Đồng Tháp , Tháng 12 – 2013 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, cùng với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước thì giáo dục và đào tạo không chỉ được Đảng và nhà nước quan tâm mà mỗi gia đình cần phải quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên không phải tất cả các em đến trường đều có
hoàn cảnh, trình độ và nhận thức như nhau vì thế trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa Lí 7 nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn mà giáo viên thường gặp:
+ Học sinh không thuộc bài, không chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
+ Không lắng nghe giáo viên giảng bài, nói chuyện, làm việc riêng, không viết bài,…
+ Bên cạnh đó một số em có hoàn cảnh khó khăn : cha mẹ đi làm không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em, một số khác có hoàn cảnh tốt hơn, điều kiện học tập thuận lợi hơn, học giỏi hơn thì có tư tưởng xem nhẹ môn địa lí nên đầu tư vào môn học ít hơn cho nên khi giáo viên giao nhiệm vụ về nhà thì các em chưa thực hiện một cách nghiêm túc dẫn đến tình trạng các em không nắm vững kiên thức cơ bản của môn học một cách khái quát.
Nội dung chương trình cuả môn Địa Lí 7 rất nặng. Đặc biệt đối với những tiết ôn tập để kiểm tra thì các em phải ôn tập lại nhiều chương, nhiều bài. Đối với những học sinh khá, giỏi thì các em dễ dàng ôn tập nắm vững kiến thức và làm bài tốt, đối với những học sinh trung bình ,yếu thì tiết ôn tập gặp nhiều khó khăn do hỏng kiến thức, thái độ học tập kém, lơ là , có thái độ ỷ lại, không thèm học có đạt điểm thấp hay cao cũng không quan trọng
Tại sao các em học sinh trung bình, yếu lại lơ là trong việc học tập dẫn đến việc đạt điểm thấp trong các tiết kiểm tra. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
+ Có thể trong các tiết ôn tập các em này làm việc riêng, nói chuyện, không chú ý nghe giảng, không tiếp thu kịp bài giảng,…
+ Cũng có thể do tiết ôn tập của giáo viên quá nặng về kiến thức, không sinh động, không cuốn hút học sinh hay nội dung không phù hợp với sự nhận thức của các em
Dân gian ta có câu “ có công mài sắt có ngày nên kim” hay lời Bác Hồ đã dạy “ Học đi đôi với hành” . Tuy nhiên phần lớn các em học sinh trung bình yếu là do các em không được siêng năng, không chịu vất vả thiếu nhẫn nại, thích chơi hơn là thích học. Vì vậy các em này luôn có một khoảng cách nhất định đối với giáo viên và các bạn học khá giỏi nên các em đã yếu lại càng yếu hơn.
Theo quan điểm của tôi việc cần làm là tạo ra hứng thú cho các em có học lực trung bình, yếu tích cực hơn để các em tiến bộ hơn trong kết quả học tập, chính vì thế tôi chọn đề tài :
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN TIẾT DẠY ÔN TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA MỘT TIẾT TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 7”
2. Phạm vi nghiên cứu:
Học kì I năm học 2012- 2013 tôi được phân công dạy các lớp 7A1,7A3,7A4,7A5,7A6,7A8
Đầu năm học 2013 -2014 tôi được giao nhiệm vụ dạy các lớp
7A1,7A3,7A4,7A5,7A7,7A8 trong đó có khá nhiều học sinh trung bình nếu không quan tâm giúp đỡ tích cực sẽ có nhiều học sinh học lùi xuống loại yếu . Nên tôi
chọn 5 học sinh trung bình của lớp 7a5 năm học 2012 – 2013 và 5 học sinh của lớp 7a5 năm học 2013 – 2014 để làm đối tượng nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu là học kì I năm học 2013 – 2014
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp đàm thoại gợi mở Phương pháp điều tra thống kê Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp quan sát
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Chương trình của môn Địa Lí 7 ở học kì I gồm 3 nội dung cơ bản giáo viên cần khắc sâu cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản sau:
+ Phần mở đầu là thành phần nhân văn của môi trường gồm các vấn đề về dân số, sự phân bố dâ cư, quần cư,….
+ Phần II : Các Môi trường địa lí bao gồm các nội dung:
1. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng.
2. Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa.
3. Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
4. Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.
5. Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
Mỗi môi trường có các yếu tố tự nhiên độc đáo, phong phú và đa dạng ví dụ như đới nóng có 4 kiểu môi trường là xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc. Mỗi kiểu môi trường có đặc điểm khí hậu và đặc điểm môi trường tự nhiên khác nhau
Các hoạt động của con người được thể hiện theo các ngành: nông nghiệp, công nghiệp,…ở mỗi môi trường có những hình thức sản xuất khác nhau
Môi trường và con người có sự tác động qua lại với nhau . Tuy nhiên hiện nay do sự phát triển con người đang phải đối mặt với những khó khăn : thiên tai ( lũ lụt, hạn hán, bão, động đất, sống thần,…) ô nhiễm môi trường( nước, không khí,…), sự bùng nổ dân số,….
+ Phần III: Thiên nhiên và con người các châu lục : châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương, châu Âu. Trong từng châu lục, khu vực tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội,…
Bên cạnh những kiến thức giáo viên còn cung cấp cho các em học sinh những kĩ năng : quan sát, so sánh tranh ảnh hình vẽ; phân tich1 bảng số liệu, biểu đồ,…
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Đặc điểm lớp học cần nghiên cứu:
Hai lớp học nghiên cứu học sinh có đặc điểm tương đồng nhau về họ sinh khá, giỏi, trung bình yếu. Phần lớn học sinh khá giỏi ý thức học tập tốt được gia đình quan tâm. Tuy nhiên một bộ phận học sinh trung bình yếu chưa có thái độ học tập đúng đắn.
