, chi NS phải có nguồn đảm bảo cân đối. Trường hợp dự toán thu, chi không đúng theo nguyên tắc trên thì HĐND cấp đó phải điều chỉnh cho phù hợp.
Phân bổ, điều chỉnh NSNN cho hoạt động KH&CN
- Căn cứ vào dự toán NS được giao, Bộ tiến hành thực hiện các bước thông báo, lập hội đồng và thẩm định các chương trình mục tiêu, các công trình chuyển giao theo dự toán thực hiện trong năm để lựa chọn các chủ nhiệm đề tài, các đơn vị thực hiện theo đúng qui định..
- Bộ Khoa học Công nghệ uỷ quyền duyệt dự toán chi của từng đơn vị sử dụng NS và căn cứ vào khả năng NS để bố trí mức chi cho các đơn vị sử dụng NS hoặc bố trí mức chi cho cơ quan quản lý cấp trên phân phối của từng đơn vị sử
Footer Page 27 of 126.
28 dụng NS, thông báo cho đơn vị sử dụng NS và kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
- Mức chi hàng quý đƣợc phân phối là hạn mức cao nhất mà đơn vị sử dụng NS được chi trong quý. Căn cứ vào hạn mức chi được phân phối, thủ trưởng đơn vị sử dụng NS ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
- Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch căn cứ vào thông báo hạn mức chi của bộ Khoa học Công nghệ phân phối cho đơn vị, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi và lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng NS, thực hiện việc cấp phát, thanh toán trực tiếp cho các đơn vị thụ hưởng NS.
Trong quá trình chấp hành NS cần chú ý một số điểm sau:
- Cơ quan tài chính các cấp tiến hành cấp phát kinh phí thao nguyên tắc cấp trực tiếp đến các đơn vị sử dụng NS và thanh toán trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước cho người được hưởng.
- Mọi khoản chi NSNNđƣợc thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định.
Quyết toán việc chi NSNN cho hoạt động KH&CN
Đây là khâu cuối cùng của quản lý NS, phản ánh đầy đủ, chính xác các nguồn tài chính của đơn vị mình và tình hình sử dụng nguồn NS đó. Báo cáo quyết toán là căn cứ để cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính kiểm tra việc lập dự toán và phân tích việc chấp hành NS của đơn vị, ngành. Từ đó tăng cường ngăn ngừa các hiện tƣợng vi phạm chính sách, chế độ tài chính và có biện pháp xử lý kịp thời giúp cơ quan chủ quản quyết toán NS hàng năm kịp thời và chính xác.
Sau khi kết thúc năm NS, các đơn vị thụ hưởng NS có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán đồng gửi Bộ Khoa học Công nghệvà Bộ Tài chính. Báo cáo phải tuân theo đúng kiểu mẫu báo cáo kế toán theo quy định của luật NSNN để làm cơ sở giúp cơ quan cấp trên kiểm tra quyết toán. Thời hạn báo cáo quyết toán không chậm quá 40 ngày đến 60 ngày sau khi kết thúc năm báo cáo. Thời hạn
Footer Page 28 of 126.
29 duyệt báo cáo không quá 30 ngày kể từ khi nhận đƣợc báo cáo quyết toán. cơ quan chủ quản phải tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán trực thuộc.
Trong quá trình lập báo cáo quyết toán NSNN cần chú ý một số điểm sau:
- Số liệu trong báo cáo phải trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán phải đúng các nội dung ghi trong dự toán đƣợc duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo mục lục NSNN( cụ thể là theo: chương - loại - khoản - mục tiểu mục).
- Báo cáo quyết toán NS của đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền không đƣợc quyết toán chi lớn hơn thu.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý chi NSNN cho KH&CN cần chú ý rằng:
trong KH&CN có 1 tài khoản chi cho các chương trình thí điểm( 1 tài khoản ngoại bảng). Khác với các tài khoản khác, khi sử dụng tài khoản này chi theo lệnh chi tiền. Cuối năm, số dƣ của tài khoản này đƣợc chuyển sang năm sau.
1.2.3.2. Quản lý việc huy động nguồn kinh phí cho KH&CN
Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động KH&CN. Do đặc điểm của hoạt động KH&CN có những đặc thù riêng nên việc huy động nguồn kinh phí bao gồm nhiều kênh khác nhau, do vậy cần có nhiều chính sách và biện pháp khác nhau nhƣ: Chính sách và các biện pháp đầu tƣ nhà nước cho hoạt động KH&CN; Chính sách và các biện pháp huy động vốn trong nước và nước ngoài; Chính sách và các biện pháp về tín dụng; Chính sách và các biện pháp về thuế đối với hoạt động KH&CN; Chính sách và các biện pháp hình thành các quỹ tạo vốn phát triển KH&CN...
