Bài 41: MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

Một phần của tài liệu Giáo án địa 8 tuần 20 đến hết năm học (Trang 63 - 66)

I) Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của miền. Đây là miền địa đầu Tổ quốc, tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới phía Nam Trung Quốc.

- Nắm được các đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí tự nhiên của miền:

+ Có một mùa đông lạnh, kéo dài nhất toàn quốc.

+ Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với các dãy núi cánh cung.

+ Tài nguyên phong phú, đa dạng, đang được khai thác mạnh.

- Ôn tập một số kiến thức đã học về hoàn lưu gió mùa, cấu trúc địa hình (tự nhiên, nhân tạo)

2) Kỹ năng:

- Phân tích bản đồ, lát cắt địa lí, bảng số liệu thống kê 3)Thái độ: Yêu thiên nhiên quê hương đất nước II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1)Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên VN.

- Bản đồ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Tranh ảnh liên quan.

2) Học sinh: Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước III) Hoạt động trên lớp:

) Ổn định:

2)Kiểm tra bài cũ

3) Bài mới: *Khởi động: VN được chia làm 3 miền địa lí tự nhiên. Mỗi miền có những nét nổi bật về cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Hoạt động của GV - HS Ghi bảng

* HĐ1: Cá nhân. Dựa H41.1+ thông tin sgk mục 1 hãy

1) Hãy xác định vị trí của miền trên bản đồ tự nhiên VN?

2) Vị trí đó ảnh hưởng gì tới khí hậu của miền?

* HĐ2: Nhóm.

- Nhóm 1+ 2:

1) Vì sao tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ?

2) Tính chất đó có thuận lợi - khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?

1) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm: Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Tiếp giáp với khu vực ngoại vi chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam (TQ) - Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới lạnh giá.

2) Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

- Nét nổi bật:

a- Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ.

- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn ->Thuận lợi sinh vật ưa lạnh cận nhiệt

2) Nêu một số biện pháp cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch và phát triển kinh tế bền vững của miền?

đới phát triển

b- Mùa hạ nóng ẩm, nưa nhiều. Đặc biệt có mưa ngâu vào giữa mùa hạ mang lại lượng mưa lớn cho đồng bằng sông Hồng.

* Kết luận: sgk/142.

Hoạt động của GV - HS Ghi bảng - Nhóm 3 + 4:

1) Xác định chỉ ra tren bản đồ các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng.

Bốn dãy núi cánh cung lớn. Đồng bằng sông Hồng. Vùng quần đảo Vịnh Hạ Long.

2) Quan sát H41.2 hãy nhận xét về hướng nghiêng chung của địa hình

3) Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình như thế nào? (Đắp đê chống lũ lụt => Tạo ra các dạng địa hình nhân tạo,các ô trũng thấp không được phù sa bồi đắp thường xuyên nằm sâu trong đê )

- Nhóm 5 + 6:

1) Chứng minh rằng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú đa dạng?

2) Nêu một số biện pháp cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch và phát triển kinh tế bền vững của miền?

3) Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.

- Địa hình đồi núi thấp nhưng cũng khá đa dạng, đặc biệt là dạng địa hình Catxtơ độc đáo và 4 cánh cung lớn.

- Có các cánh đồng nhỏ nằm giữa núi:

Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…

- Cao nhất là khu vực nền cổ ở thượng nguồn sông Chảy: Có nhiều ngọn núi cao > 2000m tạo thành những sơn nguyên: Đồng Văn (Hà Giang)

- Sông ngòi phát triển, tỏa rộng khắp miền. Các sông có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, chia 2 mùa rõ rệt.

4) Tài nguyên phon phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng:

- Là miền giàu khoáng sản nhất nước ta:

Than đá (Quảng Ninh), Apatit (Lào Cai), Sắt (Thái Nguyên), …..

- Nguồn năng lượng: Thủy điện, khí đốt, tha bùn… đang được khai thác.

- Có nhiều cảnh quan đẹp, nổi tiếng:

Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, núi Mẫu Sơn, VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà…

* Kết luận: sgk/142.

4) Củng cố :

2.1) Xác định các cánh cung núi lớn, đb sông Hồng, Vịnh Hạ Long? Nhận xét gì về hướng nghiêng chung của địa hình trong miền?

2.2) Chứng minh tài nguyên của vùng khá phong phú và đa dạng? Biện pháp cơ bản để bảo vệ tài nguyên, môi trường của vùng?

5. HDVN:

- Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/143.

- Làm bài tập 41 bản đồ thực hành.

- Nghiên cứu bài 41 phần 3,4.

TUẦN 35

Tiết 51

Một phần của tài liệu Giáo án địa 8 tuần 20 đến hết năm học (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w