Số lượng học sinh trong một lớp khá đông 40 – 45 học sinh. Nội dung bài dạy khá nhiều, nhưng thời gian thì ít nên giáo viên phải chạy nhanh để kịp chương trình do đó những học sinh trung bình yếu không theo kịp với bài
2. Thực trạng:
Qua tiết ôn tập để kiểm tra một tiết thì các em có học lực trung bình yếu thường gặp
Kiến thức:
+ Do ngay từ đầu các em đã hỏng kiến thức nên các em không nắm được kiến thức trọng tâm của từng bài, từng chương, không nắm được kiến thức một cách hệ thống, lôgic
Ví dụ: ở phần các môi trường địa lí các em chưa nắm vững nội dung, chưa phân biệt rõ ràng sự khác nhau về đặc điểm khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) cảnh quan của từng kiểu môi trường,…
Kĩ năng: các em chưa hình thành được kĩ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ. Chưa phân tích, so sánh được biểu đồ nhiệt độ lượng mưa,…
Tư tưởng: Nội dung ôn tập khá nhiều các em có học lực trung bình yếu cảm thấy ngán, lười học, học vẹt, photocopy bài của bạn, trong tư tưởng luôn có ý nghĩ, quan điểm “ Học tài thi mạng nhờ bạn bốn phương” cứ thế mà buông xuôi việc học nên điểm kiểm tra thường rất thấp.
III. GIẢI PHÁP:
1. Phương hướng chung:
Nguyên nhân làm cho học sinh không thực hiện tốt tiết ôn tập và kiểm tra là do những học sinh có học lực trung bình yếu thường không nắm vững nội dung ôn tập, không chú ý lắng nghe, kiến thức quá taỉ, giáo viên không đủ thời gian để chỉ dẫn các em cách ôn bài.
Theo tôi để những học sinh trung bình yếu thích thú hơn, chú ý hơn trong tiết ôn tập đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị thật kỹ nội dung, sử dụng nhiều phương pháp một cách linh hoạt ,sinh động tránh sự nhàm chán cho học sinh
2. Các giải pháp:
Để thực hiện việc nghiên cứu “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN TIẾT DẠY ÔN TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA MỘT TIẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 7” tôi sử dụng nội dung và phương pháp sau
a. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở:
Giáo viên chuẩn bị sẵn sơ đồ tư duy bằng bảng phụ ,để hệ thống hóa kiến thức, hướng dẫn học sinh bằng sơ đồ để nắm kiến thức cơ bản (phụ lục 1)
Để thêm sinh động giáo viên thực hiện giải pháp ở 2 vòng chơi:
Vòng 1: Trò chơi ô chữ và phần trả lời nhanh. Giáo viên chọn một MC dẫn chương trình và một thư kí lên bảng ghi điểm. Cả lớp chia làm 2 đội A và B với mỗi câu đúng là 10 điểm .Sau đó tiến hành trò chơi ( phụ lục 2)
Vòng 2: Một số câu đố vui địa lí ( khoảng 2 đến 5 câu đố) ( phụ lục 3) b.Phương pháp điều tra thống kê:
Lần kiểm tra một tiết tháng 9+10 học kỳ I năm học 2012 – 2013 của lớp 7A5 thống kê có 5 học sinh trung bình yếu ( xem phụ lục 4 nội dung ôn tập và đề kiểm tra)
SST Họ và tên Điểm kiểm tra
1 Nguyễn Trần Hồng Đức 4.0
2 Nguyễn Thị Liên Hoa 5.0
3 Phan Chí Tài 3.5
4 Phạm Anh Thư 5.5
5 Đặng Đức Phú Thắng 4.5
Năm học sinh trên trong quá trình ôn tập các em không chú ý đến nội dung ôn tập, không chú ý cách hướng dẫn học tập của giáo viên. Nội dung ôn tập nhiều, giáo viên chưa chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy tiết ôn tập.
Giáo viên đổi mới phương pháp nhằm tác động những đối tượng học sinh trung bình yếu cuốn hút các em chú ý vào tiết ôn tập, động viên khuyến khích các em,…
c.Phương pháp quan sát:
Năm học 2013 – 2014 qua quan sát lớp 7A5 tôi nhận thấy có một số học sinh có học lực trung bình yếu như lớp 7A5 của năm học 2012 – 2013 sau khi tôi tiến hành đổi mới phương pháp và nội dung tiết ôn tập thì các em có học lực trung bình yếu đã chú ý lắng nghe, tham gia tích cực vào tiết ôn tập nhiều hơn, các em thích thú và linh hoạt hơn nhiều so với trước đây (xem phụ lục 5)
3.Kết quả :
Sau vài tháng nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài ở học kỳ I năm học 2013 – 2014 tôi đã thu được những kết quả khả quan hơn từ các em học sinh có học lực trung bình ,yếu ở lớp 7A5 qua điểm kiểm tra một tiết của tháng 10 năm học 2013 – 2014 như sau:
STT Họ và tên Điểm kiểm tra 1 tiết tháng 11
1 Nguyễn Chí Cường 7.0
2 Nguyễn Minh Trường Duy 5.5
3 Âu Thị Mỹ Linh 6.0
4 Trần Văn Minh 5.0
5 Đào Thanh Thuy 6.5