Một số giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Quản trị: Phát triển Kinh tế tư nhân trên địa bàn Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng (Trang 29 - 34)

3.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu:

Chất lượng và giá cả hàng hóa là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên để sản xuất ra hàng hóa chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh lại phụ thuộc và năng suất lao động mà cụ thể là trình độ lao động. Hàng năm quận đã tổ chức tập huấn cho đói tượng là cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp về các phương pháp và kinh nghiệm tìm kiếm, đánh giá, đàm phán và thực hiện chuyển giao công nghệ. Được sự phối hợp với Sở Khoa Học và Công Nghệ, Cục sở hữu Công nghiệp, quận đã tổ chức các lớp tập huấn về văn bản pháp luật, chính sách về khoa học công nghê, sở hữu trí tuệ cho các ban ngành, doanh nghiệp dân doanh

Hỗ trợ vốn, nhằm hỗ trợ cho các doanh ghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển sản xuất thì hằng năm phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội đã phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội, ban quản lý dự án tiến hành thẩm định cho vay vốn từ Quỹ quốc gia 120, nhờ đó đã duy trì và tạo thêm nhiều việc mới cho người lao động

Ngoài ra, hàng năm quận còn hỗ trợ nguồn vốn trích từ ngân sách để đâu tư cho các dự án, các chương trình của tư nhân mà đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp

3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quản lý Nhà nước đối với KTTN

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như ở Việt Nam thì Nhà Nước có vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc hỗ trợ cho các thành phần kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng phát triển. Chức năng quản lý của nhà nước đối với khu KTTN là : xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xây dựng, quy hoạch và trợ giúp đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp, giám sát, thanh tra, kiểmtra việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách Nhà nước của doanh nghiệp, nắm chắc tình hình đăng ký kinh doanh và hoạt động của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà Nước đói với KTTN. Ngoài chức năng nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế theo quy định của pháp luật, cần quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành. Cần có chế xử lý cụ thể những hành vi sách nhiễu của cán bộ công chức. UBND các phương, UBND quận cần phải giao cho một cơ quan đầu mối để theo giỏi, tổng hợp tình hình, phát triển và đề xuát những biện pháp tháo gỡ khó khắn và chủ động uốn nắn những sai phạm của KTTN

Các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp của tư nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Xác định rõ ràng trách nhiệm của các phòng ban quản lý trong đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động của KTTN, sửa đổi bổ sung một số quy định theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa chặt chẽ trong cấp đăng ký kinh doanh.

3.3 Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố khong thể thiếu trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thiếu vốn dẫn đến khó khăn trong việc thuê mặt bằng, đầu tư công nghệ hiện đại, làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, thu hẹp thị trường, kinh doanh không hiệu quả. Đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay thì vốn là nhân tố quyết định tăng năng lực cạnh tranh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trên thị trường.

Lập quỷ hỗ trợ nhà nước như một ngân hàng phục vụ người nghèo. Quỹ hỗ trợ đầu tư lấy từ ngân sách quận, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, các quỹ tài trợ trong nước và ngoài nước, vốn đóng góp của các tổ chức tín dụng….nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp của tư nhân và hộ cá thể vay với lãi suất thấp hoặc hỗ trợ lãi sau đàu tư đối với các dự án kinh doanh mang tính hiệu quả cao, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; xuất khẩu chế biến thủy sản; đổi mới công nghệ, sản phẩm mới, hiện đại hóa máy móc thiết bị thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi.

Quận nên nhanh chóng nghiên cứu thành lập quỹ vảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp.UBND quận cần phối hợp với cá tổ chức tài chính thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo đẻ gặp mặt các cơ sở KTTN để giúp họ hiểu rõ cơ chế chính sách quả tổ chức mình, trong quá trình tiến hành vay vốn

3.4 Hỗ trợ khoa học kĩ thuật

Công nghệ - kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, quyết định năng xuất, chất lượng và năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.Nền kinh tế cang phát triển thì nhu cầu kỹ thuật càng cao. Tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư nên phần lớn các máy móc thiết bị của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn đều lạc hậu

dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao. Vì vậy, quận cần phải có hướng hỗ trợ sau

Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp thay đổi công nghệ. Hằng năm, trích nguồn kinh phí khoa học cho các doanh nghiệp có sử dụng phần vốn nghiên cứu và đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mẫu mã mới. Có những ưu đãi về thuế và tín dụng đối với nhiều doanh nghiệp vay vốn cho mục dích đầu tư mới thiết bị.Khuyến khích hợp đồng thuê tài chính, thuê mua và bán trả góp, để các doanh nghiệp dân doanh có thể tiếp cận hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị mới một cách tốt nhất.Quận cần ưu đãi khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

Các cá nhân và doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến, giảm thiễu ô nhiễm môi trường sẽ được miễn giảm thuế và vay vốn ưu đãi để đầu tư. Thúc đẩy các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn, tổ chức các câu lạc bộ khoa học, công nghệ nhằm tăng cường giao lưu, kết nối dự án với thế giới.

