Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu quinalphos lên hoạt tính men ChE

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiên sĩ nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và yếu tố nguy cơ hpv u nhú mũi xoang (Trang 27 - 28)

Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy có sự tương tác giữa nồng độ và thời gian đến sự thay đổi hoạt tính ChE ở não, cơ, mang và gan.

- Não: Hoạt tính ChE ở não sau 1 ngày và 31 ngày bị ức chế đáng kể lần lượt là 85% và 70,7% so với đối chứng (p<0,05). Sau 14 ngày, hoạt tính ChE có chiều hướng phục hồi nhưng không hoàn toàn (p<0,05) nhưng hoạt tính ChE phục hồi hoàn toàn so với đối chứng sau 44 ngày (p>0,05).

- Cơ: Hoạt tính ChE ở cơ sau 1 ngày và 31 ngày bị ức chế đáng kể lần lượt là 91% và 74% so với đối chứng (p<0,05). Tương tự ở não, hoạt tính ChE có biểu hiện phục hồi không hoàn toàn sau 14 ngày (p<0,05). Hoạt tính ChE ở cơ phục hồi hoàn toàn so với đối chứng sau 44 ngày (p>0,05).

- Mang: Hoạt tính ChE ở mang sau 1 ngày và 31 ngày bị ức chế ý nghĩa lần lượt là 85,5% và 68,5% so với đối chứng (p<0,05). Hoạt tính ChE vẫn còn bị ức chế ý nghĩa sau 14 ngày (p<0,05). Hoạt tính ChE ở mang có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn so với đối chứng sau 44 ngày (p>0,05).

- Gan: Hoạt tính ChE ở gan sau 1 ngày và 31 ngày bị ức chế ý nghĩa lần lượt là 78,7% và 60,9% so với đối chứng (p<0,05). Hoạt tính ChE bị ức chế ý nghĩa (69,8%) sau 14 ngày (p<0,05). Hoạt tính ChE ở gan có biểu hiện phục hồi hoàn toàn so với đối chứng sau 44 ngày (p>0,05).

4.6.3 Ảnh hưởng của hoạt chất quinalphos lên tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất cá chép nuôi trong ruộng

a) Tăng trưởng của cá chép

Sau 132 ngày, khối lượng cá ở lô đối chứng (128 g/con) khác biệt có ý nghĩa so với nồng độ chỉ dẫn (58 g/con) (p<0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) ở nồng độ chỉ dẫn (0,39 g/ngày) giảm có ý nghĩa (58%) so với ở đối chứng (0,93 g/ngày) (p<0,05). Tốc độ tăng

trưởng đặc biệt (SGR) ở nồng độ chỉ dẫn (1,59 %/ngày) giảm có ý nghĩa 33% so với lô đối chứng (2,38 %/ngày) (p<0,05).

b) Năng suất và tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống của cá chép là 27% ở lô đối chứng cao hơn có ý nghĩa so với nồng độ chỉ dẫn (18%). Năng suất cá chép đạt 687 kg/ha ở lô đối chứng cao hơn có ý nghĩa so với nồng độ chỉ dẫn (213 kg/ha). Năng suất lúa ở hai nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa, dao động 4,9-5,1 tấn/ha.

Siagain et al. (1989) cho rằng tăng trưởng của cá giảm khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể do sự tổn thương mang từ đó làm giảm chức năng hô hấp liên quan đến tập tính ăn và khả năng sử dụng thức ăn của cá, gây ra sự rối loạn hoạt động sinh lý của cá dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém. Cá tiếp xúc với thuốc sẽ tiêu hao nhiều năng lượng để phục hồi chức năng bình thường của cơ thể.

c) Hiệu quả kinh tế của mô hình

Hiệu quả kinh tế của mô hình cho thấy tổng thu của mô hình lúa- cá có phun thuốc và không phun thuốc dao động 22,66-29,35 triệu đồng/ha (p<0,05). Tổng chi của hai mô hình dao động 22,5-32,9 triệu đồng/ha và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong khi đó, mô hình lúa-cá có phun thuốc và không phun thuốc đều bị lỗ từ 1,9-3,6 triệu đồng/ha (p>0,05).

Nghiên cứu hiện tại cho thấy việc sử dung thức ăn viên cho cá trong thời gian thí nghiệm dẫn đến chi phí cá nói riêng và lúa-cá nói chung cao hơn so với tổng thu nhập của mô hình trong khi giá bán không tăng, kết quả là khi hạch toán kinh tế, mô hình lúa-cá có phun thuốc và không phun thuốc đều không mang lại lợi nhuận.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiên sĩ nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi và yếu tố nguy cơ hpv u nhú mũi xoang (Trang 27 - 28)