0
Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra phân theo quy mô.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ BẢO TỒN GIỐNG GÀ TIÊN YÊN Ở CÁC NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN TIÊN YÊN – TỈNH QUẢNG NINH (Trang 26 -28 )

- Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả được phân theo quy mô chăn nuôi( bổ sung

trong thực tập chuyên đề)

2.4. Tiêu thụ gà Tiên Yên.

Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất là yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất có hiệu quả hay không hiệu quả. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá nhưng không tiêu thụ được sản phẩm bán ra nên đã bị phá sản. Giá bán là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp lỗ hay lãi trong quá trình sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp giá cả thường biến động rất lớn, nhiều nông sản ban đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng sau một vài vụ giá lại xuống thấp có thể thấy như cây cafe là một điển hình. Việc đảm bảo ổn định giá cả trong sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nó có ảnh hưởng trực tiếp đối với thu nhập và đời sống của người dân nông thôn.

Vì vậy tiêu thụ sản phẩm sản xuất, tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm là điều tối quan trọng đối với những người sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ cũng là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều sản phẩm thời gian đầu được ưa chuộng nhưng thời gian sau khi đã bão hoà thì sản phẩm đó lại không thể tiêu thụ được gây thiệt hại đối với sản xuất. Việc tìm hiểu thị trường tiêu thụ, khả năng thích ứng của sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, của nông hộ sản xuất..v..v. Thị trường tiêu thụ sản phẩn sẽ quyết định quy mô sản xuất lớn hay quy mô sản xuất nhỏ.

- Với việc tiêu thụ gà Tiên Yên rất dễ dàng .

Cùng với việc duy trì và phát triển đàn gà Tiên Yên mang đặc điểm đặc trưng của địa phương Tiên Yên là một trong những yếu tố mang lại bản sắc của huyện thì việc bảo vệ đặc trưng đó đóng một vai trò rất quan trọng để hạn chế những tác động không tốt có ảnh hưởng tới bản sắc đó. Vì vậy bên cạnh việc bảo vệ và phát triển đàn gà Tiên Yên cần có những chính sách cụ thể của các cấp chính quyền huyện để có biện pháp bảo vệ uy tín mà gà Tiên Yên mang lại.

2.5. Đánh giá công tác bảo tồn giống gà Tiên Yên với sự phát triển kinh tế nông hộ. tế nông hộ.

2.5.1. Công tác bảo tồn gà Tiên Yên trên địa bàn huyện Tiên Yên.

Phù hợp với tiềm năng về điều kiện tự nhiên của nông hộ cùng với sự cần thiết phải bảo tồn giống gà địa phương gà Tiên Yên có chất lượng thịt ngon dự án bảo tồn gà Tiên Yên đã nhanh chóng được đưa vào triển khai và bước đầu đã mang lại kết quả. Việc phát huy lợi thế về đất đai, điều kiện sản xuất nông nghiệp tại nông hộ là điều kiện cần để dự án triển khai và nhanh chóng có những thay đổi rõ dệt từ phía các nông hộ chăn nuôi. Dự án bảo tồn được chia làm 3 giai đoạn:

* Giai đoạn I ( nuôi gà ông bà)

Giai đoạn này là chọn lọc được 900 con gà ông, bà ( 90 gà trống và 810 gà mái) theo tỷ lệ 1/9 để tạo nguồn gà bố mẹ sản xuất gà giống địa phương có chất lượng tốt nuôi theo phương thức thả vườn đồi.

Giai đoạn này thực hiện nuôi và ấp nở tự nhiên và chọn gà hậu bị để chuyển sang gia đoạn nuôi gà bố mẹ. Ở giai đoạn mỗi xã lựa chọn 5 hộ, mỗi hộ được nhận 60 con gà giống.

* Giai đoạn 2( nuôi gà bố mẹ)

Mục tiêu của giai đoạn này là chọn lọc được 2.400 con gà bố mẹ có chất lượng tốt để làm giống. Thực hiện tại 3 xã đó là Đông Ngũ, Đông Hải và Phong Dụ. Bình quân mỗi hộ 160 con theo tỷ lệ 1 trống 9 mái, nguồn giống lấy từ giai đoạn 1.

* Giai đoạn 3( triển khai nhân rộng nuôi gà thương phẩm)

Mục tiêu giai đoạn này giúp cho người nông dân nắm được kỹ thuật chăn nuôi gà, làm quen với phương thức sản xuất hàng hoá, tạo ra sản lượng gà thương phẩm địa phương có chất lương cao đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng đáp bảo không pha trộn các giống gà lai. Sau khi tạo được nguồn con giống ổn định, tiếp tục triển khai mô hình nuôi gà thương phẩm trên phạm vi toàn huyện.

* Tập huấn kỹ thuật.

Bảng: Kết quả tập huấn kỹ thuật qua 3 giai đoạn của dự án.

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng các buổi tập huấn

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III I. Số buổi tập huấn

- Hội thảo Lớp 2 1 1

- Tấp huấn phòng dịch Lớp 4 2 1 II. Tổng số người tham gia

- Cán bộ khuyến nông Lượt người 46 55 34

- Cán bộ dự án Lượt người 8 5 8

- Số chủ hộ tham gia Lượt người 20 72 176

- Cán bộ thú y Lượt người 10 18 26

- Chuyên gia kỹ thuật Người 1

III. Số buổi phân theo địa điểm triển khai.

- Xã Đông Ngũ Số buổi 4 2

- Xã Đông Hải Số buổi 1 0

- Xã Phong Dụ Số buổi 3 2

- Phòng hội trường Thị Trấn Số buổi 0 1 3

( Nguồn: Dự án bảo tồn giống Gà Tiên Yên - huyện Tiên Yên)

2.5.2. Tác động về mặt xã hội( bổ xung trong thực tập chuyên đề)

PHẦN III

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ BẢO TỒN GIỐNG GÀ TIÊN YÊN Ở CÁC NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN TIÊN YÊN – TỈNH QUẢNG NINH (Trang 26 -28 )

×