Tổng quan về việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp Công ty CPTMDV Hoàng Dương) (Trang 30 - 34)

10. Kết cấu của luận văn

1.3. Tổng quan về việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội

Doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa thường chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, có tác động thường xuyên đến môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế. Doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa ở Hà Nội cũng có những đặc điểm chung của doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa của Việt Nam; hầu hết còn nhỏ bé, lạc hậu và đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, liên quan đến động thái chuyển đổi của nền kinh tế nước ta hiện nay. Để phát triển đất nước trong bối cảnh phải hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, thì một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài là phải củng cố, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của doanh nghiệp, thì việc quan trọng hơn là phải tạo môi trường để chúng phát triển, có những biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong đó, hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa là hết sức cần thiết để trực tiếp tăng cường khả năng cạnh tranh của bộ phận doanh nghiệp này, từ đó từng bước phát triển cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể.

Giữ sự ổn định trong nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa đƣợc ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết đƣợc dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa hiện nay đều sử dụng các công nghệ lạc hậu, chắp vá, các máy móc thiết bị phần lớn đều rất cũ kỹ không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường.

Do nhu cầu của thị trường cũng như do vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng các cộng nghệ hiện đại, thay thế các máy móc cũ, tuy nhiên trình độ công nghệ thủ công và bán cơ khí vẫn chiếm một tỷ lệ cao. Vì thế, chất lƣợng sản phẩm không cao, chƣa đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi ngày càng gắt gao của thị trường, bên cạnh đó là năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chƣa cao.

Ngoài ra tình trạng nhà xưởng, kho bãi của các doanh nghiệp cũng là điều đáng lưu tâm. Các doanh nghiệp do gặp khó khăn về vốn sản xuất nên không chú trọng đến việc xây dựng, kiên cố hóa các cơ sở sản xuất, kho bãi cho nên dẫn đến tình trạng phần lớn các nhà xuởng kho bãi đều là tạm bợ

hoặc bán kiên cố. Hơn nữa do các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên càng gặp nhiều khó khan, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.

Trong những năm qua với sự phát triển và không ngừng lớn mạnh của các doanh nghiệp, một luợng lớn việc làm đã đƣợc tạo ra góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

Tuy nhiên do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật, nên tại các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa thường sử dụng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, làm các công việc thủ công ở hầu hết các giai đoạn, kể cả ở những công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất, lƣợng chuyên gia ít. Nhìn chung chất lƣợng và trình độ chuyên môn của lực lƣợng lao động của các doanh nghiệp này còn rất thấp, số lƣợng lao động có nghề chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể.

Với người lao động trực tiếp, thành phần không chuyên ở các doanh nghiệp này chiếm hơn 60 - 70% [14]. Đối với các chủ doanh nghiệp, nhìn chung trình độ học vấn, chuyên môn cũng có phần hạn chế. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đều năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất tại doanh nghiệp.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO (Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006) đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều những cơ hội lớn, hướng tới sự hội nhập và phát triển toàn diện sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới hiện nay. Nhưng đồng thời với các cơ hội đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp rất nhiều thách thức.

Trong không ít những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải đó chúng ta phải kể đến ở đây đó là sự xâm nhập của các công ty nước ngoài vào nước ta, cùng với sự xâm nhập này kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài này nhằm tìm chỗ đứng cho mình tại thị trường Việt Nam.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có những chiến lƣợc đúng đắn thì với xu thế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam rất có thể sẽ bị đánh bật ta khỏi thị trường trong nước và nhường chỗ cho các công ty nước ngoài.

Hiện nay theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa ở Việt Nam đang chiếm tới 90% số lƣợng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư của xã hội và khoảng 77% lực lƣợng lao động phi nông nghiệp. [14]

Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhân tố quan trọng đƣa nền kinh tế ngày càng phát triển.

Thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt chính là hiện nay các doanh nghiệp còn phát triểu theo kiểu tự phát thiếu quy hoạch, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất lạc hậu, trang thiết bị máy móc cũ kỹ, chắp vá không đảm bảo an tòan và các tiêu chuẩn về kỹ thuật, trình độ lao động còn yếu kém. Sức cạnh tranh kém do không có sự đầu tƣ và chiến lƣợc xây dựng và phát triển thương hiệu cho mình, đồng thời do khâu sản xuất không đảm bảo các quy định về an toàn, vệ sinh dẫn đến chất lƣợng sản phẩm thấp.

Đồng thời, tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường cũng là các vấn đề phổ biến tại hầu hết các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ và vừa . Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển doanh nghiệp còn rất yếu.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp cũng đang diễn ra rất nhức nhối tại các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa trên cả nước. Hầu hết doanh nghiệp này ở Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải.

Cuối cùng, do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, không chỉ nền kinh tế đất nước lao đao mà các doanh nghiệp lại càng phải chịu những ảnh hưởng nặng nề hơn do tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sản xuất đình trệ, thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp Công ty CPTMDV Hoàng Dương) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)