Thứ nhất, trong hệ thống các biện pháp và chính sách huy động nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học thì chính sách và các biện pháp huy động từ nguồn đầu tư của nhà nước cho hoạt động KH&CN có vai trò rất quan trọng.
Hàng năm, nhà nước xây dựng kế hoạch NS cho hoạt động KH&CN. Kế hoạch này dựa trên các cứ đó là:
Footer Page 29 of 126.
30 - Chỉ tiêu nghiên cứu triển khai trong năm.
- Các nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sửa chữa bổ sung tài sản cố định.
- Nhu cầu phát triển hoạt động nghiên cứu - Nhu cầu đầu tƣ về chiều sâu.
- Nhu cầu đầu tƣ khác của các cơ sở nghiên cứu và dựa vào khả năng của NSNN.
NSNN đầu tƣ cho hoạt động KH&CN nhiều hay ít phụ thuộc vào hai nhân tố là yêu cầu về số lượng và chất lượng của hoạt động KH&CN từ phía nhà nước và khả năng NSNN cấp cho hoạt động KH&CN. Trong phát triển KH&CN, việc đầu tƣ xây dựng cơ bản, đầu tƣ chiều sâu có vai trò quan trọng. Khoản đầu tƣ này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, phát triển tiềm lực cho các tổ chức KH&CN.
Về khả năng huy động nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho hoạt động KH&CN đƣợc xem xét trên hai tiêu chí đó là quy mô NSNN và tỷ lệ NSNN cấp cho hoạt động KH&CN.
+ Quy mô NSNN: Nếu NSNN có nguồn thu lớn, khả năng NSNN cấp cho hoạt động KH&CN sẽ tăng lên và ngƣợc lại. Còn quy mô NSNN lại phụ thuộc vào nguồn thu của NSNN, vào kết quả sản xuất kinh doanh của toàn xã hội.
+ Tỷ lệ NSNN cấp cho hoạt động KH&CN: nếu tỷ lệ đầu tƣ từ NSNN cao thì nguồn kinh phí đầu tƣ cho hoạt động KH&CN cũng cao và ngƣợc lại. Còn tỷ lệ đầu tƣ từ NSNN cho hoạt động KH&CN phụ thuộc vào những chính sách và tổ chức hoạt động KH&CN của nhà nước.
Thứ hai, các chính sách và biện pháp tổ chức huy động kinh phí ngoài NSNN cho hoạt động KH&CN.
Việc huy động nguồn kinh phí ngoài NSNN cho KH&CN xuất phát từ nhu cầu bức thiết của các đơn vị sản xuất kinh doanh đặt ra và khả năng đáp ứng của tổ
Footer Page 30 of 126.
31 chức KH&CN. Nó mang tính thỏa thuận, tự nguyện giữa các cơ sở, các trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân có nhu cầu về sử dụng sản phẩm KH&CN cũng nhƣ lòng hảo tâm, từ thiện.
Quy mô huy động nguồn kinh phí này phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, các hình thức tổ chức huy động nguồn kinh phí, cũng nhƣ tiềm lực đội ngũ và khả năng phục vụ của những người tham gia các hoạt động KH&CN.
Nhìn chung, nguồn kinh phí ngoài NSNN cho KH&CN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là: Nhu cầu về sản phẩm KH&CN của dân cƣ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, ...; Khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm KH&CN từ cơ quan chủ trì thực hiện; Sự phát triển của các hình thức tổ chức như hiệp hội, các quỹ hỗ trợ KH&CN của đất nước...
1.2.3.3. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí đối với hoạt động KH&CN
Căn cứ vào nhu cầu phát triển của hoạt động KH&CN, vào chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN, nguồn vốn được định hướng sử dụng vào phát triển của các hoạt động KH&CN, đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN của xã hội. Các nguồn vốn huy động đƣợc sử dụng vào các mục tiêu khác nhau, trong đó chủ yếu là để phục vụ cho các nhu cầu sau:
Thứ nhất nguồn kinh phí sử dụng vào nghiên cứu các chương trình, đề tài, dự án KH&CN cấp Nhà nước. Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư khoảng 27-28% kinh phí để chi cho các trường đại học giải quyết các nhiệm vụ NCKH trong các Chương trình KH&CN cấp Nhà nước (gọi tắt là Chương trình KC) và các Chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nước (gọi tắt là Chương trình KX), nghiên cứu cơ bản (NCCB) thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (KHTN), đề tài, dự án cấp Nhà nước độc lập, các nhiệm vụ KH&CN theo nghị định thư.
Thứ hai, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động KH&CN cấp Bộ: Nguồn kinh phí cho KH&CN trong các trường đại học được sử dụng cho các nhiệm vụ cấp Bộ bao gồm các chương trình đề tài, các nhiệm vụ ươm tạo công nghệ và giáo dục bảo
Footer Page 31 of 126.