3.5 Các chính sách thuế đối với kinh tế tư nhân

Chính sách thuế là một chính sách nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động của các khu vực kinh tế. Chính sách thuế hiện nay không ổn định, việc hướng dẫn thực hiện chưa thực sự chi tiết, việc áp dụng mã số hàng hóa, thuế suất hàng hóa còn chưa được hợp lý, một số tiêu thức phân biệt chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc kê khai, khấu trừ thuế. Thực tế cho thấy rằng thuế suất hợp lý thì sẽ tránh được hiện tượng trốn thuế, tránh thuế của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy, cũng có thể sử dụng thuế như một công cụ hữu ích trong việc hỗ trợ kinh tế thông qua các giải pháp sau:

Trước tiên phải đơn giản, công khai hóa các thủ tục nộp thuế, rút ngắn các quy trình thủ tục giải quyết hoàn thuế, thủ tục hải quan để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực hiện nghĩa vụ của mình một cách nhanh nhất. Công khai và tạo điều kiện để các doanh nghiệp của tư nhân được hưởng các quy định ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… theo quyết định 134/200/ QD_UB, quyết định 136/2000/QD_UB.Thực hiện giảm nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản nộp ngân sách đối với doanh nghiệp bị thua lỗ do nguyên nhân khách quan như di chuyển địa điểm theo quy hoạch, do thiên tai…..

Trên cơ sỏ vận dụng luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), UBND quận cần quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ SXKD trên địa bàn, trong đó quy định một số địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn để xét ưu đãi đầu tư. Cục thuế hướng dẫn, dôn đốc kiểm tra thực hiện đăng ký kê khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp, khen thưởng kịp thời những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế cũng như xử lý

doanh nghiệp vi phạm thuế. Đặc biệt Quận cần lập một đội thanh tra liên ngành giữa Chi cục thuế, công an, Sở ban ngành để kiểm tra, xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật những doanh nghiệp trốn thuế.

3.6 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Kinh tế tư nhân phát triển góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo mức thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn lao động làm viecj trong các doanh nghiệp chủ yếu là trình độ thấp, chủ dianh nghiệp được đào tạo qua nghiệp vụ rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, cơ cấu lao động còn mang đặc trưng của nền nông nghiệp dẫn đến thu nhập người lao động rất thấp. Bên cạnh đó, nhu cầu đào tạo cán bộ nhân viên chó cá doanh nghiệp đặc biệt là doanh vừa và nhỏ của khu vực KTTN là rất lớn. Vì vậy, thời gian tới quận cần có một chính sách đào tạo nguồn nhân lực hợp ký sao cho ty lệ qua đào tạo tăng lên trong tổng lao động của toàn quận

Về đào tạo nghề cần có chính sách như sau:

- Tiến hành khảo sát điều tra nhu cầu về số lượng và cơ cấu ngành nghề để có kế hoạch mở trường lớp đào tạo, đảm bảo số lượng lao động sao cho đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư về ngành nghề cũng như trình độ, tránh đào tạo tràn lan không đúng yêu cầu

- Cần có chính sách hỗ trợ từ ngân sách cho cách doanh nhiếp tiếp nhận từ 100 lao động trở lên tự đào tạo lao động đạt tiêu chuẩn bậc 2 trở lên, lao động trong những ngành đặc thù.

- Nên sử dụng phương pháp đào tạo tại doanh nghiệp nhưng do cơ sở có uy tín xây dựng chương trình đào tạo để thuận tiện cho việc theo học

- Bên cạnh đó cần chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ lãnh đạo để nang cao trình đọ quản lý, để công tác quản lý có hiệu quả hơn.

Công đoàn phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động công đoàn của các doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động như: ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm cho người lao động

3.7 Có chính sách đất đai hợp lý để hổ trợ các doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất kinh doanh

Hiện nay vẫn còn tồn tại sự bất bình đẵng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc KTTN trong việc sử dụng đát làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nếu như các doanh nghiệp nhà nước sử dụng diện tích đát đai rất lướn, lại không phải trả tiền sử dụng thì các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân lai phải trả tiền thuê đất.Vì vậy cần:

Tất cả các chính sách sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTTN được thành lập có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả đều phải được giải quyết mặt bằng sản xuất kinh doanh theo quy hoạch của thành phố theo phương thức thuê hay chuyển quyền sử dụng đất, được miễn, giảm tiền sử dụng đất... theo quy định của nhà nước

Cần có chính sách miễn giảm thuế chuyển quyền sử dụng đát từ 20-30%cho các dự án đầu tư vào hạ tầng kỷ thuật. Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể được dùng giá trị quyền sử dụng đát và tài sản trên đất để thế chấp vay vốn ngân hàng hay góp cốn cổ phần liên doanh với cá doanh nghiệp trong và ngoài nước

3.8 Chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh

Thông tin về thị trường luôn là một yếu đầu vào của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay đa số các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận rất hạn chế về khả năng tiếp cận nắm bắt, xử lý thông tin thị trường. Do vậy Quận cần phải:

Có cơ chế và phương tiện đảm bảo cho khu vực KTTN được nhận những thông tin cần thiết về pháp luật và chính sách, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận, các thông tin dự báo trung và dài hạn về sự phát trển của các ngành, các sản phẩm, các dự án phát triển của thành phố và đất nước

Cần khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp của tư nhân và hộ kinh doanh và các hiệp hội đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại ở cả thị trường trong và ngoài nước bằng các biện pháp như tổ chức định kỳ các buổi giao lưu tọa đàm giữa các doanh nghiệp trưng bày sản phẩm dịch vụ của mình cũng như có cơ hội tìm kiếm bạn hàng, cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển các hoạt đông tư vấn cho doanh nghiệp về thị trường đầu tư, xây dựng dự án, lao động, kỹ thuật, công nghệ. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển đối với các daonh nghiệp và làng nghề truyền thống, xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : đồ gỗ, mây tre, dệt thảm…về thông tin thị trường, nhu cầu sản phẩm, xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Quản trị: Phát triển Kinh tế tư nhân trên địa bàn